QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Bài giảng lý luận nhà nước pháp luật đh luật hà nội (Trang 34 - 39)

 Quan hệ hợp đồng mua bán nhà

 Chủ thể: ông A(bên bán) – cô B(bên mua)

 Đối tượng: căn nhà quận 1, diện tích 100m2

 Giá cả: 1000 lượng vàng SJC 999

 Thời gian giao nhà và trả tiền: 05/11/09 QHPL và QPPL

 Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự- mô hình tồn tại trong các văn bản

 Quan hệ pháp luật là hình thức thực hiện các mô hình quy phạm trong đời sống thực tế.

 Ví dụ, quan hệ HĐ mua bán nhà giữa ông A và cô B là hình thức thực qppl về hợp đồng trong BLDS

1. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật

 Khái niệm: là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ pháp lý.

 Đặc điểm quan hệ pháp luật:

 Được quy phạm pháp luật điều chỉnh

 Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của QHXH

 Nội dung của QHPL bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể

 Quan hệ mang tính ý chí: các bên tham gia và ý chí của nhà nước 2.1 Chủ thể quan hệ pháp luật

2.1.1 Khái niệm chủ thể QHPL

 Khái niệm chủ thể

 Khái niệm chủ thể và năng lực chủ thể

 Năng lực pháp luật

 Năng lực hành vi

 Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi

 Tính chất của năng lực chủ thể Khái niệm chủ thể

 Khái niệm chủ thể: Cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do NN quy định cho từng loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật.

 Điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật còn được gọi là năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể bao gồm: NLPL và NLHV

 Khái niệm chủ thể: Cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do NN quy định cho từng loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật.

 Điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật còn được gọi là năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể bao gồm: NLPL và NLHV

Năng lực chủ thể

 Năng lực pháp luật: khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ pháp lý của chủ thể được pháp luật quy định.

 Năng lực hành vi: khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận, bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý, cũng như độc lập chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi

• Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.

• Có năng lực pháp luật mà không có, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi thì tham gia một cách hạn chế và thụ động vào các quan hệ pháp luật thông qua người thứ ba.

• Chủ thể không có năng lực pháp luật trong một lĩnh vực pháp luật cụ thể, pháp luật sẽ không xác định năng lực hành vi trong lĩnh vực đó.

Tính chất của năng lực chủ thể

 Năng lực pháp luật và năng lực hành vi không phải là thuộc tính tự nhiên mà là những thuộc tính pháp lý của chủ thể.

 Năng lực pháp luật và năng lực hành vi đều được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật.

 Đối với các nhà nước khác nhau, trong mỗi giai đoạn khác nhau, năng lực chủ thể được quy định cũng khác nhau.

2.1.2 Phân loại chủ thể QHPL Chủ thể là cá nhân

 Chủ thể là cá nhân: bao gồm công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch

Công dân:

Năng lực pháp luật: có từ khi được sinh ra và chấm dứt khi chết

Năng lực hành vi xuất hiện muộn hơn và phát triển theo quá trình phát triển tự nhiên của con người

Xác định năng lực hành vi: thường dựa trên độ tuổi, sức khỏe, khả năng nhận thức…

Người nước ngoài và người không có quốc tịch: Năng lực pháp luật bị hạn chế hơn so với công dân.

Chủ thể là pháp nhân

- Pháp nhân là một khái niệm phản ánh địa vị pháp lý của tổ chức.

- Điều kiện trở thành pháp nhân:

+ Tổ chức được thành lập một cách hợp pháp.

+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

+ Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó khi tham gia quan hệ pháp luật.

+ Tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

- Năng lực pháp luật: mang tính chuyên biệt, phát sinh từ thời điểm được thành lập hoặc cho phép hoạt động và chấm dứt khi pháp nhân không tồn tại.

- Năng lực hành vi: phát sinh và chấm dứt cùng thời điểm với năng lực pháp luật của pháp nhân.

Các loại chủ thể khác

- Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật. Bởi vì nhà nước nguồn lực to lớn trong xã hội và có thể áp đặt ý chí trong quan hệ pháp luật.

- Các thực thể nhân tạo khác có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật khi có năng lực chủ thể như: hộ gia đình, tổ hợp tác, …

2.2 Nội dung quan hệ pháp luật 2.2.1 Quyền pháp lý chủ thể

 Khái niệm: là khả năng lựa chọn xử sự của chủ thể trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

 Đăc điểm:

 Khả năng xử sự theo cách thức được quy định.

 Khả năng yêu cầu các chủ thể có liên quan thực hiện nghĩa vụ hoặc chấm dứt những hành vi cản trở việc thực hiện quyền chủ thể.

 Khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích của mình.

mimihoangnhung24, 21 Tháng ba 2011

#2

Hades0690 thích bài này.

mimihoangnhung24 Well-Known Member

Số bài viết:

348 Đã được thích:

2,994 Điểm thành tích:

93

Ðề: Bài giảng lý luận nhà nước pháp luật

2.2.2 Nghĩa vụ pháp lý

 Khái niệm: là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.

 Đặc điểm:

 Sự bắt buộc xử sự theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng quyền của chủ thể khác.

 Chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình khi không nghĩa vụ pháp lý.

2.3 Khách thể quan hệ pháp luật

 Khái niệm: khách thể là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các bên tham gia quan hệ pháp luật mong muốn đạt được.

 Vai trò: khách thể là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.

3. Sự kiện pháp lý

3.1 Khái niệm sự kiện pháp lý

 Khái niệm: Sự kiện pháp lý là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được quy phạm pháp luật gắn với sự phát sinh thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật.

 Đặc điểm

 Là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống thực tế.

 Được pháp luật gắn với sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.

 Tính có trước so với quan hệ pháp luật.

3.2 Phân loại sự kiện pháp lý

Phân biệt sự kiện pháp lý theo tác dụng

 Sự kiện pháp lý làm xuất hiện quan hệ pháp luật. Ví dụ, hành vi nộp đơn khiếu nại.

 Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật. Ví dụ, yêu cầu chuyển hợp đồng thuê hàng hóa thành hợp đồng mua bán.

 Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật. Sự kiện chết làm chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Phân biệt theo tính chất ý chí

 Sự biến pháp lý: những hiện tượng không phụ thuộc vào ý chí của con người mà được pháp luật gắn với sự xuất hiện, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật.

 Hành vi pháp lý:

 Hành vi hợp pháp

 Hành vi không hợp pháp:

Phân loại theo mức độ phức tạp

 Sự kiện pháp lý giản đơn: có một sự kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.

 Sự kiện pháp lý phức tạp: có nhiều sự kiện và có mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.

3.3 Vai trò của sự kiện pháp lý

 Sự kiện pháp lý là cầu nối giữa quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật

 Sự kiện pháp lý ảnh hưởng đến việc xác định loại quan hệ pháp luật.

 Sự kiện pháp lý ảnh hưởng đến nội dung, tính chất quan hệ pháp luật.

 Sự kiện pháp lý có liên hệ mật thiết với phần giả định của quy phạm pháp luật.

Bài tập 1: Xác định quan hệ pháp luật

A là một tín đồ, tặng cho B, đứng đầu một cơ sở tôn giáo một mảnh đất để xây dựng nơi tiến hành lễ nghi.

1/ Đây có phải là quan hệ pháp luật hay không ?

2/ Dấu hiệu nào cho thấy quan hệ pháp luật đã được thực hiện?

3/ Ý chí thể hiện trong quan hệ này như thế nào?

Bài tập 2: Xác định chủ thể quan hệ pháp luật

Dựa vào hiểu biết về luật pháp của mình hãy xác định:

 Ai có thể tham gia quan hệ kết hôn?

 Kể tên một chủ thể không thể kết hôn?

 Có cá nhân nào bị hạn chế tham gia quan hệ kết hôn không?

 Một người có đủ các điều kiện để tham gia quan hệ lao động, người đó có là chủ

thể quan hệ pháp luật lao động hay không?

Bài tập 3: Xác định năng lực chủ thể

 Một người mắc bệnh tâm thần có thể được hưởng tài sản thừa kế hay không?

 Có nên xác định năng lực hành vi bầu cử theo pháp luật Việt Nam của người nước ngoài hay không?

 Các loại chủ thể khác nhau có thể có năng lực chủ thể trong một lĩnh vực pháp luật cụ thể hay không?

 Năng lực pháp luật kết hôn có thể thay đổi hay không, vì sao?

Bài tập 4: Xác định nội dung quan hệ pháp luật

Công ty A ký kết hợp đồng mua bán tài sản với B hãy xác định:

 Một hình thức biểu hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ trên.

 Việc A yêu cầu B giao hàng đúng hạn có biểu hiện nghĩa vụ hay không?

 Hai bên thống nhất giải quyết tranh chấp bằng hòa giải là biểu hiện của quyền hay nghĩa vụ?

 Các bên thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại là quyền hay nghĩa vụ của bên gây thiệt hại?

Bài tập 5: Xác định kiện pháp lý

 Xác định những nội dung sau có là sự kiện pháp lý hay không và thuộc loại nào?

 Mưa

 Nộp đơn xin đăng ký kết hôn

 Không tố giác vi phạm pháp luật

 Không khởi kiện đòi thanh toán nợ

 Người chết

 Vi phạm hợp đồng

 Hoàn thành nghĩa vụ quân sự

 Thực hiện xong hợp đồng

Bài tập 6: Xác định sự kiện pháp lý của những quan hệ pháp luật sau

 Bị phạt do vượt đèn đỏ.

 A, B là vợ, chồng, cùng bị tai nạn máy bay và chết, hãy xác định sự kiện pháp lý và quan hệ pháp luật xuất hiện.

 Công ty A đang thuê nhà của B, vì công ty A có văn bản đề xuất và được B chấp nhận nên B đã bán nhà cho A.

 A mâu thuẫn và xô xát với B, B chết. Xuất hiện quan hệ giữa A và các cơ quan tiến hành tố tụng. Cho biết sự kiện pháp lý của quan hệ này là gì?

Một phần của tài liệu Bài giảng lý luận nhà nước pháp luật đh luật hà nội (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)