III. Tài sản dài hạn
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
2.4.1 Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn.
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm
2010 Chênh lệch 1. Tỷ trọng Tài sản
ngắn hạn
Tổng tài sản ngắn hạn
94,22 85,83 8,40
Tổng tài sản 2. Tỷ trọng Tài sản
dài hạn
Tổng tài sản dài hạn
5,78 14,04 (8,26)
Tổng tài sản
3. Tỷ trọng Nợ Tổng nợ
68,13 60,54 7,59
Tổng nguồn vốn 4. Tỷ trọng vốn CSH Tổng vốn CSH
31,87 39,46 (7,59)
Tổng nguồn vốn
Nhận xét:
- Tỷ trọng TSNH cho biết mứcđộ đầu tư của đồng vốn kinh doanh vào TSNH. Năm 2011 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 94,22 % trong tổng tài sảnvà đã tăng 8,40 % so với năm 2010, co nghĩa là năm 2011, 1 đòng nguồn vốn kinh doanh của Công ty hình thành nên 0,9422đồng tài sản ngắn hạn.Điều này là do trong năm 2011, Công ty đã tăng đáng kể lượng hàng tồn kho cùng các tài sản ngắn hạn khác, đồng thời nới lỏng chính sách tín dụng. Có thể thấy Công ty đã có những sự chuẩn bị cần thiết để giúp ổn định nguồn
nguyên liệu, nguồn hàng phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm gia tăng doanh thu bán hàng vào năm sau.
- Tỷ trọng TSDH của Công ty năm 2011 có sự sụt giảm so với năm trước.Nếu năm 2010 trong tổng tài sản của Công ty thì TSDH chiếm 14,04%, còn sang đến năm 2011, tỷ lệ này chỉ còn 5,87%, giảm 8,26% so với năm 2010. Điều này cho ta thấy Công ty đã giảm mua sắm TSCĐ cũng như giảm đầu tư vào các khoản tài chính dài hạn khác. Đây là kết quả tất yếu của một năm kinh tế còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đều phải thận trọng trong các quyết định đầu tư.
- Tỷ trọng nợ: cho biết 1 dồng tài sảnđược tài trợ từ bao nhiêu đồng nợ. Tỷ lệ nợ phải trả trên nguồn vốn Công ty là 68,13% năm 2011, tăn 7,59% so với năm 2010. Từ hệ số này cho ta thấy để đầu tư 1 đồng cho tài sản Công ty phải huy động vào năm 2010 là 60,54 đồng và năm 2011 là 68,13 đồngtừ nguồn nợ. Như vậy ta có thể thấy năm 2011, Công ty phải huy động vốn với chi phí cao hơn nên rủi ro tài chính cũng cao hơn, do đó Công ty nhất thiết phải có chiến lược quản lý, sử dụng nguồn vốn này hiệu quả hơn.
- Tỷ trọng vốn CSH:cho biết 1 đồng nguồn vốn của Công ty được hình thành từ bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2011 vốn chủ sở hữu chiếm 31,87 % trên tổng nguồn vốn,giảm 7,59%% so với năm 2010.Như vậy vào năm 2011, 1 đồng vốn của doanh nghiệp được hình thành từ 0,3187 đồng vốn CSH còn năm 2010 con số này là 0,3964 đồng. Đó là do nợ phải trả của năm 2011 tăng lên 42,09% so với năm 2010 dẫn đến sự tự chủ về tài chính của Công ty cũng bị giảm sút.
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Đơn vị: Lần Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch 1. Khả năng thanh toán
ngắn hạn
Tổng tài sản ngắn hạn
1,46 1,45 0,01
Tổng nợ ngắn hạn 2. Khả năng thanh toán
nhanh
(TSNH-Hàng tồn kho)
1,21 1,16 0,05
Tổng nợ ngắn hạn 3. Khả năng thanh toán
tức thời
Tiền và các khoản tương
đương tiền 0,57 0,38 0,19
Tổng nợ ngắn hạn Nhận xét:
- Khả năng thanh toán ngắn hạn:Ý nghĩa của chỉ tiêu này là doanh nghiệp có thể dùng bao nhiêu đồng TSNH để thanh toán cho các khoản nợ NH khi đến hạn. Năm 2010,
hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty là 1,45 lần, đến năm 2011, hệ số này tăng lên là1,46 lần. Nghĩa là năm 2011, 1 đồng nợ NH của Công ty được đảm bảo bằng 1,46 đồng TSNH, tăng 0,01 đồng so với năm 2010. Điều này cho thấy rủi ro thanh khoản trong năm 2011 giảm so với năm 2010.
- Khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số này chỉ ra: Khi các khoản nợ NH đến hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng TSNH để chi trả mà không cần bán hàng tồn kho. Như vậy năm 2011, 1 đồng nợ NH được đảm bảo bằng 1,21 đồng TSNH có khả năng thanh khoản cao, tăng 0,05 đồng so với năm 2010. Điều này cho thấy khả năng đápứng chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của Công ty vẫnở mức cao.
Cả hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh của Công ty đều lớn hơn 1 và tăng lên so với 2010 như vậy ta thấy hoạt động của Công ty khá an toàn, các nguồn tài sản ngắn hạn đủ để Công ty thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
- Khả năng thanh toán tức thời: năm 2011 là 0,57 lần, năm 2009 là 0,38 lần. Hệ số này tăng là do Công ty đã tăng lượng tiền mặt và các khoản tương đương, điều nàyđảm vảo khả năng thanh toán của Công ty.
Qua các hệ số trên ta có thể thấy được hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh của Công ty luôn giữ ở mức cao, đảm bảo thanh khoản. Điều này góp phần xây dựng hình ảnh của Công ty, thu hút và tạo dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư. Thế nhưng, chỉ số thanh toán tức thời còn thấp Công ty nên cân nhắc tăng lương dự trữ tiền mặt và các khoản tương đương để đảm bảo những khoản thanh toán tức thời.
2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Bảng 2.5 . Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Đơn vị:Lần Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản
Doanh thu thuần
2,04 1,84 0,21
Tổng tài sản Nhận xét:
Chỉ tiêu này cho biết: bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận.Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản năm 2011 là 2,04 lần, năm 2010 là 1,85 lần. Hệ số này tăng là do doanh thu thuần tăng 37%, tăng cao hơn mức tăng của tài sản.
Hệ số cho thấy, bình quân 1đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra được 2,04 đồng doanh thu thuần trong năm 2011.Tuy hệ số này là khá cao nhưng giá vốn
hàng bán lại rất cao,khiến lợi nhuận gộp,lợi nhuận ròng còn thấp.Vì thế Công ty nên xem xét lại, cắt giảm đầu tư những ngành kinh doanh gây ứ đọng vốn, hiệu quả thấp. Ngoài ra, Công ty còn phải chú ý đến quản lý giá vốn hàng bán, tìm thêm nhà cung cấp để có thể cắt giảm chi phí tới mức tối thiểu.
2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của quá trình kinh doanh. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình. Song nếu chỉ đánh giá qua chỉ tiêu lợi nhuận thì nhiều khi kết luận về chất lượng kinh doanh có thể bị sai lầm bởi có thể số lợi nhuận này chưa tương xứng với lượng vốn và chi phí bỏ ra, lượng tài sản đã sử dụng.
Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Đơn vị: % Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch Tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế
3,91 4,80 (0,90)
Tổng tài sản Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
1,92 2,62 (0,70)
Doanh thu thuần Tỷ suất sinh lời trên
VCSH
Lợi nhuận sau thuế
12,27 12,18 0,09
VCSH Nhận xét:
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:Chỉ tiêu này có nghĩa1 đồng TS của doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Trong năm 2011 Công ty cũng chứng kiến sự sụt giảm của tỷ suất sinh lời trên tài sản. Năm 2010, nếu 1 đồng đầu tư cho TS sinh lời 4,80 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2011 chỉ tạo ra 3,91 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy khả quản lý TS đang gặp nhiều vấnđề.
`- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:Chỉ tiêu này có ý nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong năm 2011, hệ số này là 1,92%, giảm 0,70% so với năm 2010. Trong năm 2011 Công ty phải đối mặt thời kì bão giá, giá của hầu hết các hàng hóa và nguyên vật liệu đều tăng cao, điều này ảnh hưởng mạnh tới giá vốn của hoạt động kinh doanh. Cụ thể là giá vốn năm 2011 vẫn ở mức rất cao 105.699.129.283 VNĐ, tăng 37,67% so với năm 2010. Ta thấy do giá vốn tăng lên khiến cho tỷ suất sinh lời đạt được trên doanh thu thuần là rất thấp. Ngoài ra, các khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí tài chính... cũng tăng cao. Những nhân tố này là nguyên nhân chính dẫn tới tốc độ tăng
của lợi nhuận sau thuế chưa cao, trong khi tốc độ tăng doanh thu lại lớn điều này dẫn tới tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:Chỉ tiêu này cho biết1 đồng vốn CSH tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, năm 2011, 1 đồng vốn CSH tạo 12,27 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,09 đồng so với năm 2010. Tỷ suất sinh lời cho chủ sở hữu tuy có tăng lên nhưng vẫn còn thấp. Điều này do Công ty đầu tư vào một số lĩnh vực còn kém hiệu quả. Vì thế, Công ty cần có những chính sách,chiến lược kinh doanh mới để đầu tư vốn hiệu quả hơn,tập trung đầu tư nững ngành có tỷ suất sinh lời cao hơn để tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu, tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tạo niềm tin cho cổ đông.