Vai trò c ủa du lịch trong nền kinh tế của tỉnh

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh ninh bình, thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)

2.2. Th ực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

2.2.1. Vai trò c ủa du lịch trong nền kinh tế của tỉnh

Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỉ trọng nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho công nghiệp và cuối cùng vai trò của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trò thống soái. Nền kinh tế nước ta nói chung, của tỉnh Ninh Bình nói riêng hiện tại đang có rất nhiều chuyển biến theo chiều hướng như vậy.

Trong những năm qua, nhất là từ năm 2005 đến nay, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển khá nhanh, đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà: làm tăng tỉ trọng lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Cụ thể, năm 2005, công nghiệp đạt 38,3%, nông nghiệp đạt 29,2%, dịch vụ đạt 32,5%; đến năm 2012 đã có sự chuyển dịch đáng kể: công nghiệp tăng thêm 7,9% đạt 46,2%, nông nghiệp giảm 14% còn 15,2%, dịch vụ đạt 38,6% (tăng 6,1% so với năm 2005)[4].

Ngoài ra, du lịch còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ,

hợp tác của tỉnh, làm thay đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế. Hạ tầng du lịch của tỉnh được đầu tư lớn, các khu du lịch được hình thành và phát triển. Lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến Ninh Bình tăng liên tục trong các năm qua đem lại nguồn thu rất lớn cho Ninh Bình.

Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngày càng tăng, du lịch đã có đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Biểu đồ 2.3. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2005-2013 (Đơn vị: Tỷ đồng) [25]

Từ bảng biểu đồ trên cho thấy, mức đóng góp của ngành du lịch Ninh Bình vào ngân sách nhà nước tăng rất nhanh và liên tục: năm 2005 là 7,5 tỷ đồng; năm 2009 là 25 tỷ đồng (gấp 3,33 lần năm 2005), đến năm 2012 tăng lên 72,8 tỷ đồng (gấp 9,7 lần năm 2005) và 89,9 tỷ đồng vào năm 2013 (tăng 82,4 tỷ đồng và gấp 12 lần so với năm 2005).

Ngoài ra cùng với sự phát triển của du lịch cũng dễ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển, đặc biệt trong đó phải kể đến là các ngành xây dựng, các ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, ngành trồng trọt, chăn nuôi, chế biến lương thực phẩm…

Trên bình diện chung, hoạt động du lịch ở Ninh Bình có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của tỉnh. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào địa phương có địa

điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho tỉnh nói riêng, cho đất nước nói chung. Hoạt động du lịch kéo theo hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa … Quả thật như vậy, nhờ du lịch phát triển, ở Ninh Bình những vùng sâu không còn sâu nữa, vùng xa không còn xa nữa, nông thôn với thành thị như xích lại gần nhau hơn cả về không gian và thời gian. Du lịch phát triển, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc phát triển cùng với mạng lưới điện quốc gia đã phủ kín khắp các vùng trong tỉnh từ thành thị đến nông thôn làm cho mối liên hệ, liên kết của mọi thành phần trong tỉnh càng thêm chặt chẽ, không những thế còn vươn khỏi phạm vi của tỉnh, của vùng Đồng bằng sông Hồng ra tới phạm vi cả nước và quốc tế.

Với những thuận lợi, những mặt tích cực mà phát triển du lịch đem lại thì du lịch thực sự đã làm thay đổi tích cực, toàn diện bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh ninh bình, thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)