CHƯƠNG VI: ĐẠI LÝ VÀ MÔI GIỚI BẢO HIỂM
II. MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Môi giới bảo hiểm là trung gian bảo hiểm tư vấn cho khách hàng của mình (người tham gia bảo hiểm) và thu xếp bảo hiểm cho khách hàng đó.
Như vậy, môi giới bảo hiểm là người trung gian giữa doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng, đại diện chủ yếu cho quyền lợi khách hàng và có nhiệm vụ tham mưu tư vấn, thu xếp các hợp đồng bảo hiểm cho họ. Môi giới là người được khách hàng ủy quyền và luôn hành động vì lợi ích của khách hàng.
2.2 Phân loại môi giới bảo hiểm a. Môi giới bảo hiểm gốc
Là tổ chức hoặc cá nhân đứng ra dàn xếp các vấn đề về bảo hiểm giữa khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm.
Hoạt động môi giới bảo hiểm gốc mang lại nhiều lợi ích:
- Tư vấn cho khách hàng về quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất.
- Thông báo cho khách hàng biết về những văn bản quy phạm pháp luật mới nhất về bảo hiểm và các lĩnh vực có liên quan, giúp khách hàng xem xét các vụ đã bồi thường để nhận ra những hạn chế và do đó có thể giảm bớt các vụ khiếu nại trong tương lai. Điều này cũng tiết kiệm cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
- Giới thiệu khách hàng mới cho doanh nghiệp bảo hiểm
- Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu các khoản thuế liên quan đến phí bảo hiểm, …
b. Môi giới tái bảo hiểm
Là người hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp bảo hiểm gốc làm việc với các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong việc bảo hiểm cho chính các doanh nghiệp bảo hiểm gốc.
Hoạt động môi giới tái bảo hiểm mang lại nhiều lợi ích:
- Thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận với nhiều doanh nghiệp tái bảo hiểm.
- Các doanh nghiệp bảo hiểm gốc nhận được khối lượng dịch vụ lớn hơn, do đó khách hàng sẽ được đảm bảo tài chính tốt hơn.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm gốc lập kế hoạch đối phó với những tổn thất mang tính thảm họa như bão, lốc, động đất, … xảy ra hàng năm
- Tạo thêm công ăn việc làm, hạn chết chảy máu ngoại tệ do giữ được dịch vụ trong nước, tăng nguồn thu từ thuế và góp phần đưa công nghệ cao vào đất nước.
- Tăng khả năng kiểm soát của chính phủ đối với hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm có trụ sở ở nước ngoài.
- Tăng khả năng quản lý của chính phủ đối với các nội dung chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm như: nội dung hợp đồng bảo hiểm, quy định biểu phí bảo hiểm,…
2.3 Nhiệm vụ của môi giới bảo hiểm
Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam quy định: “nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:
1. Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;
2. tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm,
3. đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm
4. thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm” (điều 90, mục 2, chương IV)
và “doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ:
a. thực hiện việc môi giới trung thực
b. không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm
c. bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra” (khoản 2, điều 91, mục 2 chương IV)
2.4 Quyền lợi của môi giới bảo hiểm
- Được trả tiền hoạt động (gọi là hoa hồng môi giới bảo hiểm) và các khoản tiền khác
- Được đào tạo về nghiệp vụ bảo hiểm
- Được doanh nghiệp bảo hiểm bảo trợ về kỹ thuật và thương mại - Được hỗ trợ các phương tiện hoạt động