NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 3.1. Đánh giá chung về môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP - CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 2 HÀ NỘI (Trang 27 - 30)

Trong những năm qua, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởngnăng động nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới với tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Sự tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam trong mấy năm qua có sự đóng góp quan trọng của ngành.

Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, môi trường cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn với những cơ hội và thách thức mới.Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng là một yếu tố có tác động nhất định tới thị trường xây dựng.

3.1.1. Thuận lợi.

- Gia nhập WTO mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, khi mối quan hệ giao thương giờ đây được mở rộng không chỉ trong nước, mà còn là các thị trường lớn của các nước trên thế giới.Môi trường đầu tư kinh doanh hiện nay của Việt Nam đang được cải thiện dần, tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước.

- Việt Nam là một nước đang phát triển, có nguồn lao động trẻ dồi dào, giá thuê nhân công lại rẻ nên đây cũng là một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty nói riêng.

- Môi trường chính trị trong nước ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong cả nước nói chung và cho công ty nói riêng.

3.1.2. Khó khăn.

- Các doanh nghiệp thương mại hiện nay đã và đang phải đối mặt với những khó khăn do biến đổi dồn dập về giá cả, tỷ giá USD và lãi suất vay vốn.

- Nguồn lực lao động trong nước tuy sẵn có và giá thành rẻ, tuy nhiên lại thiếu trình độ cần thiết và thường đòi hỏi phải được đào tạo lại mất nhiều thời gian và chi phí.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng rất khó khăn trong việc đầu tư để thu hút được nguồn nhân lực tốt cho sản xuất - kinh doanh của mình. Thiếu đi nguồn nhân lực có khả năng, có trình độ chuyên môn cao, doanh nghiệp sẽ rất khó phát triển; khó tiếp nhận các kỹ thuật, công nghệ hiện đại cũng như chậm trễ trong việc đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất kinh doanh; mất đi các cơ hội kinh doanh trong nước và trong việc giao thương trên thị trường khu vực và thế giới. Cơ hội cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thu hút nguồn nhân lực giỏi, có trình độ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù phải trả

lương và có chính sách đãi ngộ cao hơn so với các Công ty danh tiếng, nhưng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi vẫn không thích đến làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ..

- Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất kinh doanh là giá cả xăng dầu và nguyên vật liệu không ổn định. Thời gian vừa qua, giá xăng dầu tăng gây tăng chi phí chung, biến động thất thường của giá hàng hóa nhập khiến nhiều ngành nghề ngưng trệ. Điều này cũng tác động lớn đến doanh nghiệp thương mại, khiến chi phí đầu vào tăng cao, làm giảm lợi nhuận thuần.

3.2. Những ưu điểm, tồn tại của Công ty và biện pháp khắc phục.

3.2.1. Ưu điểm.

- Lợi thế của Công ty là hoạtđộng trong lĩch vực xây dựng các công trình giao thông phục vụđời sống.

- Công ty có đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, có trình độ, luôn năng động. Cán bộ công nhân viên cần cù đoàn kết, ham học hỏi và gắn bó với Công ty nên sức mạnh về nguồn nhân lực là ưu thế cạnh tranh .

- Cơ sở vật chất đáp ứng được nhiệm vụ sản suất kinh doanh.

3.2.2. Tồn tại.

- Trình độ quản lý và ý thức làm việc chưa cao thể hiện qua việc đôi khi tiến độ giao hàng còn bị chậm trễ.

- Việc mở rộng thị trường cần được tiến hành mạnh mẽ hơn khi mà ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh mới trên thị trường truyền thống của Công ty là các công trình giao thông đô thị. Bên cạnh đó, công tác Marketing của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn: chưa xác định được những khách hàng chiến lược, chưa định hướng được thị trường tiềm năng...

- Về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, công ty chưa có được chính sách ổn định và thu hút được cán bộ và công nhân có năng lực chuyên môn cao, kinh nghiệm tốt.

- Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ta thấy, trong mấy năm trở lại đây vấn đề giá nguyên vật liệu, hàng hóa luôn là khó khăn của hầu hết các Công ty xây dựng. Tình trạng giá vốn cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Mặc dù đã chủ động dự trữ các mặt hàng nhưng Công ty vẫn bị tác động không nhỏ đến quá trình kinh doanh, giá vốn hàng bán cao trực tiếp ảnh hưởng làm lợi nhuận thu về trên doanh thu còn thấp.

- Ngoài ra, chi phí cho hoạt động cho hoạt động bán hàng như chi phí cho hoạt động marketing sử dụng chưa thật hiệu quả và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa phát triển xứng đáng với nguồn kinh phí bỏ ra.

3.3. Biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Công ty nên tập trung vào những ngành có lợi thế cạnh tranh để có thể phát huy được sức mạnh về thị trường, chiếm lĩnh thị phần trong phân phối một số mặt hàng trọng điểm.Việc chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm rất khốc liệt, gây nhiều khó khăn cho Công ty. Để khắc phục điều này Công ty nên thực hiện điều tra thị trường một cách toàn diện để khai thác thị trường tiềm năng với những mặt hàng có nhu cầu lớn ở hiện tại và trong tương lai. Và để nâng cao sức cạnh tranh, Công ty cần phải mở rộng tìm kiếm các nguồn hàng và thị trường trong nước cũng như quốc tế.

- Trong mọi lĩnh vực kinh doanh khách hàng luôn là trung tâm định hướng cho mọi hoạt động của Công ty. Vì vậy để nâng cao năng lực canh tranh Công ty cần chú trọng đáp ứng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, luôn phải ý thức duy trì, chăm sóc và củng cố mối quan hệ với khách hàng lâu năm, mở rộng tăng cường tìm kiếm những khách hàng mới. Ngoài ra, mối quan hệ với nhà cung cấp cũng rất quan trọng, hỗ trợ thực hiện tốt quá trinh kinh doanh và đảm bảo nguồn cung hàng hóa.

- Biện pháp để giảm chi phí và giá vốn hàng bán là Công ty phải có chính sách quản lý chi phí bán hàng. Thêm vào đó để giảm giá vốn các mặt hàng Công ty cần tìm thêm các nhà cung cấp mới để chủ động về nguồn hàng, để mua với giá thấp hơn.

- Ngoài ra, Công ty còn phải chú trọng đặt ra các chính sách quản lý để tối thiểu các khoản chi phí bán hàng, sử dụng hiệu quả các khoản chi dành cho hoạt động bán hàng như giới thiệu, tiếp thị sản phẩm, quan hệ khách hàng, nhà cung cấp để có phát triển mạng lưới kinh doanh rộng hơn.

3.4. Định hướng phát triển của Công ty cổ phầncông trình giao thông 2 Hà Nội

Với khẩu hiệu “Phát triển cùng Đất nước” Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội đã cung cấp cho các công trình giao thông tại Hà Nội các thiết bị có chất lượng cao, đồng thời chính sách chất lượng “Hướng tới Khách hàng - Cung cấp những sản phẩm đã được cải tiến nhằm thỏa mãn các yêu cầu của Khách hàng” luôn là định hướng phát triển của Công ty.

- Đầu tư nguồn lực để phát triển năng lực sản xuất, đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nhằm tăng thị phần ở thị trường trong nước, hướng ra thị trường nước ngoài cũng như tranh thủ các điều kiện bên ngoài để phát triển sản xuất, nhằm giúp Công ty nhanh chóng tham gia quá trình hội nhập vào thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP - CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 2 HÀ NỘI (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w