S ự phát sinh rễ ở thực vật và hình thái các loại rễ

Một phần của tài liệu khảo sát môi trường và điều kiện nuôi cấy tạo rễ in vitro của cây đương quy nhật bản (angelica acutiloba kitagawa) (Trang 21 - 26)

Rễ là cơ quan sinh dưỡng nằm dưới đất của cây, có nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và muối khoáng hoà tan trong nước để chuyển lên các cơ quan trên mặt đất (thân và lá). Rễ giữ chặt cây vào đất, dự trữ chất dinh dưỡng, ở một số ít loài, rễ cũng tham gia vào việc sinh sản sinh dưỡng (Trương Thị Đẹp, 2007).

1.3.1. Rễ trụ

Theo Nguyễn Bá (2007), rễ trụ là đặc trưng cho các cây hai lá mầm gồm có rễ chính và rễ phụ. Rễ chính hay rễ cấp một của thực vật có hạt phát triển từ mô phân sinh tận cùng của đỉnh rễ phôi. Rễ bên hay rễ phụ là rễ thứ cấp từ rễ chính phân nhánh thành rễ cấp hai, rễ cấp ba... Rễ chính và các rễ bên hợp thành hệ rễ trụ của thực vật bậc cao (Hình 1.3)

1.3.2. Rễ chùm

Theo Nguyễn Bá (2007), rễ chùm là đặc trưng cho cây một lá mầm như rễ cây ở lớp Hành. Rễ đầu tiên tồn tại một thời gian ngắn và sau đó hệ rễ được tạo thành từ các rễ phát sinh từ mấu thân, phân nhánh và phát triển với mức độ gần giống nhau nên tương đối đồng đều về kích thước (Hình 1.3).

Hình 1.3. Rễ trụ, rễ chùm và cấu trúc của rễ

http://www.cfwep.org/education/smsp/module07/m0708-content-psroot.html

http://www.tutorvista.com/content/biology/biology-iii/angiosperm-morphology/root- system.php

1.3.3. Rễ biến dạng

Hình 1.4. Các loại rễ biến dạng http://thuocnam.vn/wp-content/uploads/2011/05/cu-den-ca-rot.jpg, http://www.zda.vn/d/32363

Cây phát triển ở những môi trường khác nhau, rễ có thể thay đổi hình dạng và cấu tạo để thực hiện những chức năng đặc biệt:

1.3.3.1. Rễ củ

Ở một số cây, rễ phồng to và nạc, chứa chất dự trữ tạo thành rễ củ, đây là dạng biến đổi của rễ và có sự tham gia của trụ thượng diệp và trụ hạ diệp. Rễ củ có thể phát triển từ rễ chính, như củ cải, carot hoặc có thể phát triển từ rễ bên, như sắn, khoai lang (Hình 1.4).

1.3.3.2. Rễ thở (rễ hô hấp)

Thường gặp ở các cây sống vùng ngập mặn hoặc các cây ở vùng đầm lầy, ở những nơi rễ khó hấp thụ không khí như cây Bụt mọc (Taxodium distichum), cây Bần (Someratia), cây Vẹt (Bruguiera). Ở các cây này có những rễ chuyên hóa, ngoi lên khỏi mặt đất trông như những cái cọc hay mũi chông cắm tua tủa xung quanh gốc cây. Trên rễ có nhiều lỗ ở phần vỏ để lấy oxy cho các phần rễ nằm dưới nước hay đất lầy (Hình 1.4).

1.3.4. Rễ bất định

Hình 1.5. Sự phát sinh rễ phụ ở Lilium sp.

http://kentsimmons.uwinnipeg.ca/2153/lb3pg4.htm

Theo Bùi Trang Việt (2000), rễ bất định phát sinh và phát triển không từ phôi hợp tử mà từ những bộ phận khác của cây như thân, cuống hoặc lá. Rễ bất định là loại rễ đặc biệt, thường là kết quả của stress hoặc sự tổn thương. Theo Mai Trần

Ngọc Tiếng (2001), rễ bất định là những rễ thường gặp ở thực vật có mạch và được tạo ra ở nhiều vùng trên cơ thể thực vật. Hình thái giải phẫu có thể chung cho rễ thứ cấp và rễ bất định, chỉ khác biệt là rễ bất định không xuất hiện từ rễ chính (Hình 1.5 và 1.7)

1.3.4.1. Rễ chống hay rễ cà kheo

Thường gặp ở các cây ngập mặn ven biển như Đước (Rhizôphra), Dà (Ceriops). Rễ chống phát triển từ thân, cành mọc tỏa ra thành hình cung rồi cắm xuống đất làm thành hệ thống chống đỡ cho cây chịu đựng được tác động của sóng, gió, thủy triều (Hình 1.6)

1.3.4.2. Rễ cột

Rễ cột mọc ra từ cành đâm thẳng xuống đất, to dần lên và phân nhánh, cắm chặt vào trong đất như ở Đa (Hình 1.6).

1.3.4.3. Rễ khí sinh

Rễ khí sinh mọc ra từ thân, rơi thỏng xuống, lơ lửng trong không khí. Những rễ này thường có màu lục do tế bào chứa nhiều chất diệp lục thường thấy ở nhiều loài phong lan (Hình 1.6).

1.3.4.4. Rễ bám

Thường gặp ở một số cây leo, chúng giúp cây bám chắc vào tường, vào giàn như rễ trầu không, rễ cây sộp (Ficus pumila) (Hình 1.6).

1.3.4.5. Rễ mút

Rễ của các cây ký sinh hoặc nửa ký sinh, hút thức ăn từ chất hữu cơ có sẵn trong cây chủ. Các rễ này đâm sâu vào mô mềm và các bó mạnh cây chủ, hút lấy nước và chất hữu cơ cần thiết như rễ tơ hồng, tầm gửi (Hình 1.6).

1.3.4.6. Rễ tơ (Hairy root)

Rễ tơ là rễ bất định được hình thành ở gần vị trí nhiễm khuẩn sau khi được chèn đoạn T – DNA của vi khuẩn Gram âm Agrobacterium rhizogenes Conn. sống trong đất (Chilton và cs, 1982) (Hình 1.6).

Hình 1.6. Các loại rễ bất định

http://caycanhvietnam.com/news/detail/tai-sao-mot-cay-da-co-the-thanh-rung--1567.html, http://violet.vn/quangdailoc/document/show/entry_id/3001352,

http://www.macgarden.com.vn/index.php?lang=vn&control=product&view=detail&gid=1 32, http://vista.tutorvista.com,

http://www.rootec.com/index.php?p=2,http://www.fbs.leeds.ac.uk/nem/Anti-feedants.htm

Một phần của tài liệu khảo sát môi trường và điều kiện nuôi cấy tạo rễ in vitro của cây đương quy nhật bản (angelica acutiloba kitagawa) (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)