CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
3.2. Quan sát hình thái gi ải phẫu
Trái cà phê được cắt ngang, từ ngoài vào trong chia thành 2 phần là vỏ trái và hạt. (Hình 3.3).
Hình 3.3. Mặt cắt ngang của trái cà phê qua các giai đoạn chín.
a. Trái trưởng thành. b. Trái bắt đầu chín.
c. Trái chín muộn. d. Trái lão suy.
0.5 cm
0.5 cm 0.5 cm
a b
c d 0.5 cm
chia thành 3 phần vỏ ngoài, vỏ giữa và vỏ trong .
- Phần vỏ ngoài: Ở trái trưởng thành gồm biểu bì và một vài lớp nhu mô mỏng. Sắc tố tập trung chủ yếu ở lớp biểu bì (hình 3.4). Cấu trúc này cũng được ghi nhận ở trái bắt đầu chín (hình 3.5). Ở trái chín muộn, sắc tố có mặt trên biểu bì và một ít ở các tế bào nhu mô của vỏ ngoài (hình 3.6).
- Phần vỏ giữa: gồm nhiều lớp tế bào nhu mô thường không có màu. Ở giai đoạn trái trưởng thành các tế bào nhu mô xếp sít nhau, có thành dày (hình 3.4). Khi trái bắt đầu chín đến khi chín muộn, tế bào trở nên to, mọng nước, thành tế bào mỏng dần (hình 3.5, hình 3.6).
- Phần vỏ trong: ở giai đoạn trái trưởng thành phần vỏ trong mỏng, tách ra khỏi lớp vỏ hạt (hình 3.4). Ở trái bắt đầu chín và trái chín muộn, vỏ trong trở nên dày hơn, hơi nhầy và bám chặt vào lớp vỏ hạt (hình 3.5, 3.6).
Hình 3.4. Lát cắt ngang vỏ trái cà phê giai đoạn trái trưởng thành (10).
a.Biểu bì. b. Tế bào nhu mô vỏ ngoài. c. Vỏ giữa. d. Vỏ trong.
50 àm a
b
c
d
Hình 3.5. Lát cắt ngang vỏ trái cà phê giai đoạn trái bắt đầu chín (10).
a.Biểu bì. b. Tế bào nhu mô vỏ ngoài. c. Vỏ giữa. d. Vỏ trong.
Hình 3.6. Lát cắt ngang vỏ trái cà phê giai đoạn trái chín muộn (10).
a.Biểu bì. b. Tế bào nhu mô vỏ ngoài. c. Vỏ giữa. d. Vỏ trong.
50 àm a
b
c
d
50 àm a
b
c
d
(40) cho thấy sự thay đổi màu sắc của trái khi chín diễn ra chủ yếu ở đây.
- Trái trưởng thành: vỏ trái có màu xanh, các tế bào biểu bì vỏ trái chứa diệp lục tố, trái vẫn có khả năng quang hợp (hình 3.7).
- Trái bắt đầu chín: các diệp lục tố trên biểu bì bị phân hủy, lộ ra sắc tố carotenoid nên vỏ trái mất màu xanh chuyển dần thành màu cam (hình 3.8).
- Trái chín muộn: các sắc tố khác (thường là anthocyanin) được tổng hợp tạo thành màu đỏ của vỏ trái. Các sắc tố vừa tồn tại ở dạng hòa tan trong dịch bào (hình 3.9).
Hình 3.7. Bề mặt biểu bì trái cà phê giai đoạn trái trưởng thành (40).
10 àm
Hình 3.8. Bề mặt biểu bì trái cà phê giai đoạn trái bắt đầu chín (X40).
Hình 3.9. Bề mặt biểu bì trái cà phê giai đoạn trái chín muộn (40).
10 àm
10 àm
Vỏ hạt cứng, hóa gỗ. Một trái cà phê thường có 2 hạt (một số trường hợp có 3 hạt hoặc chỉ có 1 hạt) có mặt trên lồi, nhẵn (hình 3.10, 1), mặt dưới phẳng áp vào nhau. Ở mặt phẳng có rãnh nhỏ (hình 3.10, 2). Ngoại nhũ là lớp mỏng màu xanh bạc bao quanh phôi nhũ. Phôi nhũ là nơi tập trung các chất dự trữ để nuôi phôi.
Phôi: Hạt cà phê có phôi nhũ nên phôi khá nhỏ, có màu trắng. Phôi nằm trong phôi nhũ, phía gần cuống trái (hình 3.10, 3). Ở trái xanh trưởng thành, phôi đã phát triển với 2 lá mầm hình tim và thân mầm (hình 3.11). Cắt dọc qua phôi thấy được mạch dẫn trong thân mầm (hình 3.12).
Hình 3.10. Hạt cà phê ở giai đoạn trái trưởng thành.
1. Mặt trên của hạt cà phê,
2. Mặt dưới của hạt cà phê có rãnh nhỏ.
3. Mặt cắt dọc của hạt cà phê.
a. Phôi nhũ b. Ngoại nhũ. c. Phôi 1 cm
a b c
1 2 3
Hình 3.11. Phôi cà phê ở giai đoạn trái trưởng thành (5).
a. Lá mầm. b. Thân mầm .
Hình 3.12. Cắt dọc phôi cà phê ở giai đoạn trái trưởng thành (5).
a. Lá mầm. b. Thân mầm.
c. Mạch dẫn.
b a
200àm
200àm b
a c
Kích thước trái ở mỗi giai đoạn chín khác nhau, thấp nhất ở giai đoạn trái trưởng thành, lúc này các tế bào nhu mô của lớp vỏ giữa xếp sít nhau, tế bào không tích lũy nước. Kích thước trái đạt tối đa ở cuối giai đoạn chín khi trái có màu đỏ. Các tế bào nhu mô rời rạc, tế bào to mọng, tích lũy nhiều nước. Kích thước của hạt không có sự thay đổi đáng kể (bảng 3.3).
Trọng lượng tươi của trái cà phê tăng rõ rệt qua các giai đoạn chín trong khi trọng lượng khô chỉ tăng nhẹ (bảng 3.3).
Bảng 3.3. Kích thước, trọng lượng tươi và khô của trái qua các giai đoạn chín.
Giai đoạn trái Kích thước (mm) Trọng lượng tươi (g) Trọng lượng khô (g) Trái trưởng thành 11,71 ± 0,25a 1,61 ± 0,03a 0,09 ± 0,01a
Trái bắt đầu chín 13,30 ± 0,17b 2,19 ± 0,01b 1,05 ± 0,02b Trái chín muộn 16,53 ± 0,09c 2,78 ± 0,04c 1,14 ± 0,02b Các giá trị trong cùng một cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05
3.4. Cường độ hô hấp
Khi đo cường độ hô hấp của 1 g vỏ trái mỗi giai đoạn chín kết quả cho thấy hô hấp thấp ở giai đoạn trái xanh trưởng thành sau đó tăng mạnh ở giai đoạn trái bắt đầu chín và giảm dần khi trái chín muộn (bảng 3.4). Như vậy trong quá trình chín của trái cà phê có sự hô hấp bột phát (trái có đỉnh climax).
Bảng 3.4. Cường độ hô hấp của vỏ trái cà phê qua các giai đoạn chín.
Giai đoạn Cường độ hô hấp (μmolO2/ g /phút)
Trái trường thành 9,83 ± 0,15a
Trái bắt đầu chín 31,21 ± 0,12c
Trái chín 22,03 ± 0,32b
Các giá trị trong cùng một cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05
3.5. Hàm lượng đường, tinh bột, carotenoid và acid hữu cơ
Ở trái xanh trưởng thành, hàm lượng tinh bột cao nhất, hàm lượng đường thấp nhất. Hàm lượng đường tăng dần trong quá trình phát triển của trái, cao nhất ở giai đoạn trái chín muộn, ngược lại hàm lượng tinh bột giảm dần (bảng 3.5).
Hàm lượng acid hữu cơ giảm dần trong quá trình chín. Cao nhất ở giai đoạn trái trưởng thành và thấp nhất ở giai đoạn trái chín muộn (bảng 3.5).
Hàm lượng carotenoid cao trong trái xanh trưởng thành nhưng suy giảm dần khi trái chín có thể do carotenoid bị phân hủy dần và thay thế bằng các sắc tố khác (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Hàm lượng đường tổng số, tinh bột, acid hữu cơ và carotenoid qua các giai đoạn chín.
Giai đoạn Đường (mg/g)
Tinh bột (mg/g)
Acid hữu cơ ( meq/g)
Carotenoid (àg/g) Trái trưởng
thành 63,28 ± 0,45a 560,51 ± 0,34c 7,67 ± 0,13a 47,23 ± 0,02a Trái bắt đầu
chín 104,72 ± 0,31b 323,20 ± 0,95b 6,13 ± 0,24ab 51,14 ± 0,01b Trái chín
muộn 230,21 ± 0,15c 189,21 ± 0,72a 2,92 ± 0,05c 24,21 ± 0,01c Các giá trị trong cùng một cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05
3.6. Hoạt tính các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Chất ly trích từ trái ở các giai đoạn chín khác nhau sau khi sắc ký và sinh trắc nghiệm cho thấy:
- Hoạt tính auxin và ABA tăng ở giai đoạn trái bắt đầu quá trình chín và giảm dần ở các giai đoạn sau.
- Hoạt tính cytokinin và gibberellin cao nhất ở giai đoạn trái trưởng thành và giảm dần ở các giai đoạn sau của quá trình chín trái (bảng 3.6, hình 3.13).
giai đoạn chín.
Giai đoạn Hoạt tính của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật (mg/l)
Auxin ABA Cytokinin Gibberellin
Trái trưởng
thành 0,232 ± 0,020a 0,083 ± 0,007a 0,143 ± 0,015c 0,040 ± 0,005c Trái bắt đầu
chín 0,495 ± 0,018c 0,127 ± 0,015c 0,075 ± 0,003a 0,015 ± 0,002b Trái chín
muộn 0,356± 0,030b 0,092± 0,011b 0,096 ± 0,011b 0,006 ± 0,001a Các giá trị trong cùng một cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05
Hình 3.13. Hoạt tính các chất điều hòa sinh trưởng thức vật trong trái cà phê qua các giai đoạn chín.
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
Trái trưởng thành Trái bắt đầu chín Trái chín muộn Họat tính các chất điều hòa sinh trưởng thực vật (mg/l)
Auxin ABA Cytokinin Gibberellin
3.7. Xử lý chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên trái cà phê trong phòng thí nghiệm
Xử lý các chất diều hòa sinh trưởng thực vật (16 nghiệm thức với IAA, NAA, BA, GA3, ethrel) ở các nồng độ khác nhau lên trái đầu giai đoạn bắt đầu chín (màu cam trên vỏ trái chiếm khoảng 20%) trong phòng thí nghiệm (hình 3.14). Kết quả sau 7 ngày, trái cà phê ở nhóm đối chứng có vỏ trái chuyển sang màu cam (hình 3.15)
Nhóm auxin gồm IAA và NAA đều làm giảm thời gian chín trái. Trong đó IAA 5 mg/l và NAA 2 mg/l rút ngắn thời gian chín trái nhiều nhất so với đối chứng. Nồng độ IAA và NAA quá cao lại làm trái chín chậm hơn so với nồng độ thấp (bảng 3.7). Sau 7 ngày, trái cà phê được xử lý IAA 5 mg/l và NAA 2 mg/l có vỏ trái chuyển sang màu đỏ (hình 3.16, hình 3.17).
Nhìn chung, BA ức chế sự chín trái làm thời gian chín kéo dài so với nhóm đối chứng. Tương tự với BA, GA3 cũng là chất ức chế quá trình chín trái (bảng 3.7). Sau 7 ngày, trái cà phê được xử lý GA3 5 mg/l vẫn có màu xanh cam gần giống như trái trước khi xử lý (hình 3.18). Vì trái chín quá chậm nên khi để trên môi trường nước bình thường, trái bị hư hỏng trước khi quan sát được sự thay đổi màu sắc của vỏ trái (bảng 3.7).
Khi sử dụng ethrel ở các nồng độ khác nhau đều đẩy nhanh quá trình chín trái.
Thời gian chín trái rút ngắn nhất khi xử lý ethrel nồng độ 200 mg/l. Hiệu quả tốt hơn so với xử lý auxin (bảng 3.7). Sau 7 ngày, trái cà phê được xử lý bằng ethrel 200 mg/l đều chín đỏ. (hình 3.19).
phòng thí nghiệm.
Nghiệm thức Thời gian trái chín ( ngày)
Đối chứng 11,71 ± 0,70g
IAA 2,5 mg/l 8,32 ± 0,33cd
IAA 5 mg/l 7,71 ± 0,20b
IAA 10 mg/l 9,01 ± 0,20f
NAA 1 mg/l 8,12 ± 0, 25c
NAA 2 mg/l 7,34 ± 0,07b
NAA 5 mg/l 8,63 ± 0,25de
BA 5 mg/l 15,51 ± 0,05h
BA 10 mg/l -
BA 20 mg/l -
GA3 5 mg/l 15,21 ± 0,31h
GA3 10 mg/l -
GA3 20 mg/l -
Ethrel 50 mg/l 8,86 ± 0,25ef
Ethrel 100 mg/l 8,42 ± 0,40d
Ethrel 200 mg/l 7,17 ± 0,14a
Các giá trị trong cùng một cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05 (-): trái bị hỏng trước khi đổi màu
Hình 3.14 Trái cà phê bắt đầu được xử lý (đổ 10 ml nước cất lên đĩa Petri, nhúng vào dung dịch xử lý 30 giây, 2 ngày/lần).
Hình 3.15. Trái cà phê đối chứng (nhúng vào nước cất) sau 7 ngày.
1cm
1cm
Hình 3.16. Trái cà phê được xử lý IAA 5 mg/l sau 7 ngày.
Hình 3.17.Trái cà phê được xử lý NAA 2 mg/l sau 7 ngày.
1cm
1cm
Hình 3.18. Trái cà phê được xử lý GA3 5 mg/l sau 7 ngày.
Hình 3.19. Trái cà phê được xử lý ethrel 200 mg/l sau 7 ngày.
1cm 1cm
3.8.1. Xử lý chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên từng trái riêng lẻ
Xử lý 16 nghiệm thức như trên lên từng trái riêng lẻ trên cành. Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy:
- Nhóm auxin gồm IAA và NAA thúc đẩy quá trình chín trái, từ đó làm giảm thời gian chín của trái so với nhóm đối chứng. Xử lý hiệu quả nhất với IAA 5 mg/l và NAA 1 mg/l. Nồng độ hai chất này cao lại ức chế quá trình chín trái.so với nồng độ thấp (bảng 3.8).
- BA và GA3 ức chế quá trình chín trái. Sử dụng hai chất này nồng độ càng cao thì thời gian chín trái càng kéo dài so với nhóm đối chứng (bảng 3.8).
BA và GA3 vẫn làm trái mất màu xanh và chuyển dần sang màu vàng cam nhưng thời gian để trái chuyển sang màu đỏ rất chậm.
- Ethrel ở tất cả các nồng độ đều thúc đẩy nhanh quá trình chín trái. Ethrel ở nồng độ 200 mg/l cho kết quả tốt nhất, rút ngắn thời gian chín trái khoảng 10 ngày so với nhóm đối chứng (bảng 3.8).
Khi đếm tỷ lệ trái chín sau 15 ngày xử lý với các nghiệm thức trên ta thấy:
- Tỷ lệ trái chín khi xử dụng auxin cao hơn nhiều so với đối chứng. IAA 5 mg/l và NAA 1 mg/l cho kết quả tốt nhất ( khoảng 80%) (bảng 3.9).
- Tỷ lệ trái chín giảm xuống đến 0% khi xử lý BA và GA3 ở tất cả các nồng độ (bảng 3.9).
- Ethrel có tác dụng mạnh hơn so với auxin, xử lý ethrel ở nồng độ cao100 mg/l và 200 mg/l cho tỷ lệ trái chín lên đến 90% (bảng 3.9).
Bảng 3.8. Thời gian trái chín khi xử lý các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên trái riêng lẻ trong vườn.
Nghiệm thức Thời gian trái chín (ngày) Đối chứng (nước cất) 24,37 ± 0,63h
IAA 2,5 mg/l 17,76 ± 0,28ef
IAA 5 mg/l 16,39 ± 0,23bc
IAA 10 mg/l 18,36 ± 0,34fg
NAA 1 mg/l 16,74 ± 0,20cd
NAA 2 mg/l 17,41 ± 0,40de
NAA 5 mg/l 18,75 ± 0,14g
BA 5 mg/l 35,52 ± 0,31g
BA 10 mg/l 36,84 ± 0,11m
BA 20 mg/l 37,54 ± 0,23m
GA3 5 mg/l 33,80 ± 0,31k
GA3 10 mg/l 35,83 ± 0,24l
GA3 20 mg/l 37,04 ± 0,09m
Ethrel 50 mg/l 16,52 ± 0,23bc
Ethrel 100 mg/l 15,71 ± 0,25ab
Ethrel 200 mg/l 15,01 ± 0,05a
Các giá trị trong cùng một cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05
51
Nghiệm thức Tỷ lệ trái chín sau khi xử lý (%)
Sau 10 ngày Sau 15 ngày Sau 20 ngày Đối chứng (nước cất) 0a 8,21 ± 0,23b 61,23 ± 0,91e
IAA 2,5 mg/l 2,12 ± 0,314c 79,80 ± 0,32de 100g IAA 5 mg/l 3,51 ± 0,22d 83,31 ± 0, 91f 100g IAA 10 mg/l 1,75 ± 0,98bc 77,20 ± 0,42cd 99,2 ± 0,26f
NAA 1 mg/l 3,87 ± 0,90de 81,31 ± 0,63e 100g NAA 2 mg/l 2,39 ± 0,20cd 78,70 ± 0,32e 100g NAA 5 mg/l 1,20 ± 0,51b 75,70 ± 0,40c 97,65 ± 0,54f
BA 2,5 mg/l 0a 0a 26,72 ± 0,15d
BA 10 mg/l 0a 0a 24,43 ± 0,63c
BA 20 mg/l 0a 0a 26,22 ± 0,31d
GA3 2,5 mg/l 0a 0a 19,77 ± 0,12a
GA3 10 mg/l 0a 0a 21,23 ± 0,42b
GA3 20 mg/l 0a 0a 22,25 ± 0,23bc
Ethrel 50 mg/l 3,21 ± 0,14d 84,62 ± 0,32f 100g Ethrel 100 mg/l 4,45 ± 0,31f 91,16 ± 0,19h 100g Ethrel 200 mg/l 3,97 ± 0,98e 89,91 ± 0,42h 100g
Các giá trị trong cùng một cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05.
3.8.2. Xử lý chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên cành mang trái
Xử lý các chất điều hòa sinh trưởng thưc vật là NAA 1 mg/l, 2 mg/l, 5 mg/l và ethrel 50 mg/l, 100 mg/l, 200 mg/l, 500 mg/l lên các cành mang trái.
Những cành được xử lý có khoảng 70% trái đã trưởng thành, một số trái trên cành bắt đầu đổi màu (hình 3.21).
Kết quả sau 15 ngày xử lý các dung dịch lên cành cà phê cho thấy:
- Tỷ lệ trái chín trên cành đối chứng (phun nước cất) khoảng 7% (bảng 3.10, hình 3.20, 3.22).
- Dung dịch NAA ở các nồng độ khác nhau đều tăng đáng kể tỷ lệ trái chín so với cành đối chứng. NAA 1 mg/l có tác dụng tốt nhất, tỷ lệ trái chín lên đến khoảng 61% (bảng 3.10, hình 3.20). NAA rút ngắn thời gian chín của trái nhưng trái chín không đồng đều (hình 3.23). Tuy nhiên xử lý NAA lên cành làm giảm đáng kể tỷ lệ rụng ở trái non. NAA 5 mg/l giảm tối thiểu tỷ lệ rụng trái non so với nhóm đối chứng và ethrel (bảng 3.10).
- Ethrel tác dụng lên quá trình chín trái mạnh hơn so với NAA. Ethrel nồng độ càng cao (200 mg/l và 500 mg/l) làm trái chín đồng đều hơn với tỷ lệ trái chín lên đến 80% ( bảng 3.10, hình 3.20, 3.25, 3.26). Tuy nhiên, khi xử lý ethrel nồng độ cao lên cành mang trái làm tỷ lệ rụng trái non lên đến 16% (so với 4% của nhóm đối chứng) (bảng 3.10).
Nghiệm thức Rụng trái non(%) Tỷ lệ trái chín sau 15 ngày (%) Đối chứng ( nước cất) 4,21 ± 0,12c 7,22 ± 0,09a
NAA 1 mg/l 3,32 ± 0,35b 61,63 ± 0,23c
NAA 2 mg/l 3,11 ± 0,71ab 57,89 ± 0,36b
NAA 5 mg/l 2,91 ± 0,20a 52,01 ± 0,77b
Ethrel 50 mg/l 6,42 ± 0,31d 70,36 ± 0,42d Ethrel 100 mg/l 7,06 ± 0,66d 73,48 ± 0,15de Ethrel 200 mg/l 10,13 ± 0,72e 78,13 ± 0,91e Ethrel 500 mg/l 16,27 ± 0,13f 83,54 ± 0,88f
Các giá trị trong cùng một cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05
Hình 3.20. Tỷ lệ trái chín trên cành sau khi xử lý chất điều hòa sinh trưởng thực vật 15 ngày.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
chứng Đối NAA 1 mg/l
NAA 2 mg/l
NAA 5 mg/l
Ethrel 50 mg/l
Ethrel 100 mg/l
Ethrel 200 mg/l
Ethrel 500 mg/l
Tỷ lệ trái chín (%)
Hình 3.21. Cành cà phê bắt đầu xử lý (phun dung dịch xử lý, 2 ngày/ lần).
Hình 3.22. Cành cà phê đối chứng (phun nước cất) sau 15 ngày.
1cm
1cm
Hình 3.23. Cành cà phê xử lý NAA 1 mg/l sau 15 ngày.
Hình 3.24. Cành cà phê xử lý ethrel 100 mg/l sau 15 ngày.
1cm 1cm
Hình 3.25. Cành cà phê xử lý ethrel 200 mg/l sau 15 ngày.
Hình 3.26. Cành cà phê xử lý ethrel 500 mg/l sau 15 ngày.
1cm 1cm
chứng (nước cất) và trái chín sau khi được xử lý chất điều hòa sinh trưởng thực vật Trái sau khi xử lý ethrel có kích thước nhỏ hơn, trọng lượng tươi và trọng lượng khô đều giảm so với đối chứng. Trái khi xử lý NAA chỉ giảm nhẹ so với đối chứng (bảng 3.11).
Bảng 3.11. Kích thước, trọng lượng tươi và khô của trái chín sau khi xử lý chất điều hòa sinh trưởng thực vật.
Nghiệm thức Kích thước (mm)
Trọng lượng tươi (g)
Trọng lượng khô (g)
Đối chứng (nước cất) 16,5 ± 0,09d 2,78 ± 0,04d 1,14 ± 0,02d NAA 1 mg/l 14,88 ± 0,11b 2,18 ± 0,13bc 1,08 ± 0,01c NAA 2 mg/l 15,02 ± 0,19c 2,10 ± 0,11b 1,07 ± 0,03bc NAA 5 mg/l 15,47 ± 0,03c 2,31 ± 0,15c 1,16 ± 0,14d Ethrel 50 mg/l 14,71 ± 0,14b 2,11 ± 0,07b 0,98 ± 0,08ab Ethrel 100 mg/l 14,63 ± 0,07ab 2,03 ± 0,02ab 1,01 ± 0,12b Ethrel 200 mg/l 14,57 ± 0,12a 1,97 ± 0,10a 1,02 ± 0,07b Ethrel 500 mg/l 14,61 ± 0,05a 2,01 ± 0,03a 0,92 ± 0,02a Các giá trị trong cùng một cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05
THẢO LUẬN
Các biến đổi hình thái, sinh lý, sinh hóa của trái trong quá trình chín
Trái cà phê cần khoảng 40 tuần để hoàn tất quá trình tăng trưởng và phát triển (hình 3.1). Sự ra hoa và chín trái của cà phê có liên quan chặt chẽ đến điều kiện thời tiết. Cây cà phê cần một mùa khô kéo dài để phân hóa chồi sinh dưỡng thành chồi hoa.
Sau đó, sự ra hoa cần một lượng nước rất lớn, thường là những cơn mưa đầu mùa. Sau khi nở, hoa lại cần thời tiết khô ráo, vì hoa cà phê thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng.
Trong thời gian 3 ngày hoa nở, sự thụ tinh khó xảy ra nếu gặp mưa (Nguyễn Sĩ Nghị, 1982). Sau khi thụ tinh, trái non phát triển trong điều kiện thời tiết ít mưa, mưa nhiều sẽ dễ làm rụng trái. Trái trưởng thành và chín vào giữa mùa mưa (tháng 9 âm lịch). Ở Đà Lạt, mùa mưa thường bắt đầu vào khoảng tháng 4 âm lịch, nhưng cơn mưa đầu mùa thường không lớn và hay gặp mưa dầm nên sự ra hoa và thụ tinh bị ảnh hưởng dẫn đến ra hoa nhiều lần và chín trái không đồng đều.
Quá trình chín diễn ra ở 4 tuần cuối của sự phát triển trái, khi trái đã trưởng thành và đạt kích thước tối đa (bảng 3.1). Sự chín của trái cà phê quan sát được nhờ vào sự thay đổi màu sắc của vỏ trái, và có thể chia được thành bốn giai đoạn: trái trưởng thành, trái bắt đầu chín, trái chín muộn và trái lão suy. Tỷ lệ của mỗi loại trái trên cành cà phê cho thấy sự chín của trái cà phê diễn ra không đồng đều (bảng 3.2), chủ yếu là do sự ra hoa không đồng đều. Những yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự chín, như vị trí của trái trên cành: những trái nằm bên ngoài tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời thường mau chín hơn.
Sự chín trái không đồng đều dẫn đến số lần thu hoạch tăng (thường tới 4 lần), vì người trồng cà phê chỉ hái những trái chín đỏ trên cành (trái quá xanh hoặc quá chín ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của cà phê sau khi rang xay), từ đó làm tăng chi phí trong nông nghiệp. Như vậy làm cách nào để rút ngắn thời gian chín trái và làm trái chín đồng đều hơn là điều cần quan tâm và nghiên cứu, không chỉ trên cây cà phê mà còn trên các cây ăn quả khác.
Khi trái chín, hai sự biến đổi có thể quan sát được bằng mắt thường là màu sắc và kích thước của trái.