CHƯƠNG 3: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN SÀI GÒN
3.1. Tình hình Sài Gòn trong những năm 1968-1975
Từ sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm đổ, chính quyền Sài Gòn suy yếu nghiêm trọng, nội bộ lục đục. Ngày 19-9-1966 cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức để bầu Quốc hội lập hiến, để đặt nền móng pháp lý cho nền “đệ nhị Việt Nam Cộng hòa”. Một bản hiến pháp mới được ban hành ngày 1-4-1967.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân, là đòn bất ngờ góp phần quyết định chiều hướng của cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ, làm chấn động dư luận nước Mỹ và thế giới.
Sau khi trúng cử tổng thống, chính thức bước vào Nhà Trắng (đầu năm 1969), Níchxơn đã cho ra đời học thuyết mang tên mình "Học thuyết Níchxơn" và tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương. "Việt Nam hóa" chiến tranh âm mưu cơ bản
"dùng người Việt đánh người Việt", với bom đạn, đôla Mỹ, do Mỹ chỉ huy và vì lợi ích của Mỹ.
Ngày 27-1-1973 Mỹ ngụy phải ký hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tình hình miền Nam càng ngày càng xấu đi. Quân giải phóng làm chủ các chiến trường ở Tây Nguyên và nông thôn. Chính phủ Dương Văn Minh mới làm lễ nhậm chức xong, chưa kịp sắp xếp chức chưởng các bộ thì trưa ngày 30-4-1975, Thành phố Sài Gòn đã giải phóng, chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài suốt 30 năm chỉ bì bọn chính trị xôi thịt, ôm chân thực dân đế quốc, hại dân hại nước.
3.1.2. Tình hình kinh tế và xã hội
Từ khi Mỹ và đồng minh của Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam Việt Nam, tình hình kinh tế, xã hội Sài Gòn càng thêm xáo trộn. Đồng tiền Sài Gòn năm 1965 bị sụt giá, từ 60 đồng/USD xuống còn 118 đồng/USD. Từ đó cho đến năm 1970 Sài Gòn và cả miền Nam sống chủ yếu bằng viện trợ Mỹ.
Theo tập Phúc Trình của Nhóm Kinh Tế Hậu Chiến, thì trong năm 1967, trong số 1325 xí nghiệp vùng Sài Gòn - Gia Định - Biên Hòa, chỉ có 9 xí nghiệp (0,6%) có vốn đầu
tư trên 500 triệu đồng VN mỗi xí nghiệp. Còn đại đa số (1170 xí nghiệp tức 88,3%) có vốn đầu tư dưới 10 triệu đồng mỗi xí nghiệp. Các ngành kỹ nghệ đều tập trung tại vùng Sài Gòn và lân cận. Trong năm 1970, trong số 2262 xí nghiệp hội viên của CADIA, có tới 1817 xí nghiệp, tức 80%, lập cơ sở sản xuất tại vùng Sài Gòn - Gia Định - Biên Hòa [138]. Từ 1971, song song với chiến dịch bình định, lấn chiếm nông thôn, Mỹ và chính quyền Sài Gòn vạch ra các kế hoạch kinh tế lâu dài, với quy mô lớn, trong đó có kế hoạch phát triển kinh tế thời hậu chiến mới được hình thành tại vùng phụ cận Biên Hòa. Chỉ trong hai năm 1971 - 1972, số vốn đầu tư cho khu công nghiệp Biên Hòa và Sài Gòn đã gấp hơn mười lần tổng số vốn đầu tư 10 năm trước đó. Đa số các xí nghiệp tại khu công nghiệp Biên Hòa đều có trụ sở chính đặt tại thành phố Sài Gòn.
Cho đến 1974, Sài Gòn có khoảng 38.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ trong đó có 766 công ty và 8.548 cơ sở công nghiệp tư nhân [74, 65). Một số ngành công nghiệp ở Sài Gòn được trang bị kỹ thuật và máy móc hiện đại. Tại nhiều ngành công nghiệp bắt đầu xuất hiện các dây chuyền chuyên môn hóa sản phẩm với công suất lớn, những qui trình công nghệ hiện đại được ứng dụng. Ngành công nghiệp chiến tranh hoặc gián tiếp phục vụ chiến tranh luôn được Mỹ - ngụy ưu tiên cả về vốn và lực lượng lao động và được tập trung chủ yếu ở khu vực Sài Gòn – Gia Định – Biên Hòa. Tổng doanh số của ngành công nghiệp này khoảng 70 tỷ đồng vào năm 1972, 100 tỷ đồng vào năm 1973, chiếm khoảng 30% của toàn bộ khu công nghiệp. Năm 1973, ở vùng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định có cả thảy là 1.065 cơ sở sản xuất với 22.012 công nhân, lao động [111, 69]. Từ sau năm 1973, nguồn viện trợ của Mỹ cho chính quyền Thiệu giảm. Vì thế, chính quyền Sài Gòn ban hành nhiều chính sách như giảm thuế, kéo dài thời gian thu thuế nhằm kêu gọi các nhà đầu tư. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 1974, giảm 40% so với năm 1972. Chỉ tính trong tháng 7-1974 ở Sài Gòn – Gia Định có đến 60% xí nghiệp ngưng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng, 80 xưởng dệt phải đóng cửa hẳn, 60% xí nghiệp giấy bị tê liệt. Ngành lắp ráp xe hơi và nhiều ngành công nghiệp khác cũng lâm vào tình trạng thua lỗ, xô đẩy hàng loạt công nhân lâm vào cảnh thất nghiệp [132, 167].
Nhìn chung, về kinh tế chính quyền đưa ra nhiều “biện pháp kinh tế” mới, thực chất là tạo điều kiện để nhập cảng ồ ạt hàng hóa Mỹ, tăng thuế và phá giá đồng bạc, làm cho kinh tế Sài Gòn càng thêm lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Mỹ.
Về tình hình xã hội: năm 1967: 3 triệu, năm 1973: 3,3 triệu và những tháng đầu năm 1975 lên khoảng 4 triệu người. Như vậy là trong vòng 20 năm, dân số Sài Gòn tăng lên gấp
4 lần (từ 1 triệu lên 4 triệu) một sự phát triển rất không bình thường, không phải do kinh tế và công nghiệp phát triển mà là do chiến tranh tàn bạo của Mỹ ngụy gây nên. Hậu quả tất nhiên của tình hình đó là giá nhân công rẻ mạt, thất nghiệp và nửa thất nghiệp thường xuyên, cuộc sống bấp bênh của công nhân và lao động…
Tình trạng phân hóa ngày càng sâu sắc trong xã hội. Giữa lúc đại đa số nhân dân lao động, trí thức... vật lộn hết sức khó khăn với đời sống hằng ngày do vật giá không ngừng leo thang, thì một bộ phận trong dân cư thành phố trở nên giàu có nhanh chóng. Đó là những người sống bằng những nghề phục vụ cho các nhu cầu ăn ở, đi lại, chơi bời... của lính viễn chinh, từ những chủ thầu cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho lính Mỹ, những người làm sở Mỹ... đến bọn ma cô, gái điếm, gái nhảy, gái tắm hơi, gái bán "bar"... Sự phân hóa về kinh tế đó dẫn tới sự đảo lộn các bậc thang giá trị truyền thống trong xã hội.
Mặt khác, như báo Điện tín ngày 5-12-1973 viết: "với nhu cầu ngân sách gồm những cho phí cực nặng trên lĩnh vực quốc phòng... người dân sẽ phải hứng đỡ gánh nặng thuê khóa bằng tất cả mọi tàn lực của mình". Thật vậy, chính quyền Thiệu không ngừng tăng thuế cũ và đặt thêm thuế mới: thuế nhà hàng (31-3-1966), thuế lương bổng (3-9-1966), thuế lợi tức (3-9-1966)... để ngày càng vơ vét tài lực của người dân: từ 77 tỷ (1969), 97 tỷ (1970) lên 126 tỷ (1973), 240 tỷ (1974).
Về văn hóa xã hội, Mỹ - ngụy tăng cường đầu độc thanh niên, phụ nữ bằng văn hóa đồi trụy (sách báo khiêu dâm, phim ảnh cao bồi) và cho phát triển nghề mãi dâm. Lối sống Mỹ, văn hóa thực dụng kiểu Mỹ theo gót lính Mỹ vào Sài Gòn, gây nên “đợi sống mới” với tâm lý hưởng thụ, vọng ngoại, lai căng, sùng bái Mỹ…
Tầng lớp nghèo thành thị chiếm số lượng đông đảo, gồm công nhân, lao động tự do như đạp xích lô, xe ba gac, bán dạo… Gia nhập vào hàng ngũ những người nghèo đô thị là những nông dân đã phải bõ ruộng đồng và bom đạn Mỹ, lánh nạn về Sài Gòn. Số này ngày càng đông đảo. Đa số người nghèo có tin thần cách mạng và tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh chung của các tầng lớp nhân dân đô thị. Nền kinh tế mất cân đối của miền Nam đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, trong đó đáng chú ý là nạn thất nghiệp, mại dâm, ma túy.
Tóm lại, việc Mỹ đưa quân ồ ạt vào miền Nam và mở rộng chiến tranh đã làm đảo lộn đời sống kinh tế, chính trị, tâm lý… ở đô thị, đặc biệt là ở Sài Gòn. Điều đó thúc đẩy phong trào đấu tranh của đội ngũ công nhân Sài Gòn tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dù diễn
ra dưới khẩu hiệu hoặc hình thức nào, phong trào cũng đều mang nội dung và ý nghĩa chống Mỹ rất sâu sắc.