Quan điểm, định hướng, mục tiêu

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững kinh tế thành phố thái nguyên đến năm 2020 (Trang 99 - 102)

Chương 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu

4.1.1. Quan điểm phát triển bền vững kinh tế thành phố Thái Nguyên

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường thế kỷ 21 tỉnh Thái Nguyên đã xác định là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của vùng. Do đó, đòi hỏi Thái Nguyên phải có tốc độ phát triển kinh tế cao trong suốt thời kỹ 2005 - 20120 và các năm sau đó; nhưng hiện tại sự phát triển kinh tế đang dựa vào nền công nghiệp khai khoáng, luyện kim và khai thác sản xuất vật liệu xây dựng là chủ yếu với công nghệ đa số lạc hậu tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng và chất thải gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, để hài hòa các yếu tố tăng trưởng với sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường bền vững là những yêu cầu đặt ra thực hiện được phải huy động mọi nguồn lực tham gia. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường giai đoạn 2001 - 2005 và nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2020 theo định hướng PTBV, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và ban hành “Bản định hướng chiến lược PTBV tỉnh Thái Nguyên đến 2020” như một bản cam kết và chiến lược thực hiền của toàn đảng, toàn dân trong tỉnh.

Nhận thức rõ và thực hiện đi đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường bền vững, thành phố Thái Nguyên căn cứ theo chiến lược PTBV của tỉnh để xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của tỉnh.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, vùng núi cao với đô thị. Tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo và đẩy lùi tệ nạn xã hội; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư tập trung kiểu đô thị hiện đại, bắn với vành đai nông thôn phát triển theo hướng văn minh, bền vững và bảo tồn được các giá trị văn hóa; kết hợp đồng độ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, huy động tối đa và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực; mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với bên ngoài để phát triển, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, thu hẹp khoảng cách chênh lệch và tiến tới vượt mức bình quan chung của cả nước về thu nhập bình quân đầu người.

4.1.2. Định hướng phát triển bền vững kinh tế thành phố Thái Nguyên đến năm 2020

4.1.2.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Phát triển nông nghiệp với tốc độ nhanh, ổn định, đa dạng, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến (tỷ lệ nông sản chế biến đạt khoảng 40%-50%) và thị trường; sử dụng hiệu quả cao nhất quỹ đất nông nghiệp bằng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, thực hiện tốt chủ trương dồn điền, đổi thửa, bảo đảm an ninh lương thực; cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp; phát triển cây con giá trị cao phù hợp với điều kiện địa phương.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng: tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng và lao động nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới có đời sống vật chất và văn hóa không ngừng được nâng cao; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản cho sản xuất và đời sống của nông dân với trọng tâm là đường giao thông nông thôn, thủy lợi và hệ thống dịch vụ nông nghiệp.

Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông lâm nghiệp; chú ý đến các tiến bộ về sử dụng đất hiệu quả, bền vững, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, phòng trừ dịch bệnh.

4.1.2.2. Công nghiệp - xây dựng

Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, có chất lượng và hiệu quả; ưu tiên các nguồn lực, ưu đãi về chính sách cho một số ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực: công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí... Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng: tăng nhanh các ngành chủ đạo có lợi thế, có truyền thống; hình thành các ngành, sản phẩm công nghiệp mới; tăng nhóm ngành sản xuất xuất khẩu, tăng thỏa đáng các ngành công nghiệp phụ trợ; tăng tỷ trọng công nghiệp tư nhân, đặc biệt là đầu tư ngoài nước trong công nghiệp chủ lực; chuyển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và lao động có trình độ không cao về khu vực nông thôn; huy động có hiệu quả các nguồn lực nội sinh; thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài. Phát triển các cụm công nghiệp tập trung, gắn với phát triển đô thị; kết hợp các loại quy mô, loại hình sản xuất; hiện đại hóa và đổi mới thiết bị công nghiệp.

4.1.2.3. Thương mại dịch vụ

Trở thành trung tâm phát triển dịch vụ lớn của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Tăng nhanh các dịch vụ chủ lực; hình thành các sản phẩm dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao phù hợp với lợi thế của thành phố, phù hợp với yêu cầu phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; tăng dần các dịch

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vụ chất lượng cao và tỷ trọng các khu vực dịch vụ tư nhân; có cơ chế, chính sách phù hợp với từng ngành, sản phẩm dịch vụ, ưu tiên các nguồn lực cho các ngành, sản phẩm dịch vụ chủ lực và có lợi thế so sánh; phấn đấu trở thành trung tâm: du lịch, thương mại, giáo dục và đào tạo, vận tải, tài chính ngân hàng phát triển.

Bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa, hài hòa lợi ích kinh tế với ổn định kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững kinh tế thành phố thái nguyên đến năm 2020 (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)