Xác định chủ thể

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO

2.2. Thể thức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

2.2.1. Xác định chủ thể

Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những “người” tham gia vào các quan hệ đó. Phạm vi “người” tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác. Tuy nhiên việc xác định trách nhiệm pháp lý của hộ gia đình và tổ hợp tác gặp nhiều khó khăn, cả về phương diện lý luận cũng như về phương diện thực tiễn. Trong khung cảnh của luật thực định chỉ có cá nhân và pháp nhân là những người có khả năng chịu trách nhiệm, đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự.

2.2.1.1 Cá nhân.

Cá nhân là chủ thể đầu tiên của các quan hệ xã hội, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội và thường xuyên tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Trong các quan hệ tài sản và nhân thân mà luật dân sự điều chỉnh thì cá nhân là chủ thể nguyên sinh, đầu tiên và các chủ thể khác tham gia vào các quan hệ dân sự cũng thông qua hành vi của con người. Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự với

15 TS Nguyễn Ngọc Điện, giáo trình Luật Dân sự Việt Nam 2003 (tập 1 – quyển 2), Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ – trang 62.

tư cách là chủ thể, cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự (khoản 1 Điều 14 BLDS 2005). Khả năng có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự là khả năng để cá nhân có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự được pháp luật cho phép. Như vậy năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là điều kiện cần để cá nhân có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự và trở thành chủ thể của quan hệ đó.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17 BLDS 2005).

Nếu pháp luật quy định năng lực pháp luật của mọi cá nhân là giống nhau, thì lại xác định năng lực hành vi của cá nhân không giống nhau. Những cá nhân khác nhau có nhận thức khác nhau về hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện.

Việc nhận thức và làm chủ hành vi của cá nhân phụ thuộc vào ý chí và lí trí của cá nhân đó, phụ thuộc vào độ tuổi, khả năng hiểu biết và làm chủ được hành vi của họ.

Căn cứ vào khả năng nhận thức, hiểu được hành vi và hậu quả của hành vi của cá nhân để phân biệt mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân.

Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, tại Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005 đã quy định năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân.

“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình;

nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi rong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình bồi thường.”

Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường thiệt hại do họ gây ra. Điều này xuất phát từ khả năng bằng hành vi của họ tự tạo ra quyền và thực hiện nghĩa vụ (Điều 17 BLDS 2005) họ phải chịu trách nhiệm trước hành vi bất hợp pháp của họ bằng tài sản của chính họ, tất nhiên họ phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự theo Điều 22 Bộ luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, nhiều người tuy có đủ năng lực hành vi dân sự nhưng khả năng về tài sản của họ trên thực tế không có (Người 18 tuổi không có bất cứ khoản thu nhập nào, họ không có tài sản riêng để bồi thường). Vì vậy khi quyết định bồi thường đối với những người này có thể động viên cha mẹ bồi thường thay cho con em họ, nếu cha mẹ tự nguyện thì ghi nhận sự tự nguyện đó mà không buộc cha mẹ bồi thường thay cho con em họ. Trong trương hợp này, người gây thiệt hại là bị đơn dân sự, trừ khi họ mất năng lực hành vi dân sự.

Người dưới mười tám tuổi là những người không có hoặc không có đầy đủ năng lực hành vi. Vì vậy, cha mẹ là người phải đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho con em họ gây ra, cách thức dùng tài sản để bồi thường được quy định đối với những người vị thành niên khác nhau. Đối với người dưới mười lăm tuổi, thì cha mẹ phải dùng tài sản của mình để bồi thường; nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà con có tài sản riêng, thì lấy tài sản riêng của con để bồi thường. Đối với những người từ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi thì áp dụng ngược lại là lấy tài sản của con để bồi thường, cha mẹ chỉ chịu trách nhiệm bổ sung phần còn thiếu. Trong trường hợp này thì người gây thiệt hại là bị đơn dân sự và cha, mẹ của người gây thiệt hại là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian ở trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì trường học, bệnh viện phải liên đới cùng cha mẹ người giám hộ bồi thường. Nếu các tổ chức nêu trên không có lỗi trong thời gian quản lí, thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường. “Thời gian quản lí” được hiểu là thời hạn trong đó các tổ chức theo quy định về nghề nghiệp có nghĩa vụ giáo dục, chữa bệnh mà họ đã không thực hiện chức năng của họ, do lỗi của họ quản lý không tốt, người không có năng lực hành vi, người dưới 15 tuổi gây ra thiệt hại cho những người khác (như tổ chức lao động cho học sinh không tốt, đi tham quan, dã ngoại do trường tổ chức, không có các biện pháp an toàn bảo hộ, nhân viên bệnh viện không có biện pháp quản lí các bệnh nhân bị bệnh tâm thần). Nếu các cơ quan, tổ chức quản lí không có lỗi, thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại.

Ví dụ : H một học lớp sáu (mười hai tuổi). Vừa qua, được nhà trường tổ chức đi cắm trại, có thầy cô giáo hướng dẫn cùng đi. Nhưng trên đường đi, do nghịch ngợm,

cháu và một số bạn cùng lớp đùa giỡn đã làm hư hỏng bảng hiệu công nhận danh nghiệp sản xuất giỏi của ngôi nhà bên đường. Do bị la nên H đã có những lời lẽ thiếu lễ phép với chủ nhà, chủ nhà đã yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này thì nhà trường sẽ chịu trách nhiệm bồi thường nếu có lỗi trong việc quản lí, còn nếu nhà trường chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý gây ra thiệt hại nói trên thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi phải bồi thường.

Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ, thì người giám hộ được lấy tài sản của người được giám hộ để bồi thường kể cả khi người chưa thành niên đó chưa đủ mười lăm tuổi (Không áp dụng khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005), bởi vì nghĩa vụ của người giám hộ không giống như nghĩa vụ của cha, mẹ. Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình, trừ khi họ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ. Trong trường hợp người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì cá nhân, tổ chức giám hộ là bị đơn dân sự.

Theo khoản 2 Điều 58 Bộ luật dân sự 2005 thì người chưa thành niên được giám hộ trong các trường hợp sau:

- Không còn cha, mẹ;

- Hoặc không xác định cha mẹ là ai;

- Hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Hoặc cả cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ;

- Hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên và có yêu cầu người khác giám hộ cho con mình.

Theo tinh thần của khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 thì trong trường hợp còn cha mẹ thì cha, mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con mình gây ra. Do vậy, người giám hộ chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu người được giám hộ là người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha mẹ là ai. Còn trong trường hợp người chưa thành niên còn cha, mẹ thì người giám hộ không có trách nhiệm bồi thường mà tùy trường hợp mà sử dụng tài sản của người chưa thành niên hoặc của cha, mẹ để bồi thường.

Tóm lại, một cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên, đủ năng lực hành vi dân sự thì mới có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra hay của người mà giữa họ với người đó có sự ràng buộc trách nhiệm.

2.2.1.2 Pháp nhân.

Ngoài cá nhân tham gia vào các quan hệ dân sự, chủ thể của trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng còn là các tổ chức có tư cách pháp nhân, như công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty cổ phần... Pháp luật dân sự đưa ra khái niệm pháp nhân nhằm phân biệt với thể nhân (tự nhiên nhân) là những cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật.

Sự ra đời và tồn tại của pháp nhân được xuất phát từ yêu cầu khách quan của xã hội như: quản lý tài sản công, đại diện cho các cá nhân tham gia vào các giao dịch dưới danh nghĩa là tổ chức chứ không phải là cá nhân. Pháp nhân bao gồm các thành viên là cá nhân hợp thành cơ cấu tổ chức chặc chẽ, ràng buộc lẫn nhau, không tồn tại riêng biệt.

Khái niệm về pháp nhân ở nước ta được quy định ở Điều 84 BLDS 2005

“Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập”. Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp luật kinh tế, thương mại ở nước ta, tháo gỡ được nhiều vướng mắc khi giải quyết tranh chấp.

Pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật như là một chủ thể bình đẳng, độc lập với các chủ thể khác, cho nên pháp nhân phải có năng lưc pháp luật và năng lực hành vi. Khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân pháp sinh đồng thời và tồn tại tương ứng cùng với thời điểm thành lập và đình chỉ pháp nhân. Đối với pháp nhân phải đăng ký hoạt động theo quy định thì năng lực chủ thể phát sinh kể từ thời điểm đăng ký. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân được xác lập trong các trường hợp thành viên của pháp nhân hoặc người lao động của pháp nhân có hành vi gây thiệt hại cho người khác. Pháp nhân không phải là một con người, do đó khi đảm nhận vai trò một bên trong vụ án, pháp nhân luôn phải được đại diện bởi một cơ quan có thẩm quyền của mình (tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị).

Trách nhiệm của pháp nhân tồn tại song với trách nhiệm của cá nhân của người gây thiệt hại. Bởi dậy, dù luật viết không có quy định rõ, vẫn có thể thừa nhận rằng người bị thiệt hại có quyền lựa chọn kiện pháp nhân, hoặc kiện chính người gây thiệt hại để yêu cầu bồi thường. Trong trường hợp người bị thiệt hại kiện pháp nhân, thì sau khi thực hiện trách nhiệm của mình, pháp nhân có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật (Điều 618 BLDS 2005).

Bộ luật Dân sự chỉ quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Điều 606 BLDS 2005) mà không quy định về năng lực bồi thường của các chủ thể khác. Do đó các chủ thể khác luôn luôn có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, vì năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở năng lực hành vi dân sự và khả năng kinh tế. Vì vậy về nguyên tắc, pháp nhân luôn luôn có khả năng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)