PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO

Một phần của tài liệu Bài giảng môn bảo hiểm phần 2 hà kim thủy, trần thị phương mai (Trang 34 - 38)

Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm thường được doanh nghiệp triển khai theo một quy trình thống nhất bao gồm ba khâu cơ bản:

- khai thác bảo hiểm (bán các dịch vụ, các sản phẩm bảo hiểm) - đề phòng và hạn chế tổn thất (kiểm soát tổn thất)

- giám định và bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm 1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khai thác

Hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải tiến hành lập kế hoạch khai thác cho từng nghiệp vụ, từng loại sản phẩm bảo hiểm. Để lập kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch khai thác có thể vận dụng các chỉ số

- chỉ số nhiệm vụ kế hoạch (iNK):

iNK = yK / y0

- chỉ số hoàn thành kế hoạch (iHK) iHK = y1 / y0

- chỉ số thực hiện (i) i = y1 / y0

trong đó, y1, y0, yK là mức độ khai thác kỳ báo cáo, kỳ gốc và kỳ kế hoạch.

Các mức độ trên (y1, y0, yK) có thể là: số hợp đồng, số giấy chứng nhận bảo hiểm, số đơn bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm. Trong bảo hiểm nhân thọ, chúng có thể là: số hợp đồng khai thác mới, số hí bảo hiểm thu năm đầu tiên của những hợp đồng khai thác mới, …

1.1 Phân tích cơ cấu khai thác

Các doanh nghiệp bảo hiểm thường triển khai cùng một lúc nhiều nghiệp vụ, nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để xác định và đánh giá được nghiệp vụ nào, sản p hẩm nào là chủ yếu cũng như xu hướng phát triển của chúng trong tương lai cần phải tính toán và phân tích cơ cấu khai thác. Hướng phân tích này đơn giản, dễ hiểu song tác dụng lại rất lớn, vì thế nó được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh.

Phân tích cơ cấu khai thác bảo hiểm chủ yếu được thực hiện với các chỉ tiêu: Tổng số hoạt động bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm.

- đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

cơ cấu doanh thu theo loại hình bảo hiểm (tài sản, trách nhiệm và con người phi nhân thọ). Theo xu hướng chung thì nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu thường chiếm tỷ trọng

cao trong tổng doanh thu, nhưng khi phân tích cần quan tâm đến lợi nhuận mà doanh nghiệp hoặc loại hình bảo hiểm đó mang lại.

những nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai thường có tỷ trọng doanh thu thấp, nhưng nếu tính toán và so sánh trong nhiều năm, có thể thấy được xu hướng biến động và triển vọng của nghiệp vụ trong thời gian tới.

mỗi nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có những đặc thù riêng về đối tượng khách hàng, phạm vi bảo hiểm. Để có cơ sở đánh giá thực trạng, lập kế hoạch khai thác, dự báo diễn biến của thị trường và chọn lựa các biện pháp cạnh tranh hữu hiệu, cần phải phân tích cơ cấu khai thác chi tiết theo nhiều tiêu thức.

- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

Phân tích cơ cấu số hợp đồng khai thác mới, số phí bảo hiểm thu năm đầu tiên của các hợp đồng khai thác mới, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc, … phải được thực hiện định kỳ thường xuyên và càng chi tiết càng tốt. Cơ cấu các chỉ tiêu trên không chỉ phản ánh trung thực khâu khai thác mà còn giúp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quản lý tốt các loại hợp đồng, hoàn thiện và cải tiến sản phẩm, tổ chức tốt dịch vụ khách hàng, xác định chính xác thị trường mục tiêu, …

Các chỉ tiêu trên có thể được phân tích chi tiết theo:

+ Sản phẩn bảo hiểm nhân thọ (bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh lý, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm nhân thọ tổng hợp, …)

+ Khách hàng tham gia bảo hiểm (nam, nữa, vùng lãnh thổ, độ tuổi, …)

+ Số tiền bảo hiểm (từ 5 đến 10 triệu, từ 10 đến 20 triệu đồng, từ 20 đến 30 triệu đồng, …)

+ Phương thức nộp phí bảo hiểm (nộp phí theo tháng, theo quý, theo năm hay nộp phí 1 lần, …)

Ví dụ: thực trạng và cơ cấu các sản phẩm BHNT mới khai thác trong ba năm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ A:

Qua bảng trên ta thấy, các sản phẩm “bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp” và “bảo hiểm an sinh giáo dục” khai thác được qua các năm là rất lớn, chiếm tuyệt đại đa số trong tổng lượng hợp đồng khai thác mới và có xu hướng tăng lên. Ngược lại, các sản phẩm

“bảo hiểm sinh kỳ” và “bảo hiểm tử vong có kỳ hạn” chiếm tỷ trọng không đáng kể và lại có xu hướng giảm đi. Kết quả trên phản ánh thực trạng và xu hướng biến động của từng loại sản phẩm. Qua đó giúp doanh nghiệp bảo hiểm có định hướng đúng đắn để cải tiến và thiết kế sản phẩm mới thay thế những sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đồng thời, còn giúp các đại lý bảo hiểm nhân thọ xác định được khách hàng mục tiêu để tiến hành khai thác có hiệu quả

1.2 Phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác bảo hiểm

Trong quá trình khai thác, có một số nghiệp vụ và một số sản phẩm bảo hiểm phát sinh tính thời vụ, như : bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, bảo hiểm xây dựng và xây lắp, bảo hiểm an sinh giáo dục, ... Việc xác định và vạch rõ ính thời vụ cho mỗi nghiệp vụ và mỗi loại sản phẩm bảo hiểm là rất cần thiết. Bởi vì, tính thời vụ là cơ sở thực tế giúp doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức khai thác bố trí và sử dụng lao động hợp lý, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết để ký kết hợp đồng bảo hiểm. Phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác có thể sử dụng các phương pháp:

- Tính chỉ số thời vụ theo các tháng trong năm Ki = Xi / X

trong đó

k : chỉ số thời vụ tháng thứ i

Xi : Mức độ khai thác tháng thứ i

X: mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm X = (X1 + X2 + … X12) / 12

Chỉ số thời vụ theo tháng (ki) phản ánh mối quan hệ giữa mức độ khai thác trong từng tháng với mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm. Kết quả tính ra càng gần 1 thì tính chất thời vụ trong tháng đó càng ít và ngược lại. Có thể đưa kết quả tính toán của 12 tháng trong năm lên một biểu đồ sẽ dễ dang nhận thấy tính chất thời vụ trong từng tháng. Nếu tính toán và so sánh kết quả nhiều năm liên tục sẽ lộ rõ tính quy luật trong khâu khai thác đối với từng nghiệp vụ hay từng loại sản phẩm bảo hiểm, sau khi xác định được các chỉ số thời vụ theo tháng, cần tính thêm hệ số biến thiên để thấy được sự biến động tương đối về mức độ khai thác.

2. phân tích tình hình kiểm soát tổn thất

Kiểm soát tổn thất liên quan đến cả trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu làm tốt khâu này, số vụ tổn thất sẽ giảm đi và mức độ tổn thất trong mỗi vụ cũng giảm, từ đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiết kiệm được số tiền bồi thường hoặc chi trả. Kiểm soát tổn thất bao gồm cả đề phòng và hạn chế tổn thất, cho nên khâu này không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội rất lớn. Tổn thất không xảy ra và kiểm soát được tổn thất tạo thêm niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp bảo hiểm và hơn thế nữa là góp phấn bảo đảm an toàn cho xã hội. đối với mỗi loại hình, mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau công tác đề phòng và hạn ché tổn thất cũng khác nhau.

Dù thực hiện đề phòng và hạn chế tổn thất theo phương thức nào chăng nữa thì hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải chi ra một khoản tiền nhất định trong tổng số phí bảo hiểm thu được. Để nâng cao hiệu quả của khoản chi này cần phải thống kê chi tiết số vụ tổn thất xảy ra theo các nguyên nhân khác nhau, sau đó phân tích và đề ra các biện pháp kiểm soát tổn thất phù hợp và có tính khả thi cho từng nghiệp vụ bảo hiểm.

Phân tích tình hình đề phòng và hạn chết tổn thất có thể tiến hành theo các bước sau:

- So sánh và đánh giá các vụ tổn thất xảy ra do các nguyên nhân khác nhau, so với cùng kỳ hoặc so với kỳ trước khi thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chết tổn thất.

- Vân dụng phương pháp phân tổ, phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra trong khâu này với số vụ tổn thất xảy ra với số tiền bồi thường thực tế của doanh nghiệp bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn bảo hiểm phần 2 hà kim thủy, trần thị phương mai (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)