Phương án cả nước chỉ có một mạng đơn tần duy nhất

Một phần của tài liệu Xây dựng mạng đơn tần trong truyền hình số mặt đất (Trang 99 - 103)

CHƯƠNG 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ THIẾT LẬP MẠNG ĐƠN TẦN Ở VIỆT NAM

5.2 Xây dựng mạng đơn tần cho Việt Nam

5.2.1 Phương án cả nước chỉ có một mạng đơn tần duy nhất

Đây là một phương án thật sự tận dụng thế mạnh hệ phát của Châu Âu.

Mạng phát này đảm nhận phát các chương trình quốc gia (có thể tới 4 hoặc 5 chương trình) trên một máy phát số.

Ưu điểm của phương án này:

- Mọi máy thu mọi vùng của đất nước thu cùng một tần số.

- Khi thu lưu động trên ôtô, tàu hoả, tàu thủy không cần phải chỉnh lại kênh sóng trong suốt hành trình giao thông.

- Mở ra khả năng và thuận lợi cho các dịch vụ khác: Teletext, Internet và điện thoại di động, vv...

- Xây dựng mạng với các trạm phát số khá đồng nhất về cấu hình máy phát, ngoại trừ công suất, độ cao tháp anten và cấu hình của hệ thống anten phát có thể khác nhau.

- Lựa chọn kênh phát số không khó khăn.

- Tài nguyên về tần số sẽ dôi dư cho phát triển mạng hoặc triển khai các dịch vụ khác sau này của quốc gia.

Nhược điểm của phương án này:

- Không ghép các chương trình của các địa phương vào dòng truyền tải đa chương trình này để cùng phát.

- Số lượng các trạm phát số phải tăng để thoả mãn với các điều kiện của thu phát số.

- Vẫn phải có một mạng phát số riêng cho đài địa phương.

- Toàn mạng phải đồng bộ nhờ tín hiệu GPS.

5.2.2 Phương án sử dụng mạng đa tần cho cả phát chương trình quốc gia và phát chương trình địa phương

Phương án này không sử dụng mạng đơn tần. Tất cả các máy phát phát tại các kênh khác nhau. Phương án này Vương quốc Anh sử dụng (81 trạm).

Ưu điểm của phương án này:

- Không phải đồng bộ cho các máy phát bằng tín hiệu GPS.

- Mỗi máy phát có thể ghép thêm hoặc bớt dễ dàng các chương trình truyền hình tuỳ theo nhu cầu của nhà quản lý và nhu cầu xem của từng vùng.

Nhược điểm của phương án này:

- Mạng phát hình sẽ quá nhiều kênh sóng, phải bố trí rất chi ly mới không gây can nhiễu giữa số sang số, giữa số sang analog và giữa analog sang số.

- Khi thu lưu động trong suốt hành trình phải liên tục chỉnh kênh thu sóng.

- Số lượng các trạm phát quá nhiều.

- Tài nguyên tần số dải VHF và UHF sẽ tận dụng hết cho mạng phát hình.

5.2.3 Phương án mạng đơn tần diện rộng cho phát chương trình quốc gia cùng mạng đơn tần diện hẹp cho địa phương

Đây là phương án các mạng đơn tần cùng tồn tại. Một mạng đơn tần diện rộng (chế độ phát 8k) để phát các chương trình quốc gia. Các mạng đơn tần diện hẹp (chế độ phát 2k) giành cho các địa phương.

Ưu điểm của phương án này:

- Không bị hạn chế phát chương trình địa phương, nếu có tới 4 chương trình cũng có mạng riêng để phát.

- Mạng phát chương trình quốc gia độc lập với mạng phát của các địa phương.

Nhược điểm của phương án này:

- Số lượng các trạm phát cũng cần nhiều. Tuy nhiên không nhiều như mạng phát đa tần.

- Có địa phương không đủ chương trình để hình thành mạng phát, gây ra lãng phí tài nguyên tần số.

5.2.4 Phương án mạng đa tần phát chương trình quốc gia cùng mạng đơn tần diện hẹp cho địa phương

Phương án mạng đa tần phát các chương trình quốc gia. Các địa phương phát chương trình của mình bằng mạng đơn tần diện hẹp.

Ưu điểm của phương án này:

- Không phải đồng bộ cho mạng đa tần của quốc gia.

- Các máy phát (phát chương trình quốc gia) có công suất, số lượng anten và độ cao tháp anten tuỳ theo yêu cầu phủ sóng rộng hay hẹp của từng vùng.

Nhược điểm của phương án này:

- Phải phân kênh cho mạng phát chương trình quốc gia không khác gì mạng phát analog hiện nay.

- Khi thu các chương trình quốc gia bằng máy thu lưu động, qua từng vùng máy thu phải chỉnh lại kênh thu.

Phương án này cũng không khác mấy phương án 5.2.2 hình thành hai mạng đa tần cho phát các chương trình quốc gia và phát các chương trình địa phương.

5.2.5 Phương án mạng đơn tần diện rộng phát chương trình quốc gia cùng mạng đa tần cho địa phương

Ưu điểm của phương án này:

- Thu di động chương trình quốc gia tốt.

- Chương trình của từng địa phương là độc lập nhau.

Một phần của tài liệu Xây dựng mạng đơn tần trong truyền hình số mặt đất (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)