5. Cấu trúc của luận văn
3.3. Giáo án thực nghiệm
3.4.2. Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.2.2. Về sự phản hồi từ phía người học
Sau khi kết thúc buổi ứng dụng kĩ thuật dạy học theo góc với tác phẩm kịch, GV có phỏng vấn trực tiếp và phát biểu những suy nghĩ của HS sau khi tham gia buổi học DHTG, GV ghi nhận được ý kiến phản hồi từ HS như sau:
Ở lớp 12A6:
HS Nguyễn Phan Ngọc Linh, nhóm trưởng nhóm 2 phát biểu nhận xét về buổi học: “Qua buổi học em thấy các bạn hoạt động rất tích cực, không khí hoạt động rất sôi nổi, do các bạn về nhà chuẩn bị tốt nên các bạn nắm bắt bài rất nhanh.
Bên cạnh đó vẫn có một số bạn hoạt động chưa tích cực do bản chất các bạn ít nói, ít phát biểu ý kiến, một mặt là do các bạn không có năng khiếu về văn học. Với cách học này thì em thấy các bạn về nhà chuẩn bị bài kỹ hơn so với các tiết học bình thường khác, các bạn được tự do phát biểu ý kiến của mình một cách mạnh dạn.
Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này cần thời gian để chuẩn bị nhiều và cần cơ sở vật chất đầy đủ. Em nghĩ, nếu làm lại cách học này một lần nữa thì chúng em sẽ học tốt hơn vì rút được kinh nghiệm, đóng góp ý kiến nhiều hơn, tự tin phát biểu ý kiến hơn”.
HS Đoàn Bích Thùy, nhóm trưởng nhóm 3 nhận xét về hoạt động của nhóm mình: “Em nhận thấy hoạt động ở nhóm em chỉ tương đối do có một số thành viên tích cực còn một số vẫn còn thụ động. Nguyên do là: HS khối A, vài bạn ít chú ý đến
môn văn; Một số bạn có tính rụt rè ít nói, thiếu tự tin; Một số chưa chuẩn bị kỹ bài học; một số bạn còn ỷ lại, ít đóng góp”.
HS Lê Công Tuấn Anh nhóm trưởng của nhóm 1 nhận xét về hoạt động của nhóm: “Ở nhóm em, hầu như các bạn trong nhóm đều hiểu rõ, nắm vững kiến thức;
một vài bạn còn thụ động, không đóng góp ý kiến, chưa chuẩn bị bài tốt ở nhà; còn lại các bạn có chuẩn bị tích cực đóng góp ý kiến. Nhóm thành công là do nhóm trưởng và các thành viên đã chuẩn bị tốt các tài liệu, nắm bắt được kiến thức bài học và tích cực đóng góp thảo luận.”
HS Dương Thị Thùy Dung nhóm trưởng nhóm 3 đánh giá về nhóm: “Nhóm em hoạt động khá đều, nhiều bạn có ý thức, nhiệt tình đưa ra ý kiến bàn bạc. Phần chuẩn bị tương đối tốt nhưng còn thiếu sót một vài chỗ. Phần trình bày của nhóm do nhóm trưởng đại diện chưa đạt yêu cầu cao.”
HS Tô Thị Thu Thảo phát biểu: “Em thích cách học này vì giúp em hòa đồng với các bạn hơn, giúp em gắn kết với tập thể nhưng cách học này làm em mất nhiều thời gian”
HS Nguyễn Quang Huy: “Em cảm thấy rất hứng thú với hình thức “học tập theo góc””. Đây là một cách học mới, hấp dẫn, tạo được hứng thú cho HS. Tất cả các thành viên đòi hỏi phải làm việc hết mình để đảm bảo sự liên tục trong công việc được giao. Nhóm 2 đã làm rất tốt dưới sự phân công hợp lý của nhóm trưởng, đồng thời do các thành viên đã chuẩn bị tốt ở nhà nên các bạn đều hoàn thành khá tốt công việc được giao. Tuy nhiên vẫn có lúc do tranh luận quá sôi nổi dẫn đến vượt quá thời gian quy định. Qua buổi học này, em có đề xuất mở rộng góc “diễn kịch” để tạo thêm sự sinh động cho buổi học.”
Ở lớp 11B6:
HS Võ Thị Y Phụng (thành viên nhóm 1) nhận xét về nhóm học của mình và hình thức học theo góc: “Khi tham gia học theo góc, các bạn đều chuẩn bị bài, nắm được nội dung cơ bản bài học. Các bạn thảo luận rất sôi nổi, hăng hái đóng góp ý kiến. Cách học này có ưu điểm là giúp hiểu bài sâu hơn, lớp học rất vui, HS thích
thú. Ngoài ra giúp tăng tình đoàn kết và rèn HS mạnh dạn hơn khi đứng trước đám đông. Nhưng có hạn chế là DHTG mất quá nhiều thời gian”.
HS Nguyễn Hoàng Hải Ngọc (thành viên nhóm 2) có lời phát biểu gợi khá nhiều vấn đề: “Qua buổi học theo góc, em cảm thấy rất vui, thích thú: Vì từng sự việc, từng vấn đề, những thắc mắc của chúng em vừa được trao đổi nhau, lại được thầy cô củng cố một cách gọn, cô đọng giúp chúng em dễ tiếp thu. Nhưng do còn mới, nên cách học này khiến chúng em chưa quen, còn thụ động, một số bạn chưa dám bày tỏ hết những thắc mắc. Em nghĩ cần tăng lượng thời gian để nhiều cá nhân tham gia tranh luận. Để giờ học thêm phong phú, chúng em có thể trình bày vấn đề bằng âm nhạc, bằng thơ ngẫu hứng hay mang nét hài hước như truyện cười để chúng em dễ cảm nhận. Đó là những cảm nhận của chúng em”.
Một số lời phát biểu của HS sau khi tham gia hình thức dạy học theo góc ở trích đoạn kịch Vũ Như Tô đã phát biểu như sau:
HS Lê Thị Kim Yến: “Em rất thích học theo góc. Vì đây là cơ hội để nâng cao nhận thức và trí tưởng tượng của em về bộ môn kịch nói, và em biết thêm là kịch rất thú vị và rất gần với cuộc sống”
HS Lê Văn Pháp: “ Em rất thích hình thức dạy học theo góc, vì giờ học sôi động, em được phát biểu ý kiến của mình để mọi người chỉnh sửa, sẽ làm em khắc sâu kiến thức, tuy nhiên chúng em còn hạn chế thời gian quá.”
HS Lê Quốc Anh: “Em thích học theo cách này, vì được thoải mái, chủ động hơn, hứng thú hơn trong giờ học chứ không gò bó một chỗ”
Qua phỏng vấn và khảo sát bằng hình thức tự luận đối với HS, chúng tôi ghi nhận ý kiến đánh giá rất khả quan về hình thức DHTG. Cả người dạy và người học đều xác nhận ưu điểm về tính tích cực trong hoạt động dạy của GV và hoạt động của HS. Tuy nhiên DHTG cũng gặp một số khó khăn như về thời gian, về cơ sở vật chất. Nếu chúng ta có nhiệt tâm, nhiệt tình và linh hoạt khéo léo trong tổ chức hoạt động dạy học chúng ta cũng có thể ứng dụng vài ba bài học trong chương trình nhằm tạo sự hứng thú trong học tập cho HS, hướng HS học tích cực, đồng thời cũng rèn luyện sự tự tin, tinh thần hợp tác, tính tập thể cho HS.