Thiệt hại về vật chất

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO

2.2. Thể thức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

2.2.2. Xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại

2.2.2.1 Thiệt hại về vật chất

Thiệt hại vật chất là những tổn thất vật chất cụ thể, có thể cảm nhận được bằng các giác quan, có thể tính toán được thành tiền. Đó là các chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

a) Chi phí thực tế để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

Bao gồm chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại; tiền tàu xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương thực hiện việc chi phí để yêu cầu

cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có)16. Thế nào là chi phí hợp lý theo quy định ở Điều 611 BLDS 2005? Khái niệm chi phí hợp lý được quy định trong Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP “là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí” chỉ mang định tính, không phải là yếu tố định lượng. Việc xác định thế nào chi phí hợp lý cho từng vụ án là thuộc trách nhiệm của Thẩm phán giải quyết vụ án, vì mỗi vụ án có đặc thù riêng, không vụ nào giống vụ nào cho nên thiệt hại cụ thể của từng vụ án là khác nhau. Cho nên việc xem xét, đánh giá chi phí nào là chi phí hợp lý phải đạt trong bối cảnh không gian, thời gian và diễn biến cụ thể của từng vụ án.

Ví dụ: Chi phí cho việc đi lại thu hồi ấn phẩm, hay giá trị ngày công... không thể cao hơn mức giá trung bình ở địa phương tại thời điểm đó, mức giá trung bình được coi là mức giá hợp lý. Nếu người bị thiệt hại đưa ra một giá cao hơn rất nhiều lần mức giá trung bình ở địa phương là không hợp lý. Nếu các chi phí không liên quan trực tiếp đến hành vi gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín thì cũng không coi là những chi phí hợp lý của vụ án.

Ví dụ, trong hay sau thời gian diễn ra hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người bị hại đi đường thì bị tai nạn phải nằm viện. Những chi phí nằm viện do tai nạn này không được tính là chi phí hợp lý để buộc người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bồi thường.

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Là những khoản thu nhập có thật không được suy đoán. Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Nên các khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút đó. Khoản thu nhập bị mất chính là khoản thu nhập không thu được của người bị hại. Các khoản thu nhập đó có thể là.

Thu nhập bị mất trong thời gian điều trị ở bệnh viện, sau khi ra viện nhưng vẫn phải nghĩ lao động hoặc làm công việc có thu nhập thấp hơn.

Các khoản thu nhập bị mất do bị mất việc làm.

16 Nghị quyết 03/ 2006/ NQ – HĐTP, ngày 08 tháng 7 năm 2006.

Ví dụ: A là phó phòng kinh doanh của một công ty, do mâu thuẩn về chức vụ nên B đã tung tin A đã làm lộ bí mật kinh doanh của công ty. A bị cho nghĩ việc, vài tháng sau thì sự việc được làm rõ, A vô tội. B phải bồi thường cho A.

Đối với dịch vụ chữa bệnh của một bác sĩ, có kẻ phao tin bác sĩ bị bệnh AIDS, bệnh lao nặng, hoặc tay nghề rất kém. Dẫn đến bệnh nhân từ chối không đến khám, mọi người xa lánh, mất thể diện. Dẫn đến không hành nghề được vì khách hàng không đến thì phải tính đến thu nhập bị mất.

Đối với hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người sản xuất kinh doanh mà gây thiệt hại cho sản xuất kinh doanh của người đó thì thiệt hại phải bồi thường có thể là toàn bộ giá trị lô hàng không bán được (Thu nhập bị mất), hoặc mức chêch lệch của lợi nhuận. Nếu trước đây sản xuất đến đâu bán hết đến đó, nay sản phẩm bán chậm, phải thu hẹp sản xuất, thu lợi ít hơn.

Thu nhập thực tế bị mất hoăc bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Thu nhập này được tính trên cơ sở khoản chêch lệch giữa thu nhập trước và sau khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Khi tính toán khoản chêch lệch này cần tính đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến thu nhập như: thời giá, chất lượng hàng hóa, hoặc dịch vụ, quan hệ cung cầu. Theo quy định tại Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín nhân với thời gian bị mất việc để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

Ví dụ: H là một công nhân đang làm việc ở một xí nghiệp K với mức lương 2.000.000 đồng/ tháng. Nhân một vụ mất trộm ở xí nghiệp K (nơi đương sự công tác) có kẻ ghen ghét đã tạo chứng cứ tố cáo H là kẻ trộm, nên H bị sa thải. Sau một thời gian thì H được giải oan. Trong thời gian mất việc làm hoặc tạm nghỉ việc thì H không được hưởng lương, đây là khoản thu nhập bị mất.

Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của sáu tháng liền kề (nếu chưa đủ sáu tháng thì lấy tất cả các tháng) trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nhân với thời gian mất việc hoặc điều trị để xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

Ví dụ: với ví dụ trên, giả sử trước khi H bị sa thải thì H đã làm phụ hồ ba tháng với mức lương 1.500.000 đồng/ tháng và làm việc cho xí nghiệp K là hai tháng. Thì lấy trung bình tất cả các tháng H đã tham gia làm việc.

Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian bị mất việc hoặc điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

Ví dụ: A bị vu không là người lấy trộm chiếc điện thoại của B, trước khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì A là người bán vé số dạo nên không xác định được khoản thu nhập cố định.

Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS 2005.

Khi xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại cần thực hiện các bước sau:

- Bước một: xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng số thu nhập là bao nhiêu.

- Bước hai: lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn trên. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiêt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chêch lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập tực tế của người bị thiệt hại không bị mất.

Ví dụ 1: H làm nghề bán xe máy cho một công ty. Thu nhập thực tế của H trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là ổn định, mỗi tháng là ba triệu đồng. Do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm H phải nghĩ việc trong một khoản thời gian và không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này, thu nhập thực tế của H bị mất.

Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn, thu nhập thực tế của B trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại là ổn định, trung bình mỗi tháng hai triệu đồng. Do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mạnh và một cách đột ngột, B phải điều trị và mỗi tháng công ty trả tiền lương là một triệu đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B bị giảm sút một triệu đồng.

Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định hai triệu đồng. Do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nên C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ

quan vẫn trả đủ các khoản thu nhập cho C, trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không bị mất.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)