Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga, thành phần, cơ cấu và quyền hạn

Một phần của tài liệu Giáo trình các cơ quan bảo vệ pháp luật phần 2 PGS TS võ khánh vinh (Trang 66 - 70)

Theo Điều 127 Hiến pháp Liên bang Nga, Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga là cơ quan xét xử cao nhất các tranh chấp kinh tế và những tranh chấp khác thuộc thẩm quyền xét xử của các Toà án trọng tài, giám sát hoạt động xét xử của chúng và giải thích các vấn đề về thực tiễn xét xử

Trong thành phần của Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga, có Chánh án, các Phó chánh án, các Chánh toà và các Thẩm phán của Toà án trọng tài cấp cao nhất.

Để đ−ợc bổ nhiệm vào chức vụ Thẩm phán Toà án trọng tài cấp cao nhất, người đó trước hết phải là công dân của nước Nga, từ 35 tuổi trở lên, tốt nghiệp

Đại học Luật và có ít nhất m−ời năm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn pháp luËt.

Chánh án và các Phó chánh án kể cả Phó chánh án thứ nhất; các Chánh toà và các Thẩm phán của Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga

đều do Hội đồng Liên bang bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng thống Liên bang Nga.

Chánh án Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga có trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ công tác của Toà án. Theo quy định của pháp luật, Chánh án cũng là một Thẩm phán. Ngoài ra, Chánh án còn thực hiện những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tổ chức hoạt động của Toà án trọng tài cấp cao nhất và của toàn bộ hệ thống Toà án trọng tài ở Liên bang Nga;

- Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Uỷ ban và của Hội đồng Toà án trọng tài cấp cao nhất;

- Thực hiện sự lãnh đạo chung đối với bộ máy của Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga, bổ nhiệm và bãi nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy Toà án;

- Phân công trách nhiệm cho các Phó chánh án Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga;

- Quyết định thành phần các Hội đồng xét xử;

- Đại diện cho Toà án trọng tài cấp cao nhất trong quan hệ với các cơ

quan nhà n−ớc và các tổ chức xã hội;

- Thực hiện những chức năng khác theo quy định của Luật tổ chức Toà

án trọng tài.

Chánh án Toà án trọng tài cấp cao nhất có quyền ban hành lệnh và quyết định về công tác tổ chức, hoạt động của tất cả các Toà án trọng tài.

Chánh án Toà án trọng tài cấp cao nhất có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Liên bang và Đuma quốc gia Nga, các Uỷ ban và Hội đồng của chúng cũng nh− của Chính phủ Liên bang Nga.

Các Phó Chánh án Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga là những Thẩm phán có quyền Chủ toạ các phiên họp của Toà án, trong đó có phiên họp của các Toà. Tr−ờng hợp Chánh án Toà án vắng mặt, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của Chánh án do Phó chánh án thứ nhất đảm nhiệm và trong tr−ờng hợp cả Chánh án lẫn Phó chánh án thứ nhất cùng vắng mặt thì

nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn do Phó chánh án thứ hai thực hiện. Ngoài ra, theo sự phân công trách nhiệm của các Phó chánh án lãnh đạo các Toà, tổ chức hoạt động của các bộ phận của Toà án, Toà án trọng tài cấp cao nhất Liên bang Nga và toàn bộ hệ thống Toà án trọng tài. Các Phó chánh án cũng có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Liên bang và Đuma quốc gia Nga, các Uỷ ban và Hội đồng của chúng và tham dự các kỳ họp của Chính phủ Liên bang Nga.

Thành phần của Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga gồm có Uỷ ban Toà án, Hội đồng Toà án, Toà giải quyết các tranh chấp phát sinh từ

các quan hệ dân sự và các quan hệ pháp luật khác và Toà giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật hành chính.

Trong số những thẩm quyền chung của Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga có:

- Xét xử sơ thẩm các vụ án (các khiếu kiện đề nghị công nhận các văn bản không mang tính quy phạm của Tổng thống Liên bang Nga, Hội đồng Liên bang Nga, Đuma quốc gia Nga, Chính phủ Liên bang Nga không có giá

trị thi hành nếu chúng không phù hợp với pháp luật và vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức, các tranh chấp kinh tế giữa Liên bang Nga với các chủ thể Liên bang, giữa các chủ thể Liên bang với nhau);

- Xét xử theo trình tự giám đốc thẩm các bản án đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án trọng tài nh−ng bị kháng nghị;

- Xét xử tái thẩm bản án hoặc quyết định của các Toà án trọng tài đã có hiệu lực pháp luật nh−ng phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung phán quyết của các Toà án trọng tài;

- Đề nghị Toà án Hiến pháp Liên bang Nga kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật, của các văn bản quy phạm pháp luật và các hiệp định;

- Nghiên cứu và tổng kết thực tiễn áp dụng các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác của các Toà án trọng tài;

- Chuẩn bị các ý kiến hoàn thiện các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động kinh tế khác;

- Tổng kết thực tiễn xét xử và tổ chức công tác của các Toà án trọng tài;

- Thực hiện các biện pháp tăng cường hiệu quả của hoạt động xét xử và của các Toà án Trọng tài, trong đó có vấn đề cán bộ, tổ chức và đảm bảo vật chất- kĩ thuật;

- Trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình giải quyết các vấn đề nảy sinh từ các hiệp định quốc tế mà Liên bang Nga tham gia ký kết;

- Thực hiện những thẩm quyền khác đã đ−ợc quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Toà án trọng tài và các đạo luật khác của Liên bang Nga.

Các Toà án của Toà án trọng tài cấp cao nhất tiến hành xét xử thực chất của các vụ án. Các Toà còn có nhiệm vụ nghiên cứu và tổng kết thực tiễn công tác xét xử, đề xuất các ý kiến hoàn thiện pháp luật, phân tích thực tiễn xét xử và thực hiện những thẩm quyền khác đ−ợc quy định trong quy chế hoạt động của các Toà án trọng tài. Các Toà phải đ−ợc ủy ban Toà án trọng tài cấp cao nhất phê chuẩn theo đề nghị của Chánh án. Lãnh đạo hoạt động của các Toà là các Chánh toà đồng thời là các Phó Chánh án Toà án trọng tài cấp cao nhất.

Thẩm quyền chủ yếu của Hội đồng Toà án trọng tài cấp cao nhất là xét xử theo trình tự giám đốc thẩm đối với những phán quyết của các Toà án trọng tài đã có hiệu lực pháp luật nh−ng bị kháng nghị theo trình tự luật

định.

Ngoài ra Hội đồng Toà án còn xem xét vấn đề về thực tiễn xét xử và kết luận của Hội đồng đ−ợc gửi đến tất cả các Toà án trọng tài để thực hiện.

Hội đồng Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga gồm có Chánh

án, các Phó Chánh án và các Chánh án của các Toà khác thuộc cơ cấu của Toà

án. Công tố viên tr−ởng Liên bang Nga có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Toà án. Theo lời mời của Chánh án Toà án trọng tài cấp cao nhất, Chánh án Toà án Hiến pháp Liên bang Nga, Chánh án Toà án tối cao Liên bang Nga, Bộ tr−ởng Bộ T− pháp, các Chánh án, các Phó Chánh án, các Thẩm phán của các Toà án trọng tài cũng nh− những ng−ời có chức vụ, quyền hạn khác có thể tham dự các phiên họp của Hội đồng Toà án trọng tài cấp cao nhÊt.

Nghị quyết của Hội đồng Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga đ−ợc coi là hợp 1ệ khi đ−ợc đa số thành viên tham dự phiên họp nhất trí thông qua. Các thành viên của Hội đồng không đ−ợc quyền bỏ phiếu trắng.

Uỷ ban Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga có quyền quyết

định những vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động của các Toà án trọng tài.

Thành phần của Uỷ ban Toà án trọng tài cấp cao nhất bao gồm Chánh án, các Phó Chánh án và các Thẩm phán. Các thành viên của Hội đồng Liên bang và

Đuma quốc gia Nga, Chánh án Toà án Hiến pháp, Chánh án Toà án tối cao Liên bang Nga, Công tố viên tr−ởng Liên bang Nga, Bộ tr−ởng Bộ T− pháp, các Chánh án các Toà án trọng tài có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban Toà án. Theo lời mời của Chánh án Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga, Thẩm phán các Toà án trọng tài, các đại diện các cơ quan quyền lực nhà nước Liên bang, đại diện các cơ quan quyền lực của các chủ thể Liên bang, đại diện của các cơ quan khoa học và các công dân có thể tham dự phiên họp của Uỷ ban Toà án trọng tài áp cao nhất của Liên bang Nga.

Uỷ ban Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga có thẩm quyền:

- Xem xét các t− liệu nghiên cứu và tổng kết thực tiễn áp dụng luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác của các Toà án trọng tài và giải thích các vấn đề đặt ra trong thực tiễn xét xử;

- Quyết định vấn đề về sáng kiến xây dựng pháp luật;

- Quyết định vấn đề đề nghị Toà án Hiến pháp Liên bang Nga kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác;

- Theo giới thiệu của Chánh án Toà án trọng tài cao cấp nhất của Liên bang Nga, bầu Th− ký của Uỷ ban trong số các Thẩm phán của Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga;

- Theo giới thiệu của Chánh án Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga, phê chuẩn các thành viên của các Toà và các Chánh toà khác có trong cơ cấu của Toà án;

- Theo đề nghị của Chánh án Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga, phê chuẩn Quy chế hoạt động của các Toà án trọng tài;

- Theo đề nghị của Chánh án Toà án trọng tài cấp chủ thể Liên bang, phê chuẩn các Thẩm phán của Toà án tương ứng và các thành viên Hội đồng Toà

án đó;

- Theo quy định của Luật tổ chức Toà án trọng tài quyết định các vấn đề tổ chức và hoạt động của các Toà án trọng tài.

Trong cơ cấu Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga có Hội

đồng các Chánh án, các Toà án trọng tài với thành phần gồm có: Chánh án Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga và các Chánh án các Toà án trọng tài khác. Hội đồng chỉ đ−ợc triệu tập họp khi cần thiết. Đây là cơ quan t− vấn về các vấn đề tổ chức, cán bộ, hoạt động tài chính của các Toà án trọng tài. Nghị quyết của Hội đồng đ−ợc thực hiện bằng cách Chánh án Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga ban hành các lệnh và quyết định thực hiện.

Để chuẩn bị các giải thích hướng dẫn có cơ sở khoa học về các vấn đề liên quan đến áp dụng pháp luật và đ−a ra các ý kiến nhằm hoàn thiện nó, Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga thành lập Hội đồng t− vấn khoa học. Thành phần của Hội đồng này cũng nh− quy chế hoạt động của nó do Chánh án Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga phê chuẩn.

Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga xuất bản tạp chí "Ng−ời

đ−a tin" của Toà án trọng tài cấp cao nhất của Liên bang Nga.

Một phần của tài liệu Giáo trình các cơ quan bảo vệ pháp luật phần 2 PGS TS võ khánh vinh (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)