2.2. Th ực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
2.2.2. Th ực trạng phát triển theo ngành
* Về lượng khách:
Cùng với xu hướng chung về nhu cầu du lịch, trong những năm gần đây, lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến Ninh Bình ngày càng đông, đặc biệt là khách nội địa.
Chỉ trong vòng 7 năm (2005-2012), tổng lượng khách đến nơi đây đã tăng vọt từ 1.010,1 nghìn lượt (2005), lên 3.750 nghìn lượt (2012) gấp 3,7 lần năm 2005, trong đó, lượng khách quốc tế đạt 675,6 nghìn lượt, gấp 1,86 lần; lượng khách nội địa tăng từ 648,4 nghìn lượt lên 3.074,4 nghìn lượt, gấp 4,7 lần so với năm 2005[4].
Bảng 2.1. Lượng khách du lịch đến Ninh Bình, giai đoạn 2005 – 2012
Năm Tổng số khách (Nghìn lượt)
Trong đó
Khách quốc tế Khách nội địa Nghìn lượt Tỷ trọng (%) Nghìn lượt Tỷ trọng (%)
2005 1.010,7 362,3 35,85 648,4 64,15
2006 1.261,1 418,4 33,18 843,5 66,82
2007 1.517,4 503,1 33,16 1.014,3 66,84 2008 1.898,8 567,0 29,86 1.331,8 70,14 2009 2.199,9 591,4 26,88 1.608,5 73,12 2010 3.096,6 663,3 21,42 2.433,3 78,58 2011 3.352,2 667,4 19,91 2.684,8 80,09 2012 3.750,0 675,6 18,02 3.074,4 81,98
(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình, 2012 [4]) Lượng khách nội địa luôn chiếm tỷ lệ cao hơn khách quốc tế từ 28,3% (2005) đến 63,96% (2012) và đang có xu hướng tăng tỷ trọng.
Năm 2013, theo thống kê sơ bộ của Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch Ninh Bình, số lượt khách tới Ninh Bình đã tăng lên con số 4.391,7 nghìn lượt[25], tăng 18,3%
so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, khách nội địa đạt 3.874,9 nghìn lượt, chiếm tới 88,2% tổng lượt khách trong năm; lượng khách quốc tế chỉ chiếm 11,8% với 526,8 nghìn lượt, giảm 22,0% so với cùng kỳ năm 2012, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. 6 tháng đầu năm 2014, du lịch Ninh Bình đón 3,3 triệu lượt khách, đạt 68,7% kế hoạch năm[25]; khách quốc tế đạt 268.000 lượt; ngay sau khi quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận di sản kép, du khách đến Ninh Bình đã tăng đột biến, chỉ tính riêng tháng 7/2014, lượng khách đến đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013”.
So với các tỉnh trong vùng ĐBSH&DHĐB, giai đoạn 2005 – 2012, lượng khách du lịch đến Ninh Bình luôn ở mức cao, đứng thứ 4/11 tỉnh-thành, chỉ sau Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng. Tỉ trọng khách du lịch đến Ninh Bình so với toàn vùng đang có xu hướng gia tăng, từ 8,1% (2005) lên 9,0% (2012) còn Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng lại có xu hướng giảm, con số tương ứng là 41,3%, 19,9%
và 18,2% (2005) giảm còn 40,1%, 18,8% và 12,1% (2012)[22]. Điều này chứng tỏ
ngành du lịch Ninh Bình hiện đang ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong nền kinh tế của tỉnh nói riêng và của toàn vùng ĐBSH&DHĐB nói chung.
* Về thị trường khách du lịch:
- Thị trường khách quốc tế:
Khách quốc tế đến Ninh Bình hiện nay (2012) chủ yếu là khách Tây Âu (Pháp, Anh, Đức…) chiếm 34% tổng số khách quốc tế, con số này vẫn còn tiếp tục tăng lên. Tiếp đến là khách quốc tế đến từ châu Úc (23%), Đông Bắc Á (17%, chủ yếu là từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc). Các thị trường ổn định là Đông Âu (10%), Bắc Mĩ và Trung Đông (mỗi thị trường chiếm 4,5%). Các thị trường khác là 3,0%
[22].
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu khách du lịch quốc tế theo thị trường đến Ninh Bình năm 2012 (%)[22]
Riêng thị trường Đông Nam Á là chiếm tỉ trọng khá thấp khoảng 4,0 % và hiện nay đang có xu hướng giảm dần. Về mặt này, rõ ràng du lịch Ninh Bình đang bộc lộ một số hạn chế. Đông Nam Á là một thị trường lớn, có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán; việc đi lại trên đất nước Việt Nam nói chung rất thuận tiện, do vậy Ninh Bình cần phải có định hướng phát triển sản phẩm du lịch hợp lý
để thu hút thị trường tiềm năng này.
Du khách quốc tế đến Ninh Bình chủ yếu đi theo đường bộ và mục đích du lịch cũng khác nhau, trong đó trên 50% là đi tham quan du lịch thuần túy. Ngoài ra, một bộ phận nhỏ du khách đến đây để tìm kiếm cơ hội làm ăn, thăm thân và mục đích khác.
Phần lớn khách du lịch quốc tế là những người có khả năng về tài chính, có ý thức trách nhiệm trong tham quan du lịch (bảo vệ môi trường, cảnh quan …), có nhu cầu tham gia nhiều hoạt động trong chuyến đi. Tuy nhiên, về cơ bản, do khoảng cách từ Ninh Bình đến Hà Nội không quá xa (hơn 90km), giao thông lại thuận tiện mà cơ sở vật chất phục vụ du lịch của địa phương nhìn chung còn nghèo nàn (thiếu khu vui chơi, giải trí cho du khách nói chung, khách quốc tế nói riêng…) nên thời gian lưu trú của du khách nước ngoài tại địa phương còn hạn chế, trung bình mỗi du khách chỉ ở lại Ninh Bình khoảng 1,5 ngày (2012)[22].
- Thị trường khách nội địa:
Khách du lịch trong nước đến Ninh Bình chủ yếu là ở các thị trường lớn là Hà Nội, Huế - Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm khoảng 50% tổng số du khách nội địa. Trong đó thị trường Hà Nội chiếm tỉ trọng lớn nhất (25%), tiếp đến là lượng khách đến từ Huế - Đà Nẵng (15%) và Thành phố Hồ Chí Minh (10%)[22].
Lượng khách này chủ yếu là học sinh, sinh viên đi tham quan tìm hiểu thực tế; khách du lịch tâm linh, lễ hội; khách du lịch cuối tuần và khách đi theo tour Nam – Bắc.
Trong những năm tới, khi dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A hoàn thành, các trung tâm nghỉ dưỡng, các khu vui chơi, giải trí phục vụ du lịch cuối tuần được triển khai và đi vào hoạt động thì lượng khách du lịch nội địa nhất là ở khu vực Miền Bắc sẽ gia tăng đáng kể.
Ninh Bình đang hướng tới mục tiêu đến năm 2015 sẽ đón được 6 triệu lượt khách, trong đó có một triệu lượt khách quốc tế; thu hút một triệu lượt khách lưu trú tại Ninh Bình, trong đó có 350 nghìn lượt khách quốc tế. Từ năm 2015 trở đi tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân là 10%/năm.
2.2.2.2. Doanh thu
Tổng doanh thu du lịch của tỉnh giai đoạn 2005 – 2012 tăng đáng kể, từ 63,2 tỷ đồng vào năm 2005 lên 780 tỷ đồng trong năm 2012 (tăng 716,8 tỷ đồng và gấp 12,34 lần so với năm 2005). Tốc độ tăng trưởng của doanh thu du lịch trong giai đoạn này cũng khá nhanh, trung bình đạt 43,76%. Đặc biệt trong giai đoạn 2008- 2010 là giai đoạn chuẩn bị và diễn ra Đại Lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, nhiều hạng mục công trình phục vụ cho Đại lễ được đầu tư xây dựng với quy mô rất lớn, do đó thu hút một lượng rất lớn du khách làm cho mức doanh thu cũng như tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch của tỉnh tăng lên đột biến: năm 2008 đạt 162,1 tỷ đồng, tăng trưởng 48,7%; năm 2009 đạt 250,1 tỷ đồng, tăng trưởng 54,3%; năm 2010 đạt 551,4 tỷ đồng, tăng trưởng 120,5% (mức tăng trưởng kỉ lục trong cả giai đoạn). Từ năm 2010 trở đi, tốc độ tăng trưởng du lịch tuy có chậm lại (năm 2011 là 18,6%, năm 2012 là 18,8%) nhưng doanh thu vẫn đạt ở mức cao. Điều này được lý giải là do du lịch Ninh Bình có điểm xuất phát thấp nên giai đoạn đầu phát triển với tốc độ nhanh, còn những năm sau đã dần đi vào ổn định, mức tăng trưởng tuy có thấp hơn giai đoạn trước nhưng vẫn đạt gần 19%, đây là con số cũng khá ấn tượng.
Biểu đồ 2.5. Doanh thu du lịch tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2005 – 2012[4]
Doanh thu du lịch của tỉnh mặc dù tăng khá nhanh và ở mức cao, tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào GDP ngành dịch vụ cũng tăng đáng kể (năm 2005 chiếm khoảng 10% đến năm 2012 tăng lên 20%) nhưng con số này vẫn còn thấp so với tiềm năng du lịch của tỉnh. Tuy vậy, thực tế cũng phải ghi nhận là trong những năm
gần đây, mức đóng góp vào ngân sách nhà nước của ngành du lịch ngày càng lớn, trong vòng 9 năm (từ 2005-2013), ngành du lịch địa phương đã nộp vào ngân sách nhà nước với số tiền lên tới 268,2 tỷ đồng.
Trong các khoản thu của ngành du lịch Ninh Bình thì phần lớn nguồn thu (hơn 50%) đến từ việc tham gia các dịch vụ ăn uống và lưu trú của du khách, còn từ các dịch vụ khác như mua sắm, vận chuyển, vui chơi giải trí, trao đổi ngoại tệ … thường không nhiều. Đây là một thực tế, một hạn chế phổ biến không chỉ ở Ninh Bình mà còn của cả nước. Ninh Bình đang phấn đấu doanh thu du lịch đến năm 2015 đạt 1.500 tỷ đồng, các năm tiếp theo tăng trưởng bình quân 15%/năm. Thu nhập từ du lịch từ năm 2020 trở đi chiếm trên 10% GDP toàn tỉnh. Nếu giải quyết tốt các hạn chế vừa nêu thì chắc chắn trong thời gian tới nguồn doanh thu của tỉnh nói riêng sẽ tăng lên đáng kể và khả năng sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đề ra là rất lớn.
2.2.2.3. Cơ sở lưu trú (CSLT)
Tỉnh Ninh Bình tuy có rất nhiều tiềm năng du lịch nhưng trong giai đoạn đầu (tính từ lúc tái lập tỉnh năm 1992 tới năm 2005) chưa được đầu tư đúng mức, vai trò của ngành này còn bị xem nhẹ dẫn đến hiệu quả khai thác không cao. Từ năm 2006 trở đi, các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch của tỉnh đã ngày càng được đầu tư nâng cấp, tạo nên bước đột phá mạnh mẽ cho ngành du lịch. Qua đó hệ thống nhà nghỉ khách sạn cũng nhanh chóng mọc lên ngày càng nhiều với hàng nghìn phòng, trong đó số khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao ngày càng tăng, bước đầu đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của du khách. Đặc biệt ưu tiên đầu tư các CSLT, khách sạn du lịch cao cấp, khu dịch vụ vui chơi giải trí hiện đại nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
Bảng 2.2. Cơ sở lưu trú tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2005 – 2012
Năm 2005 2007 2009 2011 2012
CSLT 73 95 108 224 235 Khách sạn 1-5 sao 8 11 22 33 38
Số phòng 982 1.167 1.309 1.885 1.915 Công suất sử dụng phòng (%) 45,0 52,0 51,0 52,0 54,0
(Nguồn: Tổng Cục Du lịch, 2012)[22]
Từ bảng số liệu trên cho thấy, chỉ trong thời gian 7 năm, số CSLT trên địa bàn tỉnh đã tăng 3,2 lần, từ 73 CSLT với 982 phòng năm 2005 lên 235 CSLT với 1.915 phòng nghỉ, trong đó có 38 khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao (31 khách sạn 1-2 sao, 1 khách sạn 4 sao, 1 khách sạn 3 sao và 5 khách sạn-khu nghỉ dưỡng đầu tư đạt tiêu chuẩn 4-5 sao) tăng 4,75 lần so với năm 2005. Về phân bố, các CSLT này phần lớn tập trung ở thành phố Ninh Bình với 176 khách sạn, chiếm tỉ lệ 74,9% trên tổng số CSLT của tỉnh, đặc biệt trong đó có ba khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao là KS Legend, KS Hoàng Sơn, KS Quang Trung. Về công suất sử dụng phòng, so với các tỉnh, thành của vùng ĐBSH&DHĐB, Ninh Bình đứng vị trí thứ 5/11 tỉnh, đạt tỷ lệ sử dụng 54% (2012), xếp sau Hà Nội (55%), Hưng Yên (60%), Hải Dương (67%) và Quảng Ninh (70%).
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu (%) CSLT đã được xếp hạng và chưa xếp hạng của tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2005 – 2012 [4]
Nhìn chung ở Ninh Bình, tuy số lượng và quy mô các CSLT có tăng lên đáng kể nhưng phần lớn vẫn là các CSLT có quy mô nhỏ (Biểu đồ 2.6), với 38/235 cơ sở được xếp hạng (2012), chiếm một tỉ lệ khiêm tốn là 16,17% trên tổng số CSLT của toàn tỉnh; chất lượng phục vụ tại nhiều cơ sở còn thiếu tính chuyên nghiệp; công suất sử dụng phòng vẫn còn khá thấp so với khả năng vốn có. Với đà phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu du lịch nói chung và nhu cầu lưu trú nói riêng của
du khách ngày càng cao, do đó, trong những năm tới Ninh Bình cần phải có hướng đi đúng đắn hơn trong việc xây dựng các CSLT, phải chú trọng đến chất lượng những khách sạn, những khu nghỉ dưỡng, nâng cao tỷ lệ CSLT đạt chuẩn dành cho du khách nhất là đối với khách quốc tế; hạn chế bớt những nhà nghỉ, nhà trọ kém chất lượng (về phục vụ, an ninh, môi trường …). Nếu ở CSLT mà vấn đề phục vụ hoặc an ninh không tốt sẽ làm xấu đi hình ảnh của địa phương trong mắt du khách và tất nhiên điều đó sẽ làm cho du khách “một đi không trở lại”.
2.2.2.4. Lao động
Lực lượng lao động đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ du lịch. Lao động trong ngành này bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Bảng 2.3. Lao động trong ngành du lịch tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2005-2012 (Đơn vị tính: Người)
Năm 2005 2007 2009 2011 2012
Tổng số 6.400 7.110 8.611 10.100 11.000 Lao động trực tiếp 650 960 1.067 1.586 2.300 Lao động gián tiếp 5.750 6.150 7.544 8.514 8.700
(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình, 2012)[4]
Trong giai đoạn 2005 – 2012, tổng số lao động ngành du lịch Ninh Bình (cả lao động trực tiếp và gián tiếp) đều tăng nhanh và khá ổn định, từ 6.400 người (2005) tăng lên 11.000 người (2012), tăng thêm 4.600 người và gấp 1,72 lần so với năm 2005, xếp thứ 4/11 tỉnh, thành của vùng ĐBSH&DHĐB, chỉ sau Hà Nội (195.390 người), Quảng Ninh (87.200 người) và Hải Phòng (13.830 người). Trong đó lực lượng lao động gián tiếp luôn chiếm ưu thế so với lao động trực tiếp. Lực lượng lao động trực tiếp chủ yếu hoạt động trong hệ thống các nhà nghỉ khách sạn, công ty lữ hành, các cơ sở dịch vụ, … trong thời gian qua tuy có tăng đáng kể từ 650 người (2005) lên 2.300 người (2012), gấp 3,5 lần, tuy nhiên vẫn chiếm một tỉ lệ khá thấp trong tổng số lao động ngành du lịch với 20,9% so với 79,1% của lao động gián tiếp (2012) (Biểu đồ 2.7).
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp của tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2005 – 2012 (Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình, 2012)[4]
Chất lượng nguồn lao động (trực tiếp) của ngành du lịch Ninh Bình những năm gần đây đã có sự cải thiện rõ rệt.
Bảng 2.4. Hiện trạng chất lượng lao động ngành du lịch Ninh Bình giai
đoạn 2005 – 2012 (Đơn vị tính: Người)
Năm 2005 2007 2009 2011 2012
Tổng số 650 960 1.067 1.586 2.300
Trình độ đào tạo:
- Đại học và cao đẳng 85 196 232 314 349
-Trung cấp 190 410 450 535 778
-Sơ cấp và đào tạo ngắn hạn 375 354 385 737 1.173 Có trình độ ngoại ngữ 286 315 380 430 853
(Nguồn: Sở VH-TT-DL Ninh Bình, 2012 [25]) Bảng số liệu thống kê trên đây cho thấy, trong thời gian qua ngành du lịch Ninh Bình đã có những cố gắng rất đáng khích lệ trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Tổng số lao động trực tiếp được qua đào tạo bài bản có trình độ cao đẳng và đại học đã tăng từ 85 người, chiếm 13,1% (2005) lên 349 người, chiếm 15,2% (2012); trình độ trung cấp tăng từ 190 người, chiếm 29,2% (2005) lên 778 người, chiếm 33,8% (2012). Tuy nhiên, nếu tính chung số lao động có trình độ từ
trung cấp trở lên thì vẫn chưa vượt quá 50% lực lượng lao động trực tiếp của toàn ngành. Năm 2005 con số này là 42,3%, đến năm 2012 có tăng lên nhưng cũng chỉ đạt 49%; số lao động có trình độ thấp hoặc được đào tạo từ những chuyên ngành khác (không chính quy về du lịch) vẫn còn quá lớn, chiếm tới 51% tổng số lao động. Bên cạnh đó tỷ lệ lao động có trình độ ngoại ngữ (Anh, Pháp, Hàn, Trung Quốc …) có thể giao tiếp được với khách quốc tế cũng vẫn còn thấp, năm 2005 là 286 người, chiếm 44%, đến năm 2012 có tăng lên 3 lần về số lượng và đạt 853 người nhưng tỷ lệ lại giảm chỉ còn chiếm 37,1%. Còn về lực lượng hướng dẫn viên (HDV) du lịch được cấp thẻ của tỉnh lại càng ít ỏi. Tính đến hết năm 2012, toàn tỉnh mới chỉ có 42 người, chiếm chỉ 1,8 % tổng số lao động, trong đó 27 HDV quốc tế và 15 HDV nội địa, xếp thứ 10/11 tỉnh, thành của vùng ĐBSH&DHĐB và chỉ hơn được tỉnh Hà Nam đúng 18 HDV nhưng lại thấp hơn địa phương đứng đầu là Hà Nội tới 2.613 HDV (tương đương 63,2 lần). Những yếu tố trên chứng tỏ trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động ngành du lịch Ninh Bình vẫn còn thấp, thiếu tính chuyên nghiệp, điều này phần nào ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ cũng như hiệu quả kinh doanh của toàn ngành du lịch của tỉnh nhà.
Như vậy, so với yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh thì thực trạng nguồn lao động còn khá nhiều điều bất cập. Lực lượng lao động tuy đông nhưng phần lớn là lao động mang tính thời vụ, tận dụng, chưa qua đào tạo nghiệp vụ về du lịch, trình độ ngoại ngữ nhìn chung còn yếu. Vì vậy đòi hỏi ngành du lịch Ninh Bình cần phải có những biện pháp tích cực, hiệu quả hơn để nâng chất lượng độ ngũ lao động cao hơn nữa để đem lại hiệu quả cao trong khai thác, kinh doanh du lịch của địa phương.
2.2.2.5. Vốn đầu tư và các dự án phát triển du lịch
Phát huy thế mạnh tiềm năng sẵn có, du lịch Ninh Bình đang từng ngày đổi mới, phát triển. Và để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong những năm qua ngoài việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các hệ thống điện, nước, các tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền các địa phương và các điểm du lịch … tỉnh cũng đã quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển du lịch theo các tuyến
liên hoàn và theo từng sản phẩm du lịch; ưu tiên các di tích nằm trong vùng phát triển du lịch trọng điểm và các di tích ở những vùng sâu, vùng xa, điều kiện khó khăn. Phân kỳ đầu tư đến năm 2015 tập trung vào đầu tư hạ tầng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, tâm linh, hạ tầng các loại du lịch cuối tuần, du lịch trên sông, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với hội nghị, hội thảo… đầu tư, tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử, di tích cách mạng …
Thời gian gần đây, cơ sở hạ tầng du lịch của Ninh Binh được chú trọng đầu tư, nâng cấp, nhất là ở các khu du lịch trọng điểm: Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư; khu du lịch sinh thái Tràng An, Hồ Đồng Chương; khu du lịch tâm linh Núi chùa Bái Đính…
Theo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho biết, hiện tại Ninh Bình đã thu hút được 58 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, với tổng số vốn đầu tư là trên 14 nghìn tỷ đồng. Riêng trong giai đoạn từ 2009 - 2013, đã thu hút 28 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 5.303 tỷ đồng. Các dự án lớn đã và đang được triển khai hiệu quả phải kể đến là Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An với nguồn vốn đầu tư lên tới 8.998,6 tỷ đồng, được triển khai từ năm 2003; Dự án đường Bái Đính – Kim Sơn, tổng nguồn vốn đầu tư là 3.806 tỷ đồng, khởi công từ năm 2009; Dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương, tổng vốn đầu tư là 1.716,2 tỷ đồng, khởi công từ năm 2002; thời gian dự kiến hoàn thành của các dự án này là đều vào năm 2015 [24].
Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư (theo giá thực tế) của các doanh nghiệp vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống trong giai đoạn 2005-2012 cũng tăng khá nhanh.
Năm 2005, nguồn vỗn này mới chỉ đạt 17,418 tỷ đồng thì năm 2012 đã tăng lên 141,026 tỷ đồng, tức là sau 7 năm nguồn vốn này tăng thêm 123,608 tỷ đồng, gấp 8,1 lần so với năm 2005[4].
Phần lớn các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đều diễn ra đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên cũng có một số ít dự án do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan nên chưa thực hiện đúng cam kết. Các cơ quan chức năng của tỉnh đã thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện đối