Thiên nhiên - đất nước trong xây dựng quê hương, cuộc sống mới, chế độ mới, chủ nghĩa xã hôi

Một phần của tài liệu thiên nhiên – đất nước trong thơ viết cho thiếu nhi giai đoạn 1960 1975 (Trang 115 - 123)

CHƯƠNG 3: THIÊN NHIÊN - ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ VIẾT CHO THIẾU

3.2. Dấu ấn thời đại - đất nước, con người trong thơ cho thiếu nhi

3.2.1. Thiên nhiên - đất nước trong xây dựng quê hương, cuộc sống mới, chế độ mới, chủ nghĩa xã hôi

Hình ảnh nông thôn đang đi vào đổi mới đã được đề cập đến trong nhiều bài thơ.

Bên giếng nước mới xây, thiên nhiên càng thêm trong sáng, tươi đẹp bởi vì có cả niềm vui, niềm tự hào của con người trước thành quả đạt được :

Hoa cau đã chín Vàng như nắng vàng Nhẹ rơi vại nước Một vùng sáng loang Mẹ em gánh nước Giếng khơi mát lành Nấu cơm, cơm dẻo Luộc rau, rau xanh

Tinh yêu đất nước quê hương, yêu cuộc sống - chứa chan và da diết trong từng dòng thơ :

Cuối nhìn giếng nước Em thấy mây bay Thấy trời rộng rộng

117 Vườn xanh bóng cây

Giếng đẹp xóm em Ai tới mà xem Đêm nhìn mặt nước Trăng vàng hiện lên.

(Nguyễn Viết Bình - Giếng đẹp xóm em.

Chú ngựa bay ) Qua giếng nước, quê hương hiện ra vừa thơ mộng, vừa trữ tình, vừa thân thiết mà sâu lắng tình làng nghĩa xóm. Bài thơ Giếng đẹp xóm em đã được tuyển chọn làm bài Học thuộc lòng cho học sinh tiểu học, khi nó đạt cả hai yêu cầu về giá trị nội dung lẫn hình ảnh ngôn ngữ nghệ thuật của thơ viết cho các em.

Nếu Nguyễn Viết Bình say sưa reo vui trước giếng nước mới xây, trước từng đổi mới của làng xóm, quê hương, thì Nguyễn Khoa Đăng lại ngất ngây trước cánh đồng làng vào mùa lúa chín. Biển lúa quanh làng được so sánh như một biển vàng tơ kén. Còn hương lúa chín lại làm say cả đàn ri đá. Biện pháp nhân hóa giúp thổi hồn cho biển lúa: lúa biết đi, biết chuyện trò và từ đó mà làng quê bừng lên sức sống.

Lúa biết đi Chuyện rầm rì Rung rinh sóng Làm xáo động Cả rặng cây Làm lung lay Hàng cột điện

118

Bài học về giọt mồ hôi của người gieo trồng được nói với các em một cách thi vị:

“quyện” trong bông lúa.

Bông lúa quyện Trĩu bàn tay Như đựng đầy Mưa, gió, nắng Như đeo nặng Giọt mồ hôi...

Kết thúc bài thơ mới hiện ra cái tôi trữ tình của tác giả - sự cảm nhận về một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và những con người lao động xây dựng đất nước. Ở đây cũng có cả niềm vui tự hào trước thành quả lao động.

Em đi giữa Biển vàng

Nghe mênh mang Đồng lúa hát.

( Nguyễn Khoa Đăng - Mùa lúa chín.

Chú ngựa bay) Nếu tình yêu thiên nhiên đất nước trong thơ của Nguyễn Khoa Đăng là dành cho cánh đồng làng trĩu bông mùa gặt, thì bài Mưa của Mai Vân Lan lại chứa chan một tình yêu dành cho đồng ruộng quê hương đang mùa khô hạn. Trên từng dòng thơ không chỉ là niềm ước mong mưa gió thuận hoà kiểu: “Trông trời, trông đất, trông mây - Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm” - mà ở đây lại hiện lên cảnh quê nhà xơ xác, mọi vật đều tàn úa, ủ ê, triền miên trong cơn khát. Tấm lòng của nhà thơ đối với làng quê sao mà da diết!

119 Nắng đã bao ngày thiêu đốt Lúa xanh sắp ngả sắc vàng Ngọn tre đầu nhà thôi hát Con chim không thiết gọi đàn ...

( Mai Vân Lan - Mưa. Chú ngựa bay )

Lo cho cây lúa non héo rũ, anh công nhân đã đưa máy bơm về làng, tuôn từng dòng nước mát cho lúa uống thỏa thuê. Thế nhưng vẫn còn những chỗ chân ruộng trên đồi cao, nước không thể dẫn tới được. Thế là các chị nông dân lại phải luôn tay tát gàu. Hình ảnh con người kiên gan, thay trời làm mưa hiện lên trong thơ viết cho thiếu nhi :

Chỗ kia chân ruộng đồi cao Lúa ngòng ngóng chờ héo hắt.

Chị nông dân bắc chiếc gàu Tay múa tung làn nước bạc.

Mai Vân Lan đã nói hộ tấm lòng của các em: cảm thông, mến yêu và muốn góp phần cùng người lớn :

Mồ hôi ướt áo anh, áo chị Gió trốn đâu mà chẳng quạt?

Ước gì em là trời xanh Em tỏa làn mây che mát.

Rất tự nhiên, các em mơ làm “làn mây” râm mát, mơ cả cơn mưa về đồng. Và khi cơn mưa về thật, niềm vui của em như hoà vỡ ra theo từng giọt, từng giọt mưa rộn ràng :

Em nghe mưa giội, gió lùa Mà thấy đồng xanh ca hát.

120

( Mưa. Chú ngựa bay )

Hòa vào các sinh hoạt của nông thôn, các em biết yêu quý những con người lao động, biết san sẻ cùng bà con, làng xóm bao nỗi lo toan thường nhật. Nhờ vậy mà tình cảm của con người trở nên phong phú hơn, được chiếu rọi bằng nhiều khía cạnh hơn. Tình yêu quê hương, tình yêu những người thân sẽ là gốc, là rễ để mở rộng ra dẫn các em đến tình yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Đây cũng là sự phát triển tự nhiên trong tình cảm của trẻ.

Tinh yêu đất nước, yêu đồng bào còn được khơi sâu thêm bằng tình yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu chế độ mới. Các nhà thơ đặc biệt chú ý giới thiệu những nét thay đổi lớn lao của tổ quốc chúng ta từ sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Đây là hình ảnh những nhà máy (Xây nhà máy của Đức Duy), kia là hình ảnh chiếc cầu mới dựng (Chiếc cầu mới dựng của Thái Hoàng Linh), hình ảnh con tàu “Xình xịch ... xình xịch” (Con tàu Thống Nhất của Thu Hà)... Trong đó có lẽ hình ảnh chiếc cầu mới với đoàn xe lửa băng qua là hình ảnh được các em thích thú nhất, vì nó gợi hình ảnh một chú bé xông xáo, dũng cảm, thích đi chỗ này, chỗ kia, không đứng yên được :

Xình xịch , xình xịch Còi rúc tu tu

Khói tỏa mịch mù Tàu lao vun vút Tàu leo qua núi Tàu băng qua đồi Tàu đi kiến thiết Tiếng máy reo vui.

(Đức Duy - Tàu hỏa. Thơ ca Mẩu giáo )

Ý thức tập thể, ý thức xã hội chủ nghĩa cũng được nói với các em qua trang thơ. Tất nhiên là phải chọn hình thức đơn giản, nhẹ nhàng, tự nhiên, làm cho các em có thể tiếp thu

121

được. Trong bài Ao hợp tác, Xuân Hoa kể cho các em nghe chuyện một chú vịt biết gìn giữ của công. Bài thơ ngắn nhưng gói ghém cả một câu chuyện :

Vịt trắng gọi Các bạn ơi Lại đây chơi Nhiều cá lắm Nhìn biển cấm Vịt nâu cười - Anh bạn ơi

Ao hợp tác!

Nắm được đúng đặc điểm của đối tượng và vẽ lại cho các em thấy bằng những nét vẽ vừa tạo hình, vừa nhận xét dí dỏm là một cách nâng cao sự hiểu biết và bồi dưỡng cho các em cách nhìn nhạy bén, sinh động đối với thế giới bên ngoài. Không cần nói đến khái niệm

“tập thể, đoàn kết”. Phạm Hổ mượn câu chuyện “vỗ tay”, chuyện chia bánh mà nhắn nhủ, gửi gắm. Thật dễ tiếp nhận vì cứ như là do chính các em phát hiện ra vậy:

Bàn tay con bé lắm Vỗ lên nghe nhỏ thôi Nhưng cả lớp cùng vỗ Nghe to lắm mẹ ơi!

Chỉ là mẩu bánh mà nói được bao điều : Cái bánh ăn một mình

Mới ngon một nửa thôi Bẻ đôi ra mời bạn

122 Ăn vừa ngon, vừa vui.

( Phạm Hổ - Mẹ,mẹ ơi! cô bảo )

Qua thơ viết cho thiếu nhi giai đoạn này, hình ảnh cuộc sống được biểu hiện ngày càng phong phú, nhiều vẻ hơn. Ở đây, còn có những cái mới đang xuất hiện hàng ngày hàng giờ do chủ nghĩa xã hội đem lại. Ấy là ánh sáng điện: “Ngàn con mắt thức, canh trời quê ta” ( Sao của Định Hải), tiếng còi tàu vang vọng trong đêm ( Tiếng còi của Định Hải), tiếng máy bơm (Mưa của Mai Văn Lan) - Ấy là cảnh náo nhiệt của sân kho hợp tác :

Vù vù vù máy tuốt lúa Rào rào rào mưa thóc rơi và những em bé :

Ngồi bện mũ rơm tươi Đưa lên đầu ướm thử Nhìn nhau khúc khích cười.

(Thy Ngọc - Ngày mùa )

Điều đáng chú ý là nội dung của các bài thơ không chỉ đóng khung trong sinh hoạt của thiếu nhi nông thôn. Đã có nhiều bài viết về sinh hoạt của thiếu nhi thành thị và cả thiếu nhi miền núi nữa. Đấy là một ưu điểm đáng kể, chứng tỏ đề tài thơ cho thiếu nhi đang được mở rộng hơn so với tình hình những năm trước đó.

Trần Nguyên Đào giới thiệu với các em chiếc cối nước ở miền núi. Hình ảnh chiếc cối hiện dần lên theo nhịp giã :

Có chiếc cối Bên dòng suối Suốt đêm ngày

123 Vươn vai chày

Nện đều nhịp Thịch!

Thịch!

Thịch!

( Cối nước - Chú ngựa bay)

Nguyễn Bao cho các em biết công dụng của chiếc lò gạch (Cái lò gạch). Trần Thanh Địch lại kể chuyện cây rơm. Cây rơm là thức ăn của trâu bò, là gác lầu cho chim sẻ trọ, là củi đun cho gia đình. Cây rơm còn gắn bó hơn với các em vì nó gợi mùa thơm của :

... ruộng mùa Giữ hương lúa sớm Thơm từ thôn xóm Thơm về cây rơm.

( Cây rơm. Chú ngựa bay )

Người viết đã gợi sự chú ý của các em bằng những hình ảnh cụ thể, quen thuộc. Và đối với các em thiếu nhi, những hình ảnh quen thuộc của quê hương không chỉ là búp măng, cái lò gạch, cái giếng làng, cây cau, con chuồn chuồn ... mà còn là tiếng máy, cột điện cao thế, cửa hàng hợp tác xã, sân kho... Tất cả những hình ảnh đó hợp thành khung cảnh, hợp thành môi trường sống của các em. Quê hương trong quan niệm của các em không thể thiếu một hình ảnh nào. Bởi tất cả các em đều được sinh ra và lớn lên cùng với chế độ, cùng với chủ nghĩa xã hội. Dựng lên tất cả những hình ảnh đó, các bài thơ không chỉ có tác dụng mở rộng tri thức cho các em, mà như đã nói, điều chủ yếu là thông qua đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, làng xóm, một tình yêu quê hương gắn bó chặt chẽ với tình yêu cách mạng, tình yêu chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu thiên nhiên – đất nước trong thơ viết cho thiếu nhi giai đoạn 1960 1975 (Trang 115 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)