Toà án tối cao Mỹ (The Supreme Court of the United States) giữ vị trí
đặc biệt không chỉ trong hệ thống Toà án mà còn cả trong hệ thống chính trị của Mỹ. Trong quá trình tiến hành hoạt động xét xử, Toà án tối cao thực hiện cả chức năng giám sát Hiến pháp. Điều đó có nghĩa rằng Toà án tối cao không chỉ quyết định số phận của vụ án trên cơ sở đạo luật mà trong những trường hợp nhất định, còn trên cơ sở của vụ án, quyết định cả số phận của đạo luật, tức có quyền phán quyết đạo luật đó phù hợp hay không phù hợp với Hiến pháp Mỹ.
Khi quyết định “số phận của vụ án trên cơ sở của đạo luật” Toà án tối cao không đ−ợc v−ợt ra khỏi giới hạn thẩm quyền mà pháp luật đã quy định. Giới
hạn thẩm quyền của Toà án tối cao Mỹ đ−ợc xác định tại Điều III Hiến pháp Mỹ. Ngoài ra giới hạn thẩm quyền của Toà án tối cao Mỹ còn đ−ợc quy định trong Luật tổ chức Toà án năm 1789 và trong các văn bản quy phạm pháp luật của liên bang Mỹ đ−ợc ban hành sau đó.
Khi quyết định “số phận của đạo luật trên cơ sở của vụ án”, tức phán quyết đạo luật đó phù hợp hay không phù hợp với Hiến pháp, Toà án tối cao Mỹ thực hiện chức năng đặc thù của mình là “giám sát Hiến pháp”. Thuật ngữ này ngày càng đ−ợc sử dụng rộng rãi trong sách báo pháp lý. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc sử dụng thuật ngữ này vẫn chưa chính xác lắm bởi lẽ ở nước Mỹ không có sự giám sát Hiến pháp đúng theo nghĩa của từ này; chừng nào đạo luật nào đó ch−a gây ra sự tranh cãi liên quan đến áp dụng pháp luật, thì Toà án ch−a có lý do để đ−a ra phán quyết của mình. Chỉ trong quá
trình giải quyết vụ án cụ thể và trên cơ sở kiến nghị của đương sự đã cho rằng quyền và lợi ích của mình đã bị vi phạm là bởi chính đạo luật đó, thì Toà án tối cao mới đặt ra vấn đề đánh giá đạo luật nói chung cũng nh− từng quy định cụ thể của nó có vi phạm Hiến pháp hay không?
Toà án tối cao Mỹ không thể nêu ra những ý kiến của mình đối với bất kỳ một vấn đề pháp luật nào ngoài phạm vi xét xử “các vụ án và giải quyết các tranh chấp”. Không có ai có thể hỏi ý kiến của Toà án tối cao Mỹ về tính hợp pháp của đạo luật, tính đúng đắn của việc giải thích hoặc áp dụng nó. Mọi ý kiến tranh luận với Toà án tối cao Mỹ nhằm làm sáng tỏ quan điểm của Toà
án tối cao Mỹ đối với một vụ việc cụ thể nào đó đều bị Toà án tối cao phủ nhận
đến cùng và đều bị coi là không tôn trọng Toà án. Do vậy, chừng nào vụ án mà quyền và lợi ích của các đương sự bị vi phạm xuất phát từ quy định của
đạo luật, ch−a đ−ợc Toà án phúc thẩm xét xử theo thủ tục phúc thẩm và không đ−ợc Toà án tối cao thụ lý để xét xử, thì đạo luật vi phạm Hiến pháp vẫn tồn tại và đ−ợc áp dụng. Hơn nữa, đạo luật bị Toà án tối cao khẳng định là trái Hiến pháp cũng không bị huỷ bỏ theo nghĩa trực tiếp của từ này. Sau khi Toà án tối cao ra phán quyết đạo luật trái với Hiến pháp thì đạo luật đó không thể áp dụng được nữa bởi không còn những phương tiện pháp luật đảm bảo việc tuân thủ nó. Đạo luật, chính vì vậy, mặc dù vẫn hiện diện nh−ng mất dần hiệu lực pháp luật và bị lãng quên.
Cũng cần nhấn mạnh rằng thuật ngữ “giám sát Hiến pháp” chỉ đ−ợc áp dụng đối với hoạt động của Toà án tối cao Mỹ, khi mà bất kỳ một Toà án nào của nước Mỹ cũng đều có quyền xem xét vấn đề về tính hợp hiến của đạo luật và đưa ra một quyết định tương ứng. Trong các nấc thang của hệ thống Toà
án thì phán quyết của Toà án càng thấp thì càng ít có uy tín. Khi ng−ời ta nói Toà án tối cao Mỹ là “cơ quan giám sát Hiến pháp”, tức muốn khẳng định một
điều rằng: Toà án tối cao Mỹ là cấp xét xử phúc thẩm cao nhất có quyền quyết
định những vấn đề hóc búa nhất, kể cả việc phán quyết tính trái Hiến pháp của quy phạm pháp luật nhất định hay của cả đạo luật nào đó.
Toà án tối cao Mỹ có quyền tiến hành xét xử sơ thẩm, nh−ng không nhiều lắm, bởi thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án tối cao Mỹ chỉ giới hạn trong hai loại vụ việc sau đây: các tranh chấp mà một bên đ−ơng sự là bang và các vụ việc phát sinh từ những khiếu kiện đối với các đại sứ nước ngoài, các nhà đại diện ngoại giao khác cũng nh− các thành viên trong các gia đình của họ hoặc những nhân viên phục vụ trong các gia đình đó. Cần nhấn mạnh rằng, Hiến pháp Mỹ không quy định và điều đó có nghĩa rằng Toà án tối cao Mỹ không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các vụ án khác ngoài hai loại vụ việc trên đây.
Trên thực tế, những vụ việc mà Toà án tối cao Mỹ đã tiến hành xét xử sơ
thẩm nhiều hơn chính là những vụ việc thuộc loại thứ nhất. Đó là các tranh chấp giữa các bang với nhau về vấn đề ranh giới của các bang và phối hợp sử dụng các nguồn n−ớc. Có một loại vụ việc thứ ba cũng thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án tối cao Mỹ nh−ng theo trình tự “thẩm quyền t− pháp trùng hợp”, tức có quyền thụ lý hay không thụ lý chúng, đó là các khiếu kiện của các đại sứ hay các nhà ngoại giao nước ngoài khác; các tranh chấp giữa một bên là liên bang và bên kia là các bang cụ thể và các tranh chấp giữa bang này với các công dân của bang khác.
Với t− cách là cấp xét xử thứ hai, Toà án tối cao Mỹ có thẩm quyền xét xử lại các phán quyết của các Toà án cấp d−ới theo một trong ba trình tự thủ tục sau ®©y:
Thứ nhất, đó là xét xử lại các phán quyết của các Toà án cấp dưới theo thủ tục phúc thẩm. Giới hạn thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Toà án tối cao Mỹ do Quốc hội Mỹ quy định. Các bên trong tranh chấp đã đ−ợc Toà án cấp d−ới giải quyết đ−ợc quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm lên Toà án tối cao Mỹ trong những trường hợp khi Toà án liên bang cấp dưới thừa nhận đạo luật của bang không phù hợp với Hiến pháp Mỹ, không phù hợp với Hiệp định quốc tế hoặc với đạo luật liên bang đang có hiệu lực pháp luật. Toà án tối cao Mỹ còn có thẩm quyền xét xử phúc thẩm trong tr−ờng hợp khi Toà án cao cấp của Bang đã thảo luận về “tính hợp pháp” của Hiệp định quốc tế mà Mỹ ký kết hoặc khi Toà án cao cấp của bang đã thảo luận về đạo luật nào đó của liên bang và đã ra phán quyết mang tính chất tiêu cực.
Cần lưu ý rằng, việc các bên tranh chấp có quyền kháng cáo lên Toà án tối cao Mỹ không có nghĩa rằng Toà án tối cao Mỹ bắt buộc phải thụ lý giải quyết vụ án. Việc xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm là bắt buộc khi Toà
án tối cao Mỹ nhận thấy trong phán quyết của Toà án cấp dưới đã bị kháng cáo, có “những vấn đề liên bang cần đ−ợc giải quyết” (substantional federal questions). Trong tr−ờng hợp ng−ợc lại, Toà án tối cao Mỹ có quyền không thụ lý vụ án theo trình tự phúc thẩm.
Thủ tục thứ hai, theo đó Toà án tối cao Mỹ thực hiện vai trò của mình với tính cách là cấp xét xử thứ hai, đó là yêu cầu Toà án phúc thẩm cấp dưới (Toà
án phúc thẩm liên bang) xét xử theo trình tự “SERTI ORARI”. Theo thủ tục này, Toà án tối cao Mỹ yêu cầu Toà phúc thẩm liên bang xét xử phúc thẩm vụ
án đúng theo “tinh thần chỉ đạo” của Toà án tối cao Mỹ. Tuy nhiên, các bên tranh chấp trong vụ án cần thuyết phục Toà án rằng, trong vụ án đang xét xử phúc thẩm có cả “những lợi ích của liên bang cần giải quyết”.
Cũng giống nh− thẩm quyền xét xử phúc thẩm nh− đã trình bày trên đây Toà án tối cao Mỹ có thẩm quyền đề nghị hoặc không đề nghị Toà án phúc thẩm cấp d−ới xét xử lại vụ án theo trình tự “SERTI ORARI” và phải đ−a ra phán quyết đúng theo “tinh thần chỉ đạo” của Toà án tối cao Mỹ, thường là những vụ án hoặc có vấn đề có ý nghĩa to lớn đối với bang hoặc đã đ−ợc giải thích một cách khác biệt về mặt t− pháp hay phán quyết đã đ−ợc Toà án đ−a ra trái với ý kiến giải thích của Toà án tối cao Mỹ.
Ph−ơng thức thứ ba cho phép Toà án tối cao Mỹ thực hiện đ−ờng lối xét xử của mình đối với những vụ án đang đ−ợc thụ lý giải quyết ở cấp xét xử thấp hơn, là sử dụng thủ tục “SERTIPHIKACII” (certification). Theo thủ tục này, Toà án cấp thấp phải đề nghị Toà án cấp trên cho biết rõ quan điểm giải quyết vấn đề pháp lý mà thường là vấn đề pháp lý hết sức phức tạp nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ án cụ thể. Đối với Toà án phúc thẩm liên bang, Toà án tối cao Mỹ là cấp xét xử cao hơn, vì vậy Toà án tối cao Mỹ còn thực hiện cả vai trò t− vấn cho Toà án phúc thẩm liên bang trong những vấn đề pháp lý phức tạp. Đối với Toà án phúc thẩm liên bang, lập tr−ờng xét xử của Toà án tối cao Mỹ đối với một vụ việc nào đó, đ−ợc coi là quyết định trên thực tế và nói cách khác Toà án phúc thẩm liên bang phải giải thích pháp luật đối với vấn đề nào đó, theo quan điểm của Toà án tối cao Mỹ. Cũng có những trường hợp trên cơ sở đề nghị được tư vấn của Toà án phúc thẩm liên bang, Toà án tối cao Mỹ có thể thụ lý và giải quyết vụ án nếu thấy cần thiết.
Ngoài ba loại vụ việc nêu trên, còn có một loại vụ việc thứ t− mà việc giải quyết chúng cần đến sự can thiệp của Toà án tối cao Mỹ. Đó là trong những trường hợp đặc biệt, khi tất cả những biện pháp, phương tiện không có tác dụng thì theo đề nghị của Toà án cấp thấp, Toà án tối cao Mỹ ra những quyết định mang tính chất chuyên môn cho phép Thẩm phán Toà án cấp thấp hơn thực hiện những hành vi nhất định hoặc ngăn cấm thực hiện
chúng. Ví dụ điển hình nhất cho các loại quyết định đó là các lệnh habeas corpus - lệnh dẫn giải người bị bắt hoặc người bị tạm giam đến Thẩm phán
để Thẩm phán kiểm tra tính hợp pháp của việc giam giữ những người đó.
Quyền của Toà án tối cao Mỹ đ−ợc giám sát Hiến pháp cũng nh− việc Toà
án tối cao Mỹ tích cực sử dụng quyền năng này đ−ợc quyết định bởi vị trí của Toà án tối cao Mỹ trong cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của n−ớc Mỹ cũng nh− bởi các đặc điểm của việc hình thành và phát triển Liên hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Lời văn của Hiến pháp Mỹ không đả động gì tới vấn đề này.
Hơn nữa, bản thân t− t−ởng phân chia quyền lực cho phép quyền t− pháp
đ−ợc quyền giám sát hoạt động của Quốc hội và Chính quyền hành pháp đã
tạo ra căng thẳng từ phía các nhà lập pháp.
T− t−ởng trao quyền giám sát Hiến pháp cho Toà án không giành đ−ợc sự ủng hộ trong thời gian dự thảo Hiến pháp. Và dĩ nhiên, các nhà lập pháp hơn ai hết có xu hướng đi ngược lại tư tưởng đó. Điều này có liên quan đến quan niệm không đúng lắm cho rằng ở nước Mỹ “ba nhánh quyền lực, tức quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền t− pháp” là ba nhánh quyền lực
“ngang nhau” đúng theo nghĩa thực của từ này, vì vậy sự tồn tại và hoạt động của mỗi một nhánh quyền lực đó phải đ−ợc dựa trên cùng một đạo luật có giá
trị pháp lý cao nhất của nước Mỹ, đó là Hiến pháp Mỹ.
Thực ra, Hiến pháp Mỹ có quy định tất cả ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và t− pháp tại các điều I, II và III t−ơng ứng. Nh−ng nếu nh− hai nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp ban hành và đ−a vào áp dụng từ thời
điểm Hiến pháp có hiệu lực pháp luật, thì nhánh quyền lực thứ ba - t− pháp vẫn phải “án binh bất động” chừng nào Tổng thống và Quốc hội ch−a thực hiện những điều khoản mà Hiến pháp đã quy định. Thậm chí, theo quy định của Hiến pháp thì Toà án tối cao Mỹ không đ−ợc hoạt động chừng nào Tổng thống ch−a đ−a ra danh sách đ−ợc bổ nhiệm vào chức vụ Thẩm phán và Quốc hội ch−a phê chuẩn sự bổ nhiệm đó. Vấn đề có lẽ là ở chỗ, trong thời kỳ cách mạng và soạn thảo Hiến pháp người ta không nghĩ đến việc phải làm gì một cách cụ thể trong những tr−ờng hợp có sự vi phạm Hiến pháp và ai là ng−ời có thẩm quyền xác nhận các sự kiện vi phạm đó. Hiến pháp đ−ợc thừa nhận là
đạo luật có hiệu lực pháp luật cao nhất của đất nước, vì vậy, bất kỳ một đạo luật nào do Nghị viện thông qua và bất kỳ một lệnh nào do Tổng thống với t−
cách là người đứng đầu quyền hành pháp đưa ra nếu vi phạm Hiến pháp thì
về mặt lý thuyết đều không có hiệu lực pháp luật. Những hành vi nh− vậy của Quốc hội cũng nh− của Tổng thống đều bị coi là lạm dụng quyền lực cho nên phía bị hại đ−ợc quyền đề nghị Toà án giúp đỡ.
Trong phạm vi thực hiện chức năng của mình, Toà án tối cao Mỹ cần phải áp dụng đạo luật một cách chính xác và rõ ràng đối với những tình tiết cụ thể của vụ án. Vấn đề giải thích pháp luật (đối với bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào hoặc là đối với các điều khoản của hiệp định quốc tế) chỉ
đ−ợc đặt ra khi quy phạm đó đ−ợc quy định một cách thiếu rõ ràng, thiếu chính xác và có thể đ−ợc hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tính không rõ ràng của quy phạm pháp luật có thể xuất phát từ cách diễn đạt của nhà làm luật
đã không thể hiện đ−ợc nội dung đích thực mà mình mong muốn hoặc từ sự nh−ợng bộ mang tính chất thoả hiệp của những ng−ời có các cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề mà đạo luật điều chỉnh. Tính không rõ ràng của quy phạm pháp luật còn có thể là hậu quả của trình độ chuyên môn không cao của những ng−ời chịu trách nhiệm biên tập cuối cùng lời văn của quy phạm hoặc xuất phát từ lỗi cẩu thả của họ.
Thực tiễn lập pháp Mỹ cho thấy có khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật tương đối phức tạp về cấu trúc quy phạm và phương thức thể hiện ý định của nhà làm luật, nên việc giải thích đ−ợc chúng là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Nếu chỉ dừng lại ở việc giải thích pháp luật, thì các Toà án ở n−ớc Mỹ không khác biệt mấy so với các Toà án ở các n−ớc khác. Tuy nhiên, Toà án tối cao Mỹ không chỉ có quan tâm đến giải thích lời văn của điều luật mà nó còn làm đ−ợc nhiều hơn thế nữa bởi lẽ lời văn của điều luật ch−a phải là tất cả
của pháp luật. Sự giải thích của Toà án Mỹ mà tr−ớc hết là sự giải thích của Toà án tối cao Mỹ về pháp luật, trước hết đó là sự giải thích mang tính chính trị, làm cho pháp luật thích nghi với hoàn cảnh tại thời điểm mà nó tồn tại.
Phán quyết mà Toà án tối cao Mỹ đ−a ra về vấn đề liên quan đến Hiến pháp hay đạo luật nào đó, trước hết đó là phán quyết mang tính chính trị thể hiện các tình huống chính trị đ−ợc phản ánh vào ý thức pháp luật của các thành viên của Toà án tối cao Mỹ.
Các thành viên của Toà án tối cao Mỹ có quan hệ hết sức chặt chẽ với hệ thống chính trị. Chức vụ Thẩm phán của họ do ng−ời chiến thắng trong các cuộc bầu cử Tổng thống bổ nhiệm và do Th−ợng viện phê chuẩn, thì thử hỏi liệu họ có đánh giá tình huống chính trị khác đi so với cách đánh giá của Tổng thống Mỹ hay không? Không nên hiểu một cách đơn giản rằng Toà án tối cao Mỹ phụ thuộc “giới chính trị gia” là vì các Thẩm phán sợ mất chức vụ. Sự phụ thuộc của Toà án tối cao Mỹ vào “giới chính trị gia” xuất phát từ nguyên nhân sâu xa hơn, phức tạp hơn cái gọi là “nguy cơ mất chức” của các Thẩm phán.
Toà án tối cao gồm những luật gia có trình độ pháp luật “uyên thâm”, có kinh nghiệm sống dồi dào. Một số Thẩm phán Toà án tối cao Mỹ trước đây đã từng làm Thẩm phán, Luật s− tại các Toà án cấp thấp. Một số Thẩm phán khác