CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG BIỂN TRONG TRƯỜNG
3.2. Các bi ện pháp tu từ
Trường ca là một thể loại dài hơi và các tác giả thỏa sức mình vẫy vùng trong đó. Các nhà thơ có thể áp dụng nhiều thể thơ khác nhau, có thể xây dựng kết cấu theo dụng ý riêng mình để hoàn thiện tác phẩm. Những nỗ lực tìm tòi, đổi mới đó góp phần nâng cao vị thế của trường ca. Đương nhiên không thể bỏ qua chất liệu ngôn từ. Sử dụng ngôn từ đúng lúc, đúng chỗ sẽ góp phần nâng tầm bài thơ lên, thậm chí chỉ là một dấu chấm than, một dấu phẩy đúng chỗ, bài thơ sẽ khác đi rất nhiều.
Nhận biết được điều đó các nhà thơ trường ca hiện đại đã rất lưu ý đến các biện pháp tu từ sử dụng trong thơ. Đặc biệt là so sánh. Biển và các hình ảnh liên quan đến biển như sóng, cát, hàng dương, muối... được các nhà thơ sử dụng để ví với tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ, của lòng mẹ bao la hay tâm trạng của con người. Bằng những hình ảnh so sánh táo bạo, gợi tả, những trang trường ca vì vậy cũng thi vị và sống động hơn.
Trong trường ca Bài ca chim Chơ rao, nhà thơ Thu Bồn đã khắc họa thành công nhân vật Hùng, đại diện ưu tú cho người con miền biển. Những câu thơ miêu tả Hùng bằng cách sử dụng biện pháp so sánh tạo nên một hình ảnh ấn tượng, đầy sức gợi tả:
Hùng sẽ chết như người chiến sĩ
Như cành thông reo hát giữa quê hương
Hay trong trường ca Vách đá Hồ Chí Minh, tác giả đã so sánh vách đá với lồng ngực người chiến sĩ, thể hiện sức mạnh cũng như ý chí của người anh hùng:
Vách đá như lồng ngực người chiến sĩ Đập vào biển Đông sóng dội trăm lần
Nhờ sử dụng biện pháp so sánh hợp lý mà những câu thơ trở nên góc cạnh và triết lý hơn hẳn:
Ta đã sống như cây xương rồng trên cát Đã sống được nơi tưởng chừng cạn nước Mà lặng lẽ nở hoa
(Những người đi tới biển) Nếu không có các anh
Ngã xuống như muôn ngàn trang sóng Đất nước này sẽ trôi dạt về đâu?
(Những nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Các nhà thơ thường viết về mẹ với sự kính yêu thường trực. Nhiều câu thơ đầy sức gợi tả ám ảnh người đọc:
Ơi người mẹ trọn đời kim chỉ vá may Vá tấm áo như vá đời mẹ khổ
(Bài ca chim Chơ rao) Hay câu thơ sau:
Suốt cuộc đời lấn biển thương đau Mẹ bền bỉ như cây vùng nước mặn
(Trẻ con ở Sơn Mỹ)
Đôi lúc, các nhà thơ sử dụng biện pháp trùng điệp vế so sánh để diễn tả suy nghĩ của mình. Nhà thơ Thanh Thảo viết:
Khi con đến với lòng con chân thật Để trong lành đôi mắt
Trong lành gương mặt
Như luống khoai con khát trận mưa mùa Như giọt nước con thèm hòa tận biển Như cánh rừng gió lên và gió lặng
Những tảng đá ven bờ sóng đập mãi ngàn năm (Những người đi tới biển)
Nhà thơ đã sử dụng ba lần so sánh kế tiếp nhau như muốn thể hiện khát vọng được hòa mình với các mẹ, các chị, các anh, để được hòa mình với nhân dân, với Tổ quốc. Trong các trường ca, Thanh Thảo sử dụng biện pháp trùng điệp vế so sánh này khá nhiều, như trong đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp thanh xuân của những chàng trai mười tám, hai mươi với các đặc tính của cỏ: sắc như cỏ, dày như cỏ, yếu mềm và mảnh liệt như cỏ:
Dấu chân in trên đời chúng tôi những năm tháng trẻ nhất Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mảnh liệt như cỏ (Những người đi tới biển)
Cũng bằng biện pháp trùng điệp vế so sánh đó, nhà thơ Hữu Thỉnh đã viết:
Em ơi em, em là biển của đời anh
Là vụng kín
Là bến bờ nương tựa (Đường tới thành phố)
Bằng cách so sánh ba lần liên tiếp: là biển, là vụng kín, là bến bờ, nhà thơ đã cho chúng ta thấy được một hậu phương vững chắc của người lính đảo. Nhờ trùng điệp vế so sánh, Hữu Thỉnh đã có thể bộc lộ một cách tế nhị và đầy đủ mối quan hệ riêng tư thầm kín của anh và em. Và cũng nhờ đó chúng ta mới có thể cảm nhận hết được tình cảm của anh dành cho em một cách sâu sắc, mãnh liệt mà rất đỗi chân thành đến nhường nào:
Để em thấm vào anh khúc ngọt ngào chia sẻ Em làm anh tơ non
Em làm anh mạnh mẽ Cứ vẫy vùng như đảo của ta (Đường tới thành phố)
Như vậy bằng biện pháp so sánh và trùng điệp vế so sánh, các nhà thơ đã thổi hồn vào câu thơ, làm cho nó đầy sức gợi và tác động mạnh mẽ đến người đọc hơn. Ngoài ra biện pháp nghệ thuật này còn góp phần mang lại âm hưởng hào dùng, tha thiết cho trường ca.
3.2.2. Nhân hóa
Để thể hiện những sự kiện mang tầm vóc lớn lao cũng như bày tỏ thái độ của người viết đối với chủ thể trữ tình, các nhà thơ đã thổi hồn vào biển, để cho biển mang trong mình nhiều sắc thái tình cảm khác nhau.
Biển là một môi trường sống xa lạ của con người. Chính sự bao la, vô định của biển làm cho con người cảm thấy bất an. Biển bỗng nhiên trở thành một tên khổng lồ hung bạo qua những từ ngữ nhân hóa: biển gầm, biển thét, biển ầm vang, biển gào thét, biển hung hăng, biển hùa vào áp đảo, sóng dữ, sóng mặn cướp hàng dương, nhảy xuống biển nước trào lên giận dữ, biển nham nhở, biển âm u... Lúc này biển trở thành một đối tượng vô cùng bí ẩn và hoang dại, mang trong mình những sắc thái dữ dội ám ảnh con người. Nhưng có lúc biển lại rất dịu dàng khi hóa thành ngọn sóng thiếu nữ:
Biển ơi
Người mê hoặc tôi bằng ngọn sóng thiếu nữ Những đường cong chói sáng
Tự xóa bỏ mình
(Những nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Biển được miêu tả như một người bạn, sẵn sàng giang tay chờ đón người đi xa trở về xây dựng quê hương:
Anh có về bắt cá biển sâu Biển rộng rãi chờ tay giăng lưới (Badan khát)
Có lúc, biển trở thành một anh lính gác chuông, vui mừng lắc những hồi chuông đoàn tụ:
Biển đang lắc những hồi chuông đoàn tụ Phù sa nào mát rượi súng và xe
(Đường tới thành phố)
Trong Trường ca Biển, biển được Hữu Thỉnh miêu tả như một ông già hiền minh, hiểu thấu mọi lẽ ở đời và đưa ra cho người lính nhiều kinh nghiệm quý giá. Có lúc biển trở thành tấm gương soi phản ánh chân thật cuộc đời người lính, để cho người lính tự chiêm nghiệm, nhận thức bản thân:
Những chiếc huân chương soi sáng mãi trên bờ Sống với nước hãy bắt đầu từ nước