a. Tình hình chất lượng sản phẩm.
Chất lượng hàng tiêu dùng Việt Nam mấy năm qua đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Những tiến bộ chất lượng nổi bật được thể hiện ở khía cạnh sau
* Đa dạng, phong phú về chủng loại, kiểu dáng.
Nếu trước đây, một số cơ sở thường chỉ sản xuất một số ít mặt hàng với số lượng kiểu dáng rất hạn chế thì giờ đây, các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng đã
K IL O B O O K S .C O
sản xuất khá nhiều loại hàng với nhiều mẫu mã, kiểu dáng ở nhiều phẩm cấp chất lượng khác nhau. Điều đó thể hiện các nhà sản xuất đã biến định hướng chất lượng vì người tiêu dùng , chất lượng là do yêu cầu của khách hàng vì thế cố gắng thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng như các loại vật liệu xây dựng, sứ dân dụng, sứ vệ sinh, quạt điện, hàng may mặc, các loại mỹ phẩm, nước giải khát, bánh kẹo…v.v
* Thẩm mỹ được nâng lên.
Trong thời gian qua, chất lượng sơn, mạ, chất lượng các chi tiết nhựa đã được các nhà sản xuất quan tâm và đầu tư đáng kể nên chất lượng thẩm mỹ hàng Việt Nam không còn thua kém hàng hoá cùng loại trong khu vực. Bao bì nhãn mác (đặc biệt đối với các hàng hoá thực phẩm, mỹ phẩm, chất tẩy rửa.v.v.) cùng được cải tiến để hoà nhập được với hàng nhập khẩu.
* Kết cấu sản phẩm:
Xu hướng chế tạo hàng hoá có kết cấu gọn nhẹ, thanh thoát, tiện dụng trong sử dụng đã được các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm và triển khai có kết quả. Như các mặt hàng cơ khí gia dụng, đồ gỗ, quạt điện, dụng cụ điện.v.v. Từ xu hướng trên, không những giúp các nhà sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giảm được tiêu hao vật tư, năng lượng.
* Các chỉ tiêu về tính năng sử dụng:
Phần lớn các hàng hoá của Việt Nam sản xuất thời gian qua đủ nâng cao được các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng. Các sản phẩm đã đạt chất lượng đăng ký với xu hướng tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều hàng hoá tiêu dùng của ta đã đạt và vượt qua các ứp cùng loại của khu vực và được người tiêu dùng tín nhiệm như các loại vật liệu xây dựng (xi măng lò quay, gạch xây, gạch lát của Thạch Bàn, Hữu Hưng…) , sứ vệ sinh (Thanh trì, Thiên thanh), dây
K IL O B O O K S .C O
điện (Cadivi, Trần phú…), quạt điện (Điện cơ thống nhất) , bánh kẹo (Vinabico, Hải hà…), hàng lắp ráp điện tử, mỹ phẩm..v.v.
* Độ bền và an toàn.
Nhiều hàng tiêu dùng của Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng bởi đã đáp ứng được các yêu cầu về an toàn trong quá trình sử dụng và có độ bền đảm bảo như gạch lát nền Hữu Hưng, sứ vệ sinh (Thanh trì, thiên Thanh) quạt điện cơ Thống nhất, một số loại khí cụ điện, đồ cơ khí gia dụng như bàn ghế Xuân hoà, bóng đèn và phích nước rạng Đông.
Có thể nói một cách khái quát rằng, chất lượng hàng hoá Việt Nam mấy năm qua đã có sự vươn lên mạnh mẽ. Nhiều hàng hoá đã từng bước ổn định và nâng cao chất lượng với xu hướng tiếp cận hàng hoá chung của thế giới do đó đã được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng và đánh giá cao.
b. Tình hình quản lý chất lượng sản phẩm.
Việc quản lý chất lượng hàng hoá nói chung đã được thực hiện trên cơ sở pháp lệnh chất lượng hàng hoá, nghị định của chính phủ và các thông tư hướng dẫn của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường . Công tác quản lý tiêu chuẩn - chất lượng chủ yếu do tổng cục tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ở các địa phương đảm nhận. Ngoài ra còn có cơ quan quản lý thị trường và cơ quan quản lý chất lượng ngành. Từ 8/12/1995, để tăng cường trách nhiệm của các ngành và nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, nhà nước về chát lượng hàng hoá. Theo đó, ngoài bộ khoa học, công nghệ môi trường là cơ quan đầu mối về quản lý chất lượng hàng hoá còn có một số bộ chuyên ngành khác cũng có trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá như Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ thuỷ sản, Bộ y tế, Bộ xây dựng, Bộ giao thông vận tải và bộ văn hoá thông tin.
Quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá cho đến nay đã thực hiện được các nội dung sau:
K IL O B O O K S .C O
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cho sản phẩm, tính đến năm 1999 thì Việt Nam đã xây dựng được 11 tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tương đương với Bộ ISO 9000.
ISO 9000 tiêu chuẩn Việt Nam
ISO 8402; 1994 TCVN 5814: 1994 ISO 9000-1: 1994 TCVN 5200 : 1995 ISO 9001: 1994 TCVN 5201: 1995 ISO 9002: 1994 TCVN 5202: 1995 ISO 9003: 1994 TCVN 5203: 1995 ISO 9004-1: 1994 TCVN 5204-1: 1995 ISO 9004-2: 1994 TCVN 5204-2: 1995 ISO 10011-1: 1990 TCVN 5950-1: 1995 ISO 10011-2: 1994 TCVN 5950-2: 1995 ISO 10011-3: 1994 TCVN 5950-3: 1995 ISO 10013: 1994 TCVN 5951: 1995.
- Tổ chức đăng ký chất lượng hàng hoá
- Thanh tra việc kiểm tra thực hiện đăng ký chất lượng hàng hoá - Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu
- Chứng nhận hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn - Chứng nhân hệ thống chất lượng.
Đi cùng với việc các doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá phù hợp với tiêu chuẩn thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên đáng kể, các chi phí khác như chi phí đi lại, đổi hàng, tái chế sản phẩm
K IL O B O O K S .C O
đều giảm như tập đoàn Sony Việt Nam sau khi tham gia đăng ký chất lượng thì tỷ lệ sản phẩm kém chất lượng giảm từ 3% xuống còn 1%. Xí nghiệp dệt len Sài gòn sau 6 tháng nhận chứng chỉ ISO 9002 tỷ lệ hàng hoá kém chất lượng đã giảm 5% xuống còn 3% và hàng dệt len của xí nghiệp đã có thể thâm nhập vào thị trường mới như Hoa kỳ, Đài loan và qua 6 tháng xuất khẩu đã tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cao su sao vàng từ một công ty làm ăn thua lõ kéo dài nhưng từ năm 1990 công ty chú trọng tới công tác và quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm công ty đã liên tục gặt hái được thành công trong 3 năm (1993, 1996, 1997) mỗi năm công ty đạt 3 huy chương vàng về chất lượng sản phẩm tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp tỷ lệ sản phẩm hỏng đã giảm hẳn, nếu như năm 1980 sản phẩm của công ty chỉ đạt:
Chỉ tiêu Loại 1 Loại 2 Loại phế
Săm lốp xe đạp 70-80% 15-25% 4-7%
Săm lốp xe máy Chưa sản xuất
Săm lốp ô tô 70-80% 20% 4-5%
Nhưng đến năm 1990 sản phẩm loại 2 của công ty không có, loại phế phẩm cũng giảm hẳn , chỉ tiêu cho các loại săm lốp loại 1 đạt tỷ lệ 97-98% còn loại phế giảm xuống chỉ còn 2-2,5%.