Đánh giá tác động dị thường của một số yếu tố hải dương đến đặc tính sinh học cá

Một phần của tài liệu Ebook hiện tượng nước trồi trong vùng biển việt nam phần 2 bùi hồng long (chủ biên) (Trang 78 - 83)

NĂNG SUẤT SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI SINH VẬT

II. MỘT VÀI ĐẶC TRƯNG SINH HỌC CÁ BIỂN TRONG VÙNG NƯỚC TRỒI MẠNH NAM TRUNG BỘ

3. Đánh giá tác động dị thường của một số yếu tố hải dương đến đặc tính sinh học cá

Do hiệu ứng sinh thái của DTMVBNTB tạo nên vùng nước có dị thường nhiệt độ thấp và độ muối cao vào mùa gió Tây Nam, dẫn đến các đặc trưng sinh học của cá cũng thể hiện tính chất dị thường so với bức tranh chung của cá toàn vùng ven biển Việt Nam.

Để so sánh tính chất dị thường của các đặc trưng sinh học cá biển sống ở vùng biển chịu tác động mạnh của DTMVBNTB và vùng ít chịu tác động của chúng, chúng tôi tiến hành thu mẫu đối chứng ở vùng Ninh Thuận - Bình Thuận (vùng chịu tác động của DTMVBNTB) với vùng biển Rạch Giá - Kiên Giang (vùng ít chịu tác động DTMVBNTB).

Hình 4.11: Phân bố vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc (Tháng 4-11)

V sinh trưởng

Kết quả ước tính các thông số sinh trưởng cho một số loài cá thuộc 2 vùng đối chứng như sau:

Phân loại LK t0

Stolephour indicus 154 0,814 -0,112

(150) (0,643) (-0,216)

Leiognanathus equilus 235 0,675 -0,287

(245) (0,578) (-0,324)

Selaroides leptolepis 237 0,867 -0,125

(228) (0,685) (-0,129)

Saurida tumbil 425 0,365 -0,243

(461) (0,306) (-0,416)

Saurida undosquamis 468 0,425 -0,265

(477) (0,304) (-0,278)

Rastrelliger kanagurta 345 1,342 -0,254

(353) (1,578) (-0,365)

Priacanthus 287 0,367 -0,234

(275) (0,324) (-0,207)

Ghi chú: Các giá trị trong dấu ngoặc đơn tương ứng cho vùng biển Ninh Thuận - Bình Thuận. Các giá trị ngoài dấu ngoặc đơn là cho vùng biển Rạch Giá - Kiên Giang.

Những kết quả đánh giá thông số sinh trưởng cho thấy sự khác biệt rõ rệt về tốc độ sinh trưởng (biểu hiện ở giá trị K) và thời gian hình thành vảy (biểu hiện ở giá trị t0). Cá sống ở vùng Ninh Thuận - Bình Thuận có giá trị K thường nhỏ hơn vùng Rạch Giá - Kiên Giang. Điều đó có thể là một gợi ý cần tiếp tục nghiên cứu về vai trò dị thường nhiệt độ thấp của DTMVBNTB đã

góp phần làm tốc độ sinh trưởng cá vùng này chậm hơn vùng Rạch Giá - Kiên Giang. Kết quả xem xét khối lượng lớn các vân sinh trưởng trên vảy của một số loài cá cũng cho thấy, các vòng vân sinh trưởng trên vảy cá ở vùng DTMVBNTB rõ hơn cùng loại cá sống ở vùng Rạch Giá - Kiên Giang.

V sinh sn

Các tài liệu nghiên cứu về đặc tính sinh sản của cá vùng DTMVBNTB còn tương ứng đối ít, do đó rất khó khăn đánh giá hiệu ứng sinh thái của DTMVBNTB đối với mùa sinh sản, sức sinh sản và mức bổ sung trữ lượng đàn cá khai thác.

Một số dẫn liệu sinh sản trình bày trong các công trình [3, 4, 6, 7, 8, 9]

cho thấy: Phần lớn cá sống ở vùng nước trồi sinh đẻ vào 2 thời kỳ chính trong năm. Thời kỳ cuối gió mùa Đông Bắc (tháng 2 - 4) là thời kỳ sinh sản của phần lớn cá đáy và gần đáy, thời kỳ gió mùa Tây Nam phát triển mạnh (tháng 6 - 8) là thời kỳ sinh sản của cá nổi. Vùng nước trồi là một trong những bãi đẻ chủ yếu của cá biển nước ta. Phần lớn các loài cá thích nghi với tập tính đẻ trứng nổi trong vùng nước trồi. Tuy vậy, do tính chất bất ổn định của DTMVBNTB và tác động dị thường của các yếu tố hải dương đã gây ra sự biến động mạnh tỷ lệ sống sót của ấu trùng cá.

V thành phn thc ăn ca cá

Kết quả so sánh thành phần thức ăn trong cơ quan tiêu hoá của cá sống ở vùng DTMVBNTB (Ninh Thuận - Bình Thuận) với cá sống ở vùng ít chịu tác động của dòng nước trồi (ven biển Trà Vinh) chỉ ra rằng:

Cá sống ở vùng DTMVBNTB thể hiện ưu thế ăn thực vật (chiếm 30%), ăn động vật nổi (chiếm 45%), ăn động vật giáp xác và cá (chiếm 15%). Điều này thể hiện tính ưu thế của vùng nước trồi rất giàu về thực vật và động vật nổi.

Cá sống ở vùng ít chịu tác động của dòng nước trồi, biểu hiện tính ưu thế ăn mùn bã (chiếm 47%) và ăn động vật nổi (chiếm 23%).

Nhận xét chung

Hiệu ứng sinh thái của DTMVBNTB đối với nguồn lợi cá thể ở nhiều mặt khác nhau, trong đó cần quan tâm đến tác động dị thường nhiệt - muối, sự tồn tại và biến động lớp đột biến nhiệt - muối gần đáy biển do dòng nước trồi gây ra.

Các nhóm loài cá ưu thế ở vùng DTMVBNTB thuộc về họ cá Trỏng, Trích, Thu - Ngừ, Khế, Miễn Sành, Mối. Đó là những họ cá có sản lượng cao trong vùng DTMVBNTB. Tuy nhiên, do quá trình hình thành, quy mô tồn tại và cường độ hoạt động của DTMVBNTB, các loài cá ưu thế ở vùng DTMVBNTB cũng thường gặp ở các vùng ven biển nước ta.

Hình 4.12: Phân bố sản lượng cá (kg/giờ) quan hệ với nhiệt – muối tại mặt cắt A vào gió mùa Đông Bắc (Tháng 11-4)

Phân bố cá nói chung và một số loài ưu thế nói riêng ở vùng DTMVBNTB cho thấy: Chúng tập trung với mật độ cao và biến động theo đới front nhiệt - muối do hiện tượng nước trồi gây ra. Vào mùa gió Tây Nam, khi nước trồi phát triển, cá biển và đới front nhiệt - muối cùng có xu hướng tiến vào gần bờ (độ sâu 40 - 50m). Vào mùa gió Đông Bắc, khi nước trồi suy yếu dần, cá biển và đới front nhiệt - muối có hướng ngược lại với gió Tây Nam.

Tác động dị thường nhiệt độ thấp có ảnh hưởng nhất định đến tốc độ sinh trưởng và cấu trúc các vòng sinh trưởng trên vảy cả một số loài cá. Phần lớn các loài cá sống trong vùng nước trồi có đặc điểm sinh sản từng đợt kéo dài trong năm, đẻ trứng nổi và ăn sinh vật nổi là chủ yếu.

Từ những dẫn liệu nói trên, chúng tôi đề nghị tiếp tục đầu tư nghiên cứu sâu để dự báo sự xuất hiện và biến động đới front nhiệt - muối gần đáy biển (do DTMVBNTB tạo ra) trong sự tương quan với phân bố, tập trung cá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bakus G. J., 1990, Quantitative ecology and marine biology. Gerald J.

Bakus, Rotterdam: 157pp

[2] Báo cáo tổng kết đề tài số 1 và 2. 1985, Chương trình biển 4806. Viện Nghiên cứu biển Nha Trang: 258 trang

[3] Báo cáo tổng kết đề tài 4806-10, 1985, Nghiên cứu cơ sở sinh học, khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi cá kinh tế biển Việt Nam. Viện Nghiên cứu biển Nha Trang: 176 trang.

[4] Báo cáo sơ kết đề tài KT.03.05: 1992, 1993, 1994, 1995

[5] Beverton R. J. H and S. J. Holt, 1957, On dynamics of exploited fish populations. Fish. Invest. Minist. Agric. Food: 256pp.

[6] Nguyễn Văn Lục, 1993, Đánh giá quan hệ giữa một số loài cá kinh tế (giống cá Nục, họ cá Mối và cá chỉ vàng) với các đặc trưng môi trường ở vùng biển phía Nam Việt Nam. Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện đề tài KT.03.10: 23 trang

[7] Nguyễn Văn Lục, 1993, Tổng quan về phương pháp luận nghiên cứu Biển Đông nguồn lợi cá và một vài ứng dụng vào vùng biển phía Nam Việt Nam.

Tuyển tập Nghiên cứu biển, tập IV, phần 2, Nxb KHKT: trang 75 - 89 [8] Nguyễn Văn Lục và Lê Trọng Phấn, 1984, Ý nghĩa hiện tượng nước trồi

(upwelling) đối với nghề cá biển. Tạp chí Khoa học và phát triển; TP. Hồ Chí Minh, số 17: trang 7-11

[9] Nguyễn Văn Lục, 1994, Sự phân bố và biến động số lượng cá trong mối quan hệ với một số đặc trưng môi trường và sinh học ở vùng biển Ninh Thuận - Cà Mau. Luận án PTS khoa học sinh học; Nha Trang: 247 trang.

[10] Mann K. H. and J. R. N. Lazier, 1991, Dynamics of marine ecosystems.

Blackwell Sci. Pub. 347pp.

[11] Trần Hữu Phương, 1976, Môi trường sống ở Biển Đông, Thông tin KHKT Thủy sản: 64 trang.

Một phần của tài liệu Ebook hiện tượng nước trồi trong vùng biển việt nam phần 2 bùi hồng long (chủ biên) (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)