3.4.1. Kết quả
3.4.1.1. Thí nghiệm 4a: Mẫu cấy phiến lá
Nguồn carbohydrate có ảnh hưởng lên sự hình thành mô sẹo ở phiến lá cây Đương quy Nhật Bản (Hình 3.16).
Hình 3.16. Ảnh hưởng của loại đường và nồng độ đường lên sự hình thành mô sẹo và rễ bất định ở phiến lá cây Đương quy Nhật Bản ở ngày thứ 25. Thanh ngang: 1 mm Ghi chú: G hoặc S bên trái đại diện cho glucose hoặc sucrose; số bên phải G hoặc S đại diện cho nồng độ 10, 30 hoặc 50 g l-1
Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo (%)
Qua theo dõi thí nghiệm ở ngày nuôi cấy thứ 25, mẫu cấy ở các nghiệm thức trên môi trường có bổ sung 50 g l-1 glucose và 30 g l-1 sucrose cho biểu hiện mẫu khá tốt, mẫu cho mô sẹo sớm và có những phản ứng với môi trường tốt hơn các nghiệm thức khác. Giữa 2 nghiệm thức G50 và S30, mẫu cấy ở môi trường có bổ sung 30 g l-1 sucrose cho tỷ lệ tạo mô sẹo cao hơn (11,11%) (Bảng 3.11). Đến ngày thứ 25, các mẫu cấy trên các nghiệm thức khác đều có phản ứng với môi trường như
mẫu cấy trương phồng, phiến lá to và cong lại, một số mẫu cấy chuyển từ màu xanh sang màu vàng, một số mẫu chuyển sang màu vàng trắng hoặc màu nâu sậm (Hình 3.16)
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của đường lên sự hình thành mô sẹo và rễ bất định ở mẫu cấy phiến lá cây Đương quy Nhật Bản ở ngày thứ 25
Nghiệm thứcx
Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo
(%)
Tỷ lệ mẫu tạo rễ
(%)
G10 0,00 0,00
G30 3,70 0,00
G50 0,00 0,00
S10 0,00 0,00
S30 11,11 0,00
S50 0,00 0,00
ANOVAy
Loại đường (A) ns
Nồng độ (B) ns
AxB ns
CV (%) 335,41
Ghi chú: y ns: không khác biệt.
xG hoặc S bên phải đại diện cho glucose hoặc sucrose, số bên phải G hoặc S đại diện cho nồng độ 10, 30 hoặc 50 g l-1.
Tỷ lệ mẫu tạo rễ
Đến ngày thứ 25 của thí nghiệm, vẫn chưa có mẫu cấy đáp ứng tạo rễ.
3.4.1.2. Thí nghiệm 4a: Mẫu cấy cuống lá
Hình 3.17. Ảnh hưởng của loại đường và nồng độ đường lên sự hình thành mô sẹo và rễ bất định ở cuống lá cây Đương quy Nhật Bản ở ngày thứ 42. Thanh ngang: 1 mm Ghi chú: G hoặc S bên trái đại diện cho glucose hoặc sucrose; số bên phải G hoặc S đại diện cho nồng độ 10, 30 hoặc 50 g l-1
Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo (%)
Quan sát mẫu cấy ở ngày thứ 25 của thí nghiệm, mẫu cấy cuống lá ở các nghiệm thức đều có biểu hiện chung như cuống lá cong lên, sậm màu hơn hoặc mất màu. Mẫu cấy ở nghiệm thức S30 đã hình thành mô sẹo nhưng chưa nhiều và chưa có mẫu cảm ứng tạo rễ (Bảng 3.12). Mẫu cấy hóa nâu hoặc mất màu vàng tăng dần ở các nghiệm thức có bổ sung từ 10 đến 50 g l-1 glucose. Mẫu cấy ở các nghiệm thức có bổ sung sucrose có tỷ lệ mẫu nâu thấp hơn so với các nghiệm thức bổ sung glucose.
Tỷ lệ mẫu tạo rễ
Đến ngày thứ 25 của thí nghiệm, vẫn chưa có mẫu cấy đáp ứng tạo rễ (Hình 3.17)
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của đường lên sự hình thành mô sẹo và rễ bất định ở mẫu cấy cuống lá cây Đương quy Nhật Bản ở ngày thứ 25
Nghiệm thứcx
Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo
(%)
Tỷ lệ mẫu tạo rễ
(%)
G10 0,00 0,00
G30 3,70 0,00
G50 0,00 0,00
S10 0,00 0,00
S30 11,11 0,00
S50 0,00 0,00
ANOVAy
Loại đường (A) ns
Nồng độ (B) ns
AxB ns
CV (%) 335,41
Ghi chú: y ns: không khác biệt.
xG hoặc S bên phải đại diện cho glucose hoặc sucrose, số bên phải G hoặc S đại diện cho nồng độ 10, 30 hoặc 50 g l-1.
3.4.2. Thảo luận
Sự ảnh hưởng của nguồn carbon lên sự hình thành rễ bất định ở cây Đương quy Nhật Bản
Trong nuôi cấy mô thực vật, sự cung cấp liên tục nguồn carbohydrate là rất cần thiết và quan trọng để giúp mẫu cấy tồn tại và kích thích sự sinh trưởng cũng như các hoạt động sinh tổng hợp của mẫu cấy (Kadota, 2004). Các loại đường thường được sử dụng để cung cấp nguồn carbon là glucose hay sucrose. Sau 25 ngày, mẫu cấy ở các nghiệm thức có bổ sung glucose hay sucrose với nồng độ 10 g l-1 trên môi trường có biểu hiện kém như hóa nâu, chưa có sự hình thành mô sẹo có
thể là do nguồn carbohydrate không đủ cung cấp cho mô cấy tiếp tục hoạt động sinh tổng hợp các chất cần thiết nên mẫu cấy có biểu hiện như mất màu xanh, chuyển màu vàng úa hoặc trắng. Trong khi ở các nghiệm thức có bổ sung 50 g l-1 glucose và 50 g l-1 sucrose, mẫu cấy hoá nâu sậm do nồng độ carbohydrate trong môi trường quá cao, làm cho môi trường trở nên ưu trương, nước vận chuyển theo cơ chế thụ động vì thế nước trong tế bào sẽ di chuyển ra ngoài, gây mất nước ở mẫu cấy dẫn đến sự thiếu nước trong mẫu cấy, làm tích tụ chất hoàn tan, cản trở sự tổng hợp protein, kéo dài và phân chia tế bào (Bùi Trang Việt, 2002).
Mẫu cấy trong môi trường có bổ sung 30 g l-1 glucose và 30 g l-1 sucrose có sự xuất hiện mô sẹo ở phiến lá hoặc cuống lá, điều này, cho thấy nồng độ 30 g l-1 là thích hợp cho mẫu cấy hình thành mô sẹo và cảm ứng tạo rễ bất định. Nghiên cứu trên cây táo của Pue và Chong (1985) và mận (Marino và cs, 1991, 1993) cũng cho kết quả là sucrose thích hợp cảm ứng cho mẫu cấy tạo rễ giống như ơ cây Đương quy Nhật Bản.