NĂNG SUẤT SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI SINH VẬT
II. MỘT VÀI ĐẶC TRƯNG SINH HỌC CÁ BIỂN TRONG VÙNG NƯỚC TRỒI MẠNH NAM TRUNG BỘ
2. Đánh giá tác động dị thường của một số yếu tố hải dương đến phân bố cá
Một trong các yếu tố hải dương biểu hiện và chỉ thị quan trọng cho sự tác động của hiện tượng nước trồi đến nguồn lợi cá là cấu trúc nhiệt - muối của lớp tựa đồng nhất tầng mặt và lớp đột biến dưới tầng mặt biển. Cấu trúc nhiệt - muối của các lớp này phản ánh rõ xu thế hoạt động mạnh của DTMVBNTB vào mùa gió Tây Nam và sự suy yếu của chúng vào mùa gió Đông Bắc (xem hình 4.10 và 4.12).
Nếu so sánh sự biến động cấu trúc nhiệt - muối nói trên với phân bố cá vào 2 mùa gió, có thể nhận thấy:
Vào mùa gió Tây Nam, dòng trồi phát triển mạnh đã đẩy lớp đột biến nhiệt - muối tiến vào gần bờ và nâng cao tới gần mặt biển, nước có nhiệt độ thấp và độ muối cao từ độ sâu 70 - 80m sẽ hướng vào bờ và trồi lên gần mặt biển. Chính điều này sẽ tạo ra dị thường nhiệt - muối và chất dinh dưỡng ở vùng trồi. Hiệu ứng sinh thái của chúng là tạo ra sự tập trung cá với mật độ cao ở lớp biên trong của vùng nước trồi, sản lượng cá đạt 500 - 1000mkg/giờ kéo lưới ở độ sâu 30 - 50m (Hình 4.9 và 4.10).
Vào mùa gió Đông Bắc, dòng trồi có xu thế yếu dần, lớp đột biến nhiệt - muối lùi xa bờ và cắm sâu ở độ sâu 70 - 90m. Hoàn lưu nước thẳng đứng thuận chiều kim đồng hồ ở dưới lớp đột biến nhiệt - muối và ngược chiều kim đồng hồ ở lớp tựa đồng nhất tầng mặt biển. Hiệu ứng sinh thái của chúng và
Hình 4.10: Phân bố sản lượng cá (kg/giờ) quan hệ với nhiệt và muối.
Tại mặt cắt A vào mùa gió mùa Tây Nam (Tháng 5-10)
thu hút cá di chuyển xa bờ và tập trung với mật độ rất cao (trên 100kg/giờ kéo lưới) ở độ sâu 100-130m (Hình 4.11 và 4.12).
Phân bố một số nhóm loài cá ưu thế (cá Nục sò, Nục đỏ, Mối, Hanh vàng) vào 2 mùa gió, cũng phản ánh xu thế phân bố sản lượng chung của cá được trình bày trên.
Cá Đé (Ilisha), cá Trích (Sardinella) và cá Cơm (Stolephorus) là cá nổi, nên việc đánh giá phân bố của chúng rất khó khăn đối với nghề giã cào.
Chúng tôi chỉ có thể dẫn kết quả thống kê đánh bắt chúng ở ven bờ Nha Trang, Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết vào 2 mùa gió: Vào mùa gió Tây Nam, nước trồi phát triển mạnh đã tạo ra nguồn thức ăn phong phú xung quanh khu vực DTMVBNTB, dẫn đến các nhóm loài cá Đé, Trích, Cơm tập trung cao ở vùng này (sản lượng đánh bắt vào mùa này đạt 700 - 1500 tấn ở mỗi địa phương). Vào mùa gió Đông Bắc, khi hiện tượng nước trồi suy yếu, cá di chuyển khỏi vùng này, sản lượng đánh bắt trong mùa này thường dưới 100 tấn ở mỗi địa phương.
Để thấy rõ hơn tác động dị thường của nhiệt độ nước do DTMVBNTB gây ra đối với sự phân bố cá, chúng tôi xem xét vị trí xuất hiện cá Hanh vàng phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí của lưỡi nước tầng mặt 250C trong tháng 7.1979 và 7.1980: Vào tháng 7.1979, đường đẳng nhiệt 250C tiến sâu xuống dưới đảo Phú Quý đã kéo theo sự xâm nhập sâu của cá Hanh vàng vào vùng này; còn vào tháng 7.1980, đường đẳng nhiệt 250C lùi xa về phía bắc đã kéo theo cá Hanh vàng cũng lùi về phía bắc.
Tác động dị thường và của yếu tố nhiệt - muối do DTMVBNTB gây ra đối với tính đa dạng sinh học:
Vào mùa gió Tây Nam, nước trồi phát triển mạnh vào các tháng 7 - 8 hàng năm [4], nước có độ muối cao 33,5 - 34,4‰ ở dưới lớp đột biến nhiệt - muối tiến vào gần bờ và nâng lên gần mặt biển, lớp tựa đồng nhất tầng mặt giảm từ 50m xuống 20m [4], lượng muối dinh dưỡng được gia tăng đáng kể ở tầng ưu quang (PO4-P = 3,6 - 7,44 μg/l; NO2-N = 1,4 - 5,88μ/l) [4], năng suất sinh học đạt giá trị cao và hậu quả cuối cùng là tính chọn lọc thích nghi của các loài cá chỉ cho thấy tồn tại các chủng quần cá có chỉ số đa dạng loài thấp và kém ổn định ở vùng tâm nước trồi (chỉ số đa dạng H = 3,21).
Vào mùa gió Đông Bắc, dòng trồi suy yếu dần, các quá trình động lực và sinh học ngược lại với mùa gió Tây Nam, các chủng quần cá có chỉ số đa dạng loài cao hơn và ổn định hơn ở vùng trước đây là tâm nước trồi.