HỢP CHẤT CỦA NHÔM

Một phần của tài liệu LÍ THUYẾT TỰ LUYỆN 6 ĐIỂM HỮU CƠ + VÔ CƠ (Trang 56 - 61)

ĐÁP ÁN ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

CHƯƠNG 6. KIM LOẠI NHÓM IA –IIA- NHÔM

V. HỢP CHẤT CỦA NHÔM

1. Nhôm oxit: Al2O3

- Là chất rắn màu trắng, không tan trong nước.

- Trong vỏ quả đất, Al2O3 tồn tại ở các dạng sau:

+ Tinh thể Al2O3 khan là đá quý rất cứng: corindon trong suốt, không màu.

+ Đá Rubi (hồng ngọc): màu đỏ

+ Đá Saphia: màu xanh. (Có lẫn TiO2 và Fe3O4) + Emeri (dạng khan) độ cứng cao làm đá mài

* Tính chất hoá học:

- Al2O3 là hợp chất rất bền: Al2O3 là hợp chất ion, ở dạng tinh thể nó rất bền về mặt hoá học.

- Al2O3 là chất lưỡng tính:

+ Tác dụng với axit mạnh: HCl, HNO3,…

Ví dụ: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O + Tác dụng với các dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH....

VD: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O 2. Nhôm hidroxit: Al(OH)3.

a) Kém bền với nhiệt: 2Al(OH)3 t0 Al2O3 + 3 H2O b) Là hợp chất lưỡng tính

- Tác dụng với axit mạnh: HCl, HNO3,…

VD: 3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O - Tác dụng với các dung dịch bazơ mạnh :

VD: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O 3. Nhôm sunfat: Al2(SO4)3.

- Quan trọng là phèn chua:

Công thức hoá học: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O

- Phèn chua được dùng trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu, làm trong nước ...

- dd Al2(SO4)3 có pH< 7, môi trường axit.

B-TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chất có thể dùng để làm mềm nước cứng toàn phần là

A. HCl. B. H2SO4. C. CaCl2. D. Na2CO3. Câu 2: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp

A. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.

B. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.

C. điện phân NaCl nóng chảy.

D. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.

Câu 3: Chất nào sau đây không có khả năng dẫn điện?

A. NaCl rắn khan. B. NaCl nóng chảy. C. NaOH trong nước. D. NaOH nóng chảy.

Câu 4: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là

57

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 5: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là

A. KNO3. B. FeCl3. C. BaCl2. D. K2SO4. Câu 6: Phản ứng nhiệt phân không đúng là

A. 2KNO3 t0 2KNO2 + O2. B. NaHCO3 t0 NaOH + CO2.

C. NH4Cl t0 NH3 + HCl. D. NH4NO2 t0 N2 + 2H2O.

Câu 7. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là A. Be, Na, Ca. B. Na, Ba, K. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K.

Câu 8: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh ( pH > 7 ) là

A. FeCl3. B. K2SO4. C. Na2CO3. D. Al2(SO4)3.

Câu 9: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có tính khử mạnh nhất là

A. Na. B. Cs. C. K. D. Rb.

Câu 10: Cho dung dịch HCl vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy

A. không có hiện tượng gì. B. có bọt khí thoát ra.

C. có kết tủa trắng. D. có kết tủa trắng và bọt khí.

Câu 11: Chất có tính lưỡng tính là

A. KOH. B. KHCO3. C. KNO3. D. KCl.

Câu 12: Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. Na2O và H2O. B. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2. C. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl. D. dung dịch NaOH và Al2O3.

Câu 13: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra

A. sự khử ion Cl-. B. sự oxi hoá ion Cl-. C. sự oxi hoá ion Na+. D. sự khử ion Na+.

Câu 14: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 15: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 16: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA làA. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO.

Câu 17: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA làA. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO.

Câu 18: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là

A. 1s22s2 2p6 3s2. B. 1s22s2 2p6. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p6 3s23p1. Câu 19: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là

A. Sr, K. B. Na, Ba. C. Be, Al. D. Ca, Ba.

Câu 20: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong

A. nước. B. rượu etylic. C. dầu hỏa. D. phenol lỏng.

Câu 21: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí

A. NH3, O2, N2, CH4, H2 B. N2, Cl2, O2, CO2, H2 C. NH3, SO2, CO, Cl2 D. N2, NO2, CO2, CH4, H2

Câu 22: Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 23: Quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử thành Na?

A. Điện phân NaCl nóng chảy. B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước C. Điện phân NaOH nóng chảy. D. Điện phân Na2O nóng chảy

Câu 24: Quá trình nào sau đây, ion Na+ bị khử thành Na?

A. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl. B. Điện phân NaCl nóng chảy.

C. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl. D. Dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3. Câu 25: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra:

A. sự khử ion Na+. B. Sự oxi hoá ion Na+. C. Sự khử phân tử nước. D. Sự oxi hoá phân tử nước Câu 26: Trong quá trình điện phân dung dịch KBr, phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực dương?

A. Ion Br bị oxi hoá. B. ion Br bị khử. C. Ion K+ bị oxi hoá. D. Ion K+ bị khử.

Câu 27: Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ở catôt thu được

A. Na. B. NaOH. C. Cl2. D. HCl.

58 Câu 28: Trường hợp không xảy ra phản ứng với NaHCO3 khi :

A. tác dụng với kiềm. B. tác dụng với CO2. C. đun nóng. D. tác dụng với axit HCl.

Câu 29: Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là

A. NaCl. B. NaHSO4. C. Ca(OH)2. D. HCl.

Câu 30: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là

A. Na. B. Ba. C. Be. D. Ca.

Câu 31: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion

A. Cu2+, Fe3+. B. Al3+, Fe3+. C. Na+, K+. D. Ca2+, Mg2+. Câu 32: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

A. Na2CO3 và HCl. B. Na2CO3 và Na3PO4. C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. NaCl và Ca(OH)2.

Câu 33: Cho các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3. Hiđroxit có tính bazơ mạnh nhất là A. NaOH. B. Mg(OH)2. C. Fe(OH)3. D. Al(OH)3.

Câu 34: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Ba(HCO3)2tác dụng với dung dịch A. HNO3. B. HCl. C. Na2CO3. D. KNO3.

Câu 35: Dung dịch trong một cốc có m mol Ca2+, n mol Mg2+, x mol Cl và y mol HCO3

, biểu thức liên hệ giữa m, n, x và y là:

A. m + n = x + y. B. m + 2n = 2x + y. C. 2m +2 n = x + y. D. m + n = 0,5x + 0,5y.

Câu 36: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có

A. kết tủa trắng xuất hiện. B. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.

C. bọt khí bay ra. D. bọt khí và kết tủa trắng.

Câu 37: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch

A. KCl. B. CaCl2. C. NaNO3. D. KOH.

Câu 38: Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch Na2CO3 tạo kết tủa ? A. KCl. B. Ba(NO3)2. C. NaCl. D. KNO3. Câu 39: Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch CaCl2 ?

A. NaCl. B. NaNO3. C. Na2CO3. D. HCl.

Câu 40: Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch Ba(NO3)2 ?

A. NaCl. B. HCl. C. K2CO3. D. NaNO3. Câu 41: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là

A. NaOH. B. Na2CO3. C. BaCl2. D. NaCl.

Câu 42: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là

A. Ca(HCO3)2. B. BaCl2. C. AlCl3. D. CaCO3. Câu 43: Chất có khả năng làm mềm nước có tính cứng toàn phần là

A. Ca(NO3)2. B. NaCl. C. Na2CO3. D. CaCl2. Câu 44: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là

A. NaNO3. B. CuCl2. C. Ba(NO3)2. D. (NH4)2SO4. Câu 45: Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là A. Na2CO3. B. MgCl2. C. KHSO4. D. NaCl.

Câu 46: Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng:- X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy- X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối- Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội.X, Y, Z, T theo thứ tự là: A. Al; Na; Cu; Fe B. Na; Fe; Al; Cu C. Na; Al; Fe; Cu D. Al; Na; Fe; Cu

Câu 47. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là : A. thạch cao sống B. đá vôi C. thạch cao nung D. thạch cao khan

Câu 48. Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hóa học của phèn chua là :

A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O B. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Li2SOơ4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 49. Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là:

59

A. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3 B. NaOH, Na3PO4, Na2CO3 C. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3 D. HCl, NaOH, Na2CO3

Câu 50. Dãy gồm các kim loại đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là A. Na, K, Ca, Ba. B. Li, Na, K, Rb. C. Li, Na, K, Mg. D. Na, K, Ca, Be.

Câu 51. Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:

A. Na, K, Ba B. Mg, Ca, Ba C. Na, K , Ca D. Li , Na, Mg Câu 52. Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-

, Cl-,SO42-

. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là A. Na2CO3 B. HCl C. H2SO4 D. NaHCO3

Câu 53. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch là

A. AlCl3. B. CuSO4. C. Fe(NO3)3. D. Ca(HCO3)2. Câu 54. Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 là:

A. NaCl, Na SO ,Ca(OH)2 4 2 B. Na SO ,Ca(OH) , HNO2 4 2 3

C. Na SO , NaCl, HNO2 4 3 D. HNO3, Ca(OH)2, KNO3. Câu 55. Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y → Al.

Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là các chất nào sau đây?

A. NaAlO2 và Al(OH)3. B. Al(OH)3 và NaAlO2. C. Al(OH)3 và Al2O3. D. Al2O3 và Al(OH)3

Câu 56. Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cừng này có hòa tan những hợp chất nào sau đây?

A. CaSO4, MgCl2. B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. C. Mg(HCO3)2, CaCl2. D. Ca(HCO3)2, MgCl2.

Câu 57. Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là

A. KNO3 và Na2CO3 B. Ba(NO3)2 và Na2CO3 C. Na2SO4 và BaCl2 D. Ba(NO3)2 và K2SO4 Câu 58. Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ở catot thu được

A. Na. B. NaOH. C. Cl2. D. HCl.

Câu 59. Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. K2O và H2O. B. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2. C. dung dịch NaOH và Al2O3. D. Na và dung dịch KCl.

Câu 60. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là A. Na, Fe, K. B. Na, Cr, K. C. Na, Ba, K. D. Be, Na, Ca.

Câu 61. Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là A. NaCl. B. NaHSO4. C. Ca(OH)2. D. HCl.

Câu 62. Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là

A. Na. B. Ba. C. Be. D. Ca.

Câu 63. Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là A. nhiệt phân CaCl2. B. điện phân CaCl2 nóng chảy.

C. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2. D. điện phân dung dịch CaCl2. Câu 64. Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:

A. NaOH, HCl. B. Na2SO4, KOH. C. KCl, NaNO3. D. NaCl, H2SO4. Câu 65. Thành phần chính của quặng boxit là

A. FeCO3. B. Fe3O4. C. Al2O3.2H2O. D. FeS2.

Câu 66. Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là A. NH3. B. HCl. C. NaOH. D. KOH.

Câu 67. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH ?

A. FeCl3. B. Al(OH)3. C. NaCl. D. Al2O3. Câu68. Nhận xét nào sau đây không đúng ?

A. Các kim loại kiềm đều mềm và nhẹ.

B. Các kim loại kiềm đều có tính khử mạnh.

C. Các nguyên tử kim loại kiềm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.

60 D. Các kim loại kiềm đều có nhiệt độ nóng chảy rất cao.

Câu 69. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?

A. Al(OH)3. B. NaHCO3. C. Al2O3. D. Na2CO3. Câu 70. Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Điện phân

1 2 co màng ngăn 2 3 2

2 4 3 2 3 2

X H O X X H

X X BaCO K CO H O

     

     Hai chất X2, X4 lần lượt là:

A. KOH, Ba(HCO3)2 B. NaOH, Ba(HCO3)2 C. KHCO3, Ba(OH)2 D. NaHCO3, Ba(OH)2 Câu 71. Cho dãy chuyển hóa sau: XCO2H O2 YNaOH X

Công thức của X là

A. NaOH B. Na2CO3 C. NaHCO3 D. Na2O.

Câu 72. Cho dãy các chất: Al2O3, KOH, Al(OH)3, CaO. Số chất trong dãy tác dụng với H2O

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 73. Cho dãy các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng với dung dịch HCl là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 74: Cho một mẩu Ba vào dung dịch FeCl3. Hiện tượng quan sát được là:

A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ B. Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh C. Có bọt khí không màu thoát ra

D. Có bọt khí không màu thoát ra và xuất hiện kết tủa nâu đỏ

Câu 75: Hiện tượng hình thành thạch nhũ trong hang động và xâm thực của nước mưa vào đá được giải thích bằng PTHH nào dưới đây?

A. CaO + H2O → Ca(OH)2

B. CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2

C. Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2

D. CaCO3 + 3CO2 + Ca(OH)2 + H2O → 2Ca(HCO3)2

Câu 76: Cho dung dịch chất X vào dung dịch chất Z đến dư thấy có kết tủa keo trắng, sau đó tan. Cho dung dịch chất Y vào dung dịch chất Z đến dư thấy tạo thành kết tủa keo trắng không tan. Cho dung dịch chất X vào dung dịch chất Y không có phản ứng xảy ra. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. Na2CO3, NaAlO2, AlCl3 B. AlCl3, NaAlO2, NaOH C. NaAlO2, AlCl3 , HCl D. HCl, AlCl3, NaAlO2. Câu 77: Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-

, Cl-, SO2-4. Chất làm mềm mẫu nước cứng trên

A. HCl B. NaHCO3 C. Na3PO4 D. BaCl2

Câu 78: Khi nói về kim loại kiềm thổ, phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Các kim loại canxi và stronti có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

B. Từ beri đến bari khả năng phản ứng với H2O giảm dần.

C. Phương pháp cơ bản để điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân muối clorua nóng chảy của chúng D. Khi đốt nóng, các kim loại kiềm thổ đều bốc cháy trong không khí

Câu 79: Phát biếu nào sau đây là sai ?

A. Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa + 1

B. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm (từ liti đến xesi) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

C. Kim loại kiềm dùng đế điều chế một số kim loại khác bằng phương pháp thủy luyện.

D. Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

Câu 80: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Nước đó thuộc loại nước A. có độ cứng tạm thời. B. có độ cứng vĩnh cừu. C. có độ cứng toàn phần. D. là nước mềm

61

Câu 81: Hỗn hợp X gồm kim loại kiềm M và một kim loại hoá trị (II) M' . Cho X vàọ nước thấy các kim loại tan hoàn toàn và tạo thành dung dịch Y. Thêm dung dịch HCl vào dung dịch Y thây xuât hiện kêt tủa. Hai kim loại trên có thể là các kim loại nào trong các kim loại sau:

A. Na và Ca B. K và Mg C. Na và Zn D. K và Al

Câu 82: Cho hỗn hợp gồm Al, BaO và Na2CO3 (có cùng số mol) vào nước dư thu được dung dịch X và chất kết tủa Y. Chất tan trong dung dịch X là:

A. Ba(AlO2)2 và Ba(OH)2. B. NaAlO2 C. NaOH và NaAlO2. D. NaOH và Ba(OH)2.

Câu 83: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: CaO X CaCl2 Y Ca(NO3)2 Z CaCO3 Công thức của X, Y, Z lần lượt là:

A. HCl, HNO3, CO2 B. Cl2, HNO3, CO2 C. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3 D. Cl2, AgNO3, MgCO3

Câu 84: Một mẫu khí thải có chứa CO2, NO2, N2 và SO2 được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Trong bốn khí đó,

số khí bị hấp thụ là A. 3 B. 4 C. 1 D. 2

ĐÁP ÁN NHÓM KIM LOẠI KIỀM VÀ KIỀM THỔ

1D 16C 31D 46D 61C 76D 91 106

2A 17D 32B 47A 62C 77C 92 107

3A 18C 33A 48C 63B 78B 93 108

4D 19D 34C 49B 64A 79C 94 5B 20C 35C 50B 65C 80A 95 6B 21A 36A 51A 66A 81C 96 7B 22A 37B 52A 67C 82C 97 8C 23B 38B 53A 68D 83C 98 9B 24B 39C 54B 69D 84A 99

10B 25A 40C 55C 70A 85 100

11B 26A 41C 56B 71B 86 101

12B 27A 42A 57B 72B 87 102

13D 28B 43C 58A 73B 88 103

14B 29C 44B 59B 74D 89 104

15D 30C 45A 60C 75B 90 105

Một phần của tài liệu LÍ THUYẾT TỰ LUYỆN 6 ĐIỂM HỮU CƠ + VÔ CƠ (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)