Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đánh giá khả năng cung cấp thức ăn cho các loài linh trưởng ăn thực vật tại Vườn Quốc gia Cúc Phương
Căn cứ vào danh mục các loài thực vật làm thức ăn cho linh trưởng đã xác định được theo 3 sinh cảnh nêu trên, có thể nhận định, bộ phận mà các loài linh trưởng sử dụng nhiều nhất là lá cây. Đồng thời, một số bộ phận khác cũng được sử dụng như vỏ cây, hoa, quả.
Căn cứ vào số liệu tính toán tại ba sinh cảnh khác nhau, ta có tổng lượng sinh khối của 37 loài thực vật làm thức ăn cho linh trưởng tại Cúc Phương như sau:
Bảng 9. Bảng tổng hợp sinh khối thực vật làm thức ăn cho linh trưởng
(Đơn vị: Tấn)
STT Sinh khối
thân
Sinh khối cành Sinh khối lá Tổng sinh khối
I 3.141.537,15 628.428,42 34.299,15 4.478.937,17
II 176.261,93 36.990,96 1.436,21
III 373.030,30 84.878,06 2.074,99
Tổng SK thành phần
3.690.829,38 750.297,44 37.810,35
Như vậy có thể thấy, mặc dù tổng sinh khối các loài thực vật làm thức ăn cho linh trưởng là rất lớn, lên tới 4.478.937,17 nhưng phần sinh khối các loài linh trưởng
có thể sử dụng làm thức ăn thường xuyên lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ chiếm xấp xỉ 0,84%. Mật độ sinh khối thức ăn (lá cây) cho linh trưởng xấp xỉ 222,6 tấn/ha.
Để những đánh giá một cách khách quan khả năng cung cấp thức ăn cho linh trưởng của các sinh cảnh khác nhau của Vườn Quốc gia Cúc Phương, chúng tôi tiến hành so sánh với số liệu nghiên cứu về sinh khối thức ăn tại đây với hai khu vực bảo tồn loài linh trưởng khác tại miền bắc là Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình và Khu bảo tồn loài Voọc mũi hếch Khau Ca, Hà Giang. Số liệu để đối chứng so sánh được lấy từ hai đề tài “Nghiên cứu tập tính sinh thái của Wooc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri) làm cơ sở cho bảo tồn và phát triển” do Trần Văn Thụy và cộng sự thực hiện năm 2007 và đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái dinh dưỡng của quần thể Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) ở khu vực khau Ca, tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp bảo tồn” do Nguyễn Thị Lan Anh thực hiện năm 2013. Do diện tích, thành phần loài, đối tượng nghiên cứu có những điểm khác nhau cơ bản, chúng tôi chọn một số chỉ tiêu chung ở cả ba khu vực như mật độ sinh khối thức ăn (tấn/ha), tỉ trọng sinh khối làm thức ăn cho linh trưởng… làm chỉ tiêu so sánh.
Tại khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, sinh cảnh chủ yếu của Linh trưởng là rừng rậm thường xanh thứ sinh trên núi đá vôi, Trần Văn Thụy và cộng sự đã xác định được 19-21 loài làm thức ăn cho Voọc quần đùi trắng tùy điều kiện địa hình. Tại khu vực rừng rậm nhiệt đới thứ sinh thường xanh cây lá rộng trên đá vôi chia cắt mạnh, đã xác định được 21 loài thực vật làm thức ăn cho Voọc quần đùi trắng, sinh khối xanh của quần xã dao động khoảng 95 tấn/ha, thành phần các loài thức ăn của Wooc khoảng 27 tấn/ha trong đó thành phần thức ăn chính là lá và cuống lá chiếm khoảng 2,1 tấn / ha [11] cao hơn không nhiều so với 1,88 tấn/ha tại khu vực núi đá vôi tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Sự chênh lệch này là có thể lý giải được. Theo đánh giá ban đầu của chúng tôi, tỉ lệ cây gỗ có DBH dưới 10 cm tại Vườn Quốc gia Cúc Phương chỉ chiếm từ 5-10% tổng số cây đo đếm được trong các ô tiêu chuẩn trong khi đó, theo Trần Văn Thụy và cộng sự, tại Vân Long, hầu hết các loài cây gỗ trong quần xã đều có đường kính ngang ngực dưới 10cm, mật độ cá thể tái sinh khá dày với
các cá thể có bộ lá xanh quanh năm. Về mặt lý thuyết, một hệ sinh thái rừng đang tái sinh mạnh sẽ luôn có tỉ lệ sinh khối lá cao hơn một hệ sinh thái tự nhiên đã phát triển ổn định như tại Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Tại khu vực Khu bảo tồn loài Khau Ca, Hà Giang, Nguyễn Thị Lan Anh năm 2013 đã xác định được 32 loài thực vật làm thức ăn cho Voọc mũi hếch, là loài linh trưởng quan trọng được bảo vệ tại đây. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xác định tổng lượng thức ăn tiềm năng của sinh cảnh cho Voọc mũi hếch khoảng 1381 tấn, lượng thức ăn hữu hiệu khoảng 138 tấn/1 năm, tức khoảng trên 10 tấn /1 tháng. Một ngày vùng sống của Wooc mũi hếch có khả năng cung cấp thấp nhất 0,3 tấn thức ăn. Lượng thức ăn dao động theo mùa, tập trung cao nhất vào mùa có phổ ra hoa và quả, thấp nhất trong mùa ít mưa và lạnh. Tại khu vực rừng ít bị tác động trên núi đá Vôi, sinh khối của các loài cây thức ăn của Wooc khoảng 63,266 tấn/ha, sinh khối lá 0, 899 tấn / ha. Tại khu vực rừng rậm thường xanh nguyên sinh cây lá rộng trên sườn và lòng chảo caxtơ, tổng sinh khối lá của các loài cây thức ăn của Voọc mũi hếch trong sinh cảnh này đạt 2,367 tấn /ha [1].
Từ các phép so sánh trên, có thể nhận định, tiềm năng cung cấp nguồn thức ăn và sinh cảnh cho các loài linh trưởng ăn thực vật tại Vườn Quốc gia Cúc Phương là rất lớn so với các khu bảo tồn thiên nhiên khác. Mặc dù tại đây, hệ sinh thái đã phát triển đến mức độ ổn định nhưng tỉ lệ, mật độ sinh khối thức ăn cho linh trưởng ăn thực vật không thấp hơn nhiều so với hai khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long và khu bảo tồn loài Khau Ca, là hai khu bảo tồn mà các hệ sinh thái rừng thứ sinh, tái sinh đang chiếm ưu thế. Hơn nữa, tại Cúc Phương, tổng diện tổng diện tích sinh cảnh cho các loài linh trưởng ước tính 20.124,61 ha chiếm tới 89,8% tổng diện tích, ít bị chia cắt là điều kiện lý tưởng để bảo vệ, bảo tồn và phục hồi các loài linh trưởng trong môi trường sống tự nhiên.