5. Cấu trúc của luận văn
3.3. Giáo án thực nghiệm
3.4.3. Một số đề xuất từ thực nghiệm
Đây là phương pháp đòi hỏi sự chuẩn bị công phu, hợp tác cao giữa GV và HS. GV phải chuẩn bị các phương tiện dạy học, bố trí không gian lớp học, cách phân chia các góc,…HS phải tích cực trong việc chuẩn bị bài, làm việc và phối hợp chặt chẽ với nhau mới hoàn thành công việc ở các góc. Ngoài ra với cách học này, sau giờ học, chưa có nghĩa là kết thúc, GV muốn đánh giá toàn diện, khách quan chính xác, cần phải xem - kiểm tra các hồ sơ chuẩn bị, thực hiện, biên bản, và phần bài tập về nhà (HS tự ghi lại nội dung thu được trên lớp dưới sự hướng dẫn, định hướng của GV). HS về nhà làm công việc tự ghi lại nội dung thu được trên lớp thành bài học có hệ thống.
Qua 2 vòng thực nghiệm với hai bài dạy trên, từ việc tham khảo ý kiến của giáo viên và học sinh, chúng tôi có ý kiến đề xuất như sau:
Thứ nhất: Cần thiết kế một phòng bộ môn: Cách dạy học các trích đoạn kịch theo góc thật sự là công cụ tốt nếu trường học có thiết kế một phòng bộ môn tương ứng với số lượng HS, có trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như về không gian dạy học vừa phải không quá rộng hay quá hẹp, thoáng mát, đủ ánh sáng; máy chiếu có gắn loa âm thanh phục vụ cho việc nghe nhìn, có vách ngăn cách ly để tránh tiếng ồn và sự chi phối hoạt động giữa các góc, có bàn ghế thuận tiện cho việc di chuyển và sắp xếp theo góc.
Thứ hai: Về việc chọn không gian cho lớp dạy học theo góc: Khi dạy học theo góc, không nên chọn không gian quá rộng hay quá hẹp. Nếu không gian quá rộng (lớp 12A6 ở hội trường 500 mét vuông, sử dụng dạy học khoảng 200 mét vuông) chúng ta thuận lợi trong việc chia nhóm, cách ly sự ảnh hưởng hoạt động, tiếng ồn nhưng sẽ gặp trở ngại bởi không khí lớp sẽ bị loãng, thiếu sự gần gũi, ấm cúng giữa trò – trò - thầy – nhóm trò, GV khó quản lý, quan sát bao quát HS. Nếu không gian hẹp (ở lớp học 63 mét vuông) sẽ khắc phục trong tình trạng khó khăn trên nhưng lớp học sẽ ảnh hưởng, chi phối hoạt động, tiếng ồn phát ra giữa các nhóm làm giảm bớt sự tập trung hoạt động của HS.
Tốt nhất, với lượng HS trên, GV nên chọn không gian vừa phải khoảng 150 đến 200 mét vuông, tức không quá rộng cũng không quá hẹp, là không gian vừa phải, lý tưởng cho cách DHTG.
Thứ ba: Về việc trang bị các phương tiện phục vụ cho việc dạy học các trích đoạn kịch theo góc: Dạy học theo góc nhất thiết cần phải trang bị các phương tiện như: máy chiếu; micro dành cho GV; các bàn ghế để thuận tiện sắp xếp, di chuyển; các vách ngăn gắn bánh xe có thể di chuyển bằng nhôm và kiếng (nhằm khắc phục hạn chế tiếng ồn tích cực và GV có thể quan sát tất cả HS).
Thứ 4:Dạy học theo góc cần được tăng cường số tiết trong điều kiện cho phép (hơn 2 tiết): DHTG rất mất thời gian, đặc biệt là góc làm việc diễn kịch và xem kịch cần mở rộng thời gian hơn để tạo hứng thú cho HS hơn, thời gian HS trình bày kết quả thảo luận, HS tham gia chất vấn, phản biện cùng với thời gian nhận xét, củng cố, chốt kiến thức cho HS cũng cần được rộng thời gian hơn. Hơn nữa, cách dạy học này sẽ có nhiều tình huống phát sinh, ngoài dự kiến của GV và còn phụ thuộc vào mức độ, năng lực làm việc của HS.nên cần tăng số tiết trong điều kiện cho phép.
***
Bước đầu thử nghiệm với những đánh giá, nhận xét ở trên, người viết luận văn có thể khẳng định được khả năng ứng dụng và vai trò phát huy tính tích của HS khi ứng dụng kĩ thuật “DHTG” vào dạy đọc - hiểu trích đoạn kịch ở trường THPT.
Hình thức dạy học này đã thật sự khai thác tính tích cực và sự hứng thú của HS và cả sự linh hoạt và chủ động của GV. Cả thầy và trò có sự hợp tác nhịp nhàng, HS có sự tương tác rất tốt, bầu không khí dạy học thật phấn khởi. Hình thức dạy học này thật sự đã mang lại những giá trị to lớn, đó là chất dân chủ, nhân văn và nét đẹp mô phạm của môi trường dạy học hiện đại.
Tuy nhiên đây là lần đầu tiên vận dụng, mặc dù cả thầy và trò rất cố gắng nhưng vẫn chưa hài lòng ở kết quả đạt được. Hơn nữa, DHTG sẽ gặp hạn chế về thời gian, sự chuẩn bị của HS trong điều kiện chương trình học của HS còn đánh giá là nặng và cơ sở vật chất chưa được trang bị đầy đủ, cho nên ứng dụng kĩ thuật
DHTG ở mức độ vài ba tiết dạy trong năm nếu được thì vẫn nên tiến hành thực hiện bởi giá trị nhiều mặt và đặc biệt nhất là ở sự khai thác tính tích cực ở HS là điều đã được khẳng định. Ngoài ra, chúng ta còn có thể ứng dụng kĩ thuật DHTG vào dạy ở các thể loại khác như truyện ngắn, tiểu thuyết nếu những tác phẩm của thể loại này đáp ứng các yêu cầu về mặt về điều kiện cũng như những tố chất của một bài học có thể thực hiện DHTG.