• Nghĩa rộng, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
• Nghĩa hẹp,thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của chủ thể khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định.
1.2 Các hình thức thực hiện pháp luật Tuân theo pháp luật
• Nội dung: chủ thể kiềm chế mình không thực hiện điều pháp luật cấm
• Dạng hành vi: không hành động
• Quy phạm tương ứng: quy phạm cấm
• Ví dụ, không vượt đèn đỏ Thi hành pháp luật
• Nội dung: chủ thể bằng hành vi tích cực của mình thực hiện điều pháp luật yêu cầu.
• Dạng biểu hiện hành vi: hành vi hành động
• Loại quy phạm tương ứng: quy phạm bắt buộc
• Ví dụ, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế Sử dụng pháp luật
• Nội dung: chủ thể lựa chọn và thực hiện cách thức xử sự trong phạm vi pháp luật cho phép.
• Dạng biểu hiện: hành vi hành động và không hành động
• Loại quy phạm tương ứng: quy phạm cho phép
• Ví dụ, thực hiện quyền kết hôn Bài tập
Xác định, phân tích hình thức thực hiện pháp luật với các ví dụ sau đây:
1- Không khởi kiện đòi thanh toán nợ.
2- Không tố cáo nhận hối lộ.
3- Chiếm đoạt tài sản.
4- Kê khai hàng hóa khi nhập cảnh.
5- Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy.
6- Công chứng hợp đồng khi giao dịch nhà, đất.
7- Không khiếu nại khi bị cán bộ gây phiền hà.
2. Áp dụng pháp luật
2.1 Khái niệm áp dụng pháp luật
• Nội dung: hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước, thông qua cơ quan,
cán bộ nhà nước có thẩm quyền, hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền, tổ chức cho các chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp luật quy định.
• Chủ thể thực hiện: cơ quan nhà nước, tổ chức được trao quyền
• Loại quy phạm thực hiện: các loại quy phạm
• Hành vi: hành động, hợp pháp 2.2 Đặc điểm của áp dụng pháp luật
• Mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước:
– Mang tính tổ chức: như thế nào? Tại sao?
– Mang tính QLNN: như thế nào? Tại sao?
• Có hình thức, thủ tục chặt chẽ
– Trình tự,thủ tục nhất định: ví dụ, luật tố tụng hình sự – Hình thức nhất định: văn bản áp dụng pháp luật
• Mang tính cá biệt, cụ thể – Có chủ thể xác định – Quyền và nghĩa vụ cụ thể
• Có tính sáng tạo:
- QPPL mang tính khái quát, QHXH cụ thể đa dạng, phức tạp - Cần nắm tinh thần, bản chất của các QPPL
2.3 Các trường hợp cần ADPL
• Áp dụng biện pháp cưỡng chế khi có vi phạm
• Các quyền và nghĩa vụ của chủ thể không thể mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước
• Có tranh chấp mà các chủ thể không thể tự giải quyết được và yêu cầu nhà nước can thiệp
• Nhà nước tham gia để kiểm tra, giám sát các bên trong quan hệ pháp luật hoặc để xác nhận sự tồn tại hay không của một sự kiện thực tế nào đó
2.4 Các giai đoạn của ADPL
• Phân tích, làm sáng tỏ những tình tiết của vụ việc cần áp dụng pháp luật và các đặc trưng pháp lý của chúng
• Lựa chọn quy phạm pháp luật cần áp dụng và làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đó
• Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
• Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật Giai đoạn 1: Phân tích vụ việc
• Nội dung: phân tích các tình tiết, diễn biến của vụ việc về thời gian, địa điểm, tính chất…
• Mục đích: nhằm xác định tính chân thực của vụ việc đã xảy ra.
• Yêu cầu: xác định chính xác vụ việc thực tế xảy ra (có thể thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá)
• Ý nghĩa: rất quan trọng với các giai đoạn sau và giúp áp dụng đúng luật và có
hiệu quả
Giai đoạn 2: Lựa chọn quy phạm
• Nội dung: chọn và giải thích nội dung quy phạm pháp luật
• Mục đích: chọn quy phạm pháp luật để áp dụng cho vụ việc
• Yêu cầu:
– Chọn văn bản có hiệu lực pháp lý
– Chọn quy phạm đúng với vụ việc cần áp dụng
• Ý nghĩa: có ý nghĩa pháp lý đối với quá trình áp dụng pháp luật Giai đoạn 3: Ban hành văn bản ADPL
• Nội dung: ban hành văn bản áp dụng
• Mục đích: cụ thể hóa các quy phạm pháp luật thành các xử sự trên thực tế của chủ thể
• Yêu cầu: văn bản phải đúng hình thức, nội dung, trình tự thẩm quyền…
• Ý nghĩa: cơ sở pháp lý phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể, là biểu hiện quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật.
Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện văn bản ADPL
• Nội dung: tổ chức cho các chủ thể thực hiện nội dung văn bản áp dụng pháp luật
• Mục đích: đảm bảo nội dung văn bản ADPL được thực hiện trên thực tế
• Yêu cầu: thực hiện đúng, đủ các nội dung của văn bản.
• Ý nghĩa: có ý nghĩa thực tế đối với quá áp dụng pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
2.5 Áp dụng pháp luật tương tự
• Mục đích: khắc phục kịp thời "lỗ hổng" của pháp luật
• Cách thức áp dụng pháp luật tương tự:
Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật:
Chọn quy phạm có hiệu lực để giải quyết vụ việc Vụ việc chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh Vu việc tương tự với vụ việc có quy phạm điều chỉnh Áp dụng tương tự pháp luật:
Sử dụng những nguyên tắc pháp lý và dựa vào ý thức pháp luật để giải quyết một vụ việc
Vụ việc chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh và cũng không có quy phạm điều chỉnh vụ việc tương tự
Điều kiện áp dụng pháp luật tương tự
Điều kiện chung:
Liên quan đến quyền, lợi ích đòi hỏi phải giải quyết;
Chứng minh vụ việc không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh
Điều kiện riêng:
Áp dụng tương tự quy phạm:
Xác định chưa có quy phạm trực tiếp điều chỉnh và Sự tương tự giữa các quan hệ
Áp dụng tương tự pháp luật xác định:
Không có quy phạm điều chỉnh vụ việc tương tự
Xác định và giải thích những cơ sở áp dụng (nguyên tắc) Nội dung so sánh các hình thức THPL
• Nội dung của hình thức thực hiện pháp luật
• Dạng hành vi thực hiện pháp luật
• Quy phạm tương ứng đối với từng hình thức
• Chủ thể thực hiện
• Ý nghĩa, tầm quan trọng đối với thực hiện pháp luật nói chung và với từng hình thức nói riêng
Bài tập khái niệm thực hiện pháp luật
• Hội đồng nhân dân TPHCM ban hành Nghị Quyết 19/2007 về Điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có phải là hoạt động thực hiện pháp luật hay không?
• Công ty X gây ô nhiễm môi trường nước và bị Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện xử phạt 15 triệu đồng, có những hành vi pháp lý nào trong tình huống nêu trên và xác định hành vi thực hiện pháp luật.
• Từ ngày 10 đến 11/3/2008, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đến Thành phố Hồ Chí Minh để giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Câu hỏi thảo luận
1. Phân biệt hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật.
2. Hoạt động ban hành văn bản pháp luật có thể là hoạt động thực hiện pháp luật hay không?
3. Hoạt động xây dựng pháp luật có thể theo các hình thức thực hiện pháp luật hay không?
4. Chứng minh áp dụng pháp luật có tính sáng tạo.
5. Giải thích tại sao áp dụng pháp luật có tính sáng tạo?
6. Các giai đoạn của quá trình áp dụng có thể thay đổi không, tại sao?.
7. Tại sao áp dụng pháp luật phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
8. Tại sao áp dụng pháp luật cần thiết phải bằng văn bản ? Bài tập tuân theo pháp luật
• Lấy ví dụ về một việc mà pháp luật cấm.
• Mô tả loại hành vi thực hiện pháp luật trong trường hợp này?
• Tại sao chủ thể thực hiện pháp luật theo hình thức này là mọi chủ thể?
• Bằng cách nào để nhận biết pháp luật nào đã được thực hiện trong trường hợp này?
• Tại sao theo hình thức này, không hành động là không vi phạm pháp luật?
Bài tập thi hành pháp luật
• Lấy một ví dụ một điều mà pháp luật bắt buộc.
• Mô tả hành vi thực hiện pháp luật theo hình thức này.
• Tại sao hành vi thực hiện pháp luật trong hình thức này là hành vi hành động?
• So sánh yêu cầu về hành vi theo hình thức này với tuân theo pháp luật và giải thích.
• Tại sao thực hiện pháp luật theo hình thức này lại là hành vi hành động?
Bài tập sử dụng pháp luật
• Lấy một ví dụ một việc mà pháp luật cho phép.
• Phân tích nội dung việc thực hiện pháp luật theo hình thức này.
• Chủ thể có thể lựa chọn không thực hiện hành vi pháp lý theo hình thức này không?
• Tại sao việc thực hiện pháp luật theo hình thức này có mức độ tự do ý chí cao hơn hai hình thức trên?
• Tại sao loại chủ thể thực hiện pháp luật theo hình thức này là mọi chủ thể?
Tình huống 1
• Những hiện tượng sau có ảnh hưởng lớn tới xã hội ?:
– Hiện tượng vi phạm như giết người, tham nhũng…
– Khả năng thực hiện các quyền trên thực tế – Những tranh chấp như mua bán, hợp đồng – Những việc cần xác nhận, kiểm tra, giám sát…
• Có cần giải quyết hiện tượng trên?
• Các hình thức thực hiện pháp luật như tuân theo, thi hành, sử dụng có thể khắc phục?
• Hiện tượng trên cần được giải quyết như thế nào?(bởi ai, theo trình tự nào, với điều kiện gì)
Bài 12:
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1. Vi phạm pháp luật
1.1 Khái niệm, dấu hiệu vi phạm pháp luật
Khái niệm: Là hành vi (hành động hay không hành động), trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Dấu hiệu của vi phạm pháp luật
– Là hành vi xác định, trái pháp luật của con người;
– Có lỗi;
– Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
– Xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Mặt khách quan
Khái niệm: là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật mà có thể nhận thức được.
Biểu hiện:
– Hành vi trái pháp luật: hành động hay không hành động
– Sự thiệt hại của xã hội: những tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần – Mối quan hệ Nhân - Quả: Hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho XH – Những yếu tố khác: thời gian, địa điểm, công cụ…
Mặt chủ quan
Khái niệm: trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật.
Biểu hiện:
– Lỗi: trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật và hậu quả do hành vi đó gây ra.
– Động cơ: yếu tố tâm lý thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
– Mục đích: kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Bản chất và hình thức lỗi
Cở sở để xác định và phân loại lỗi: Lý trí và ý chí
Các hình thức lỗi: cố ý và vô ý
Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình, mong muốn hậu quả xảy ra.
Cố ý gián tiếp: chủ thể nhận thức được hành vi nguy hiểm, thấy trước thiệt hại cho xã hội, không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Các hình thức của lỗi
Cở sở để xác định và phân loại lỗi: Lý trí và ý chí
Các hình thức lỗi: cố ý và vô ý
Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình, mong muốn hậu quả xảy ra.
Cố ý gián tiếp: chủ thể nhận thức được hành vi nguy hiểm, thấy trước thiệt hại cho xã hội, không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Vô ý vì quá tự tin: chủ thể thấy trước hành vi và thiệt hại cho xã hội, tin tưởng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Vô ý do cẩu thả: chủ thể do cẩu thả không nhận thấy trước hành vi và thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình mặc dù có thể hoặc cần phải thấy trước.
Mặt chủ thể
Khái niệm: là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng của chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước nhà nước.
Chủ thể vi phạm pháp luật khác nhau tùy theo từng loại vi phạm pháp luật.
Mặt khách thể
Khái niệm: những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới.
Ý nghĩa : tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.
Chú ý: phân biệt giữa khách thể với đối tượng tác động của hành vi vi phạm pháp luật.
1.3 Phân loại vi phạm pháp luật
Dựa trên tính chất pháp lý, mức độ nguy hiểm có các loại:
Vi phạm hình sự (còn gọi là tội phạm): là hành vi trái pháp luật, có lỗi, nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.
Vi phạm hành chính: là hành vi trái pháp luật, có lỗi, mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính quy định.
Vi phạm dân sự: hành vi xâm hại tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân). Vi phạm dân sự được quy định trong pháp luật dân sự (chủ yếu là Bộ Luật Dân sự)…
2. Trách nhiệm pháp lý 2.1 Khái niệm
Khái niệm trách nhiệm pháp lý: là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua nhà chức trách, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm và chủ thể đó có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra.
Khái niệm TNPL
• TNPL= NN – chủ thể VPPL
• NN áp dụng cưỡng chế có tính trừng phạt
• Chủ VPPL gánh chịu hậu quả bất lợi 2.2 Đặc điểm trách nhiệm pháp lý
Cơ sở thực tế: vi phạm pháp luật
Cơ sở pháp lý: văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực
TNPL có mối quan hệ chặt chẽ với các biện pháp cưỡng chế NN Trách nhiệm pháp lý với chế tài, quan hệ pháp luật và cưỡng chế
Trách nhiệm pháp lý là quan hệ pháp luật đặc biệt bởi tính chất tiêu cực của nó.
Trách nhiệm pháp lý là sự thực hiện chế tài trên thực tế
Trách nhiệm pháp lý là một hình thức cưỡng chế nhà nước có điều kiện đặc biệt.
2.3 Phân loại trách nhiệm pháp lý
Căn cứ vào việc phân loại vi phạm pháp luật, có bốn loại trách nhiệm pháp lý:
Trách nhiệm hình sự: nghiêm khắc nhất áp dụng với vi phạm pháp luật hình sự.
Trách nhiệm hành chính: áp dụng với vi phạm pháp luật hành chính.
Trách nhiệm dân sự: áp dụng với vi phạm pháp luật dân sự…
3. Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Vi phạm pháp luật là tiền đề, cơ sở khách quan cho truy cứu trách nhiệm pháp lý
Là mối quan hệ giữa sự kiện pháp lý và quan hệ pháp luật
Thể hiện hai loại chủ thể: một bên là nhà nước và bên kia là người vi phạm
Thể hiện trong văn bản có hiệu lực pháp lý.
Diễn ra theo một trình tự thủ tục luật định.
Bài 13:
Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Ý thức pháp luật XHCN
1.1 Khái niệm ý thức pháp luật
• Khái niệm: là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm và sự đánh giá đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có và sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của cá nhân, nhà nước và các tổ chức khác.
• Phân tích: ý thức pháp luật – Sự hiểu biết về pháp luật – Sự đánh giá về pháp luật Đặc điểm của YTPL
• Ý thức pháp luật có mối quan hệ biện chứng với tồn tại xã hội - YTPL bị quy định bởi tồn tại XH
- YTPL mang tính độc lập tương đối:
+ Vượt trước tồn tại XH + Lạc hậu hơn tồn tại XH + Kế thừa YTPL trước đó + Tác động trở lại tồn tại XH
• Ý thức pháp luật mang tính giai cấp 1.2 Cơ cấu của ý thức pháp luật
Căn cứ vào nội dung, tính chất của thành phần:
– Hệ tư tưởng pháp luật: quan điểm, tư tưởng, lý thuyết về pháp luật – những hiểu biết bản chất về pháp luật
– Tâm lý pháp luật: tình cảm, thái độ với pháp luật Cấu trúc ý thức pháp luật
• Căn cứ cấp độ giới hạn của sự nhận thức
– Ý thức pháp luật thông thường: kinh nghiệm và những nhận thức cảm tính về pháp luật
– Ý thức pháp luật lý luận: những hiểu biết bản chất về pháp luật