3.1. thành tựu.
a. Về quan điểm cho phi phí nâng cao chất lượng sản phẩm
Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận được quan điểm mới về chất lượng sản phẩm theo đúng nghĩa của nó. Theo quan điểm mới này, chi phí cho chất lượng, nâng cao chất lượng, cải tiến kỹ thuật là những chi phí làm cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng. Như theo quan điểm của Philip Beroty và các chuyên gia hàng đầu của thế giới về chất lượng cho rằng “chất lượng là cái cho không”, “chất lượng tự trả cho nó” theo
K IL O B O O K S .C O
họ; chi phí cho chất lượng chính là cái giá phải trả cho sự không phù hợp của sản phẩm đối với nhu cầu của khách hàng. Giảm sự không phù hợp tức là làm tăng chất lượng do đó sẽ làm giảm chi phí, chất lượng tăng sẽ làm cho hàng hoá đồng nhất giảm phẩm, thứ phẩm, lãng phí nhân lực, khấu hao nguyên vật liệu, tăng sản lượng đầu ra, chi phí thấp hơn. Và chi phí cho chất lượng , cải tiến , nâng cao chất lượng phải được coi là khoản tiền tiết kiệm nhờ giảm được những lãng phí do sự không phù hợp gây ra thông qua việc hoàn thiện tổ chức quản lý.
Các doanh nghiệp đã tiếp cận và đưa ra được quan điểm của mình về chi phí cho cải tiến chất lượng sản phẩm bao gồm 2 loaị.
- Thứ nhất chất lượng hàng hoá tuân thủ theo quy trình sản xuất. Đối với loại này, khi chất lượng tăng thì chi phí cho sản xuất giảm xuống do làm đúng quy trình công nghệ, xử lý hàng hoá trước khi đưa ra thị trường, giảm các sai sót khi lưu thông hàng hoá, giữ được uy tín với người tiêu dùng.
- Thứ hai chất lượng trong sự phù hợp (hay nói cách khác là chất lượng do trình độ thiết kế và quản lý) . Trình độ hoạch định ra kỹ thuật càng cao, mức độ phù hợp càng lớn thì chất lượng cũng tăng theo. Để nâng cao trình độ thiết kế, cần phải tăng chi phí đó là:
+ Chi phí phòng ngừa bao gồm các chi phí cho hoạt động kiểm tra, nghiên cứu khoa học để thiết kế và đảm bảo duy trì hệ thống chất lượng đào tạo công nhân, cán bộ quản lý chất lượng.v.v.
+ Chi phí cho thẩm định liên quan đến việc đánh giá đầu vào như vật tư, nguyên liệu và các hoạt động dịch vụ khác.
+ Đầu tư cho chất lượng khi phát ghuy được tác dụng thì trước hết, giám đốc phải là người khởi xướng và trực tiếp chỉ đạo , phải đưa vào kế hoạch kinh doanh,d phải quản lý chặt từ đầu đến thành phẩm cuối cùng.
+Người lao động cũng tham gia quản lý chất lượng công nhân là người trực tiếp phát hiện xử lý kịp thời và đưa ra những sáng kiến, giải pháp sát thực nhất.
K IL O B O O K S .C O
Để khai thác tốt mặt này, phải tăng vốn đầu tư đào tạo bồi dưỡng cho công nhân am hiểu về chất lượng và quản lý chất lượng, biến quản lý chất lượng thành tự quản lý chất lượng của công nhân. Chỉ có sự chung sức, chung lòng như vậy mới có chất lượng hàng hoá tốt để giữ vững khách hàng và không gây thiệt hại cho khách hàng.
b. Các doanh nghiệp nhà nước đang đi từ “số” đến “chất”.
Nếu như trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều lấy mục tiêu chạy theo số lượng để hoàn thành kế hoạch bởi khi sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước ra chỉ cần nhập kho là đã hoàn thành kế hoạch nhà nước giao cho, doanh nghiệp không phải lo đến chuyện tiêu thụ sản phẩm thế nào, người tiêu dùng có thích hay không. Thì khi chuyển sang cơ chế thị trường doanh nghiệp nhà nước không còn thích ứng thoe kiểu hoạt động do đó buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại được phải sản xuất ra những sản phẩm có tính cạnh tranh về giá cả và chất lượng trong đó chất lượng là yếu tố hàng đầu.
Nhiều doanh nghiệp đã thấy được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm là cần thiết để cho doanh nghiệp có thể tồn tại được; do vậy trong những năm gần đây không những số lượng các loại sản phẩm sản xuất ra ngày càng tăng mà chất lượng hàng hoá cũng được người tiêu dùng trong nước và ngoài nước chấp nhận điển hình như Tổng công ty cao su sao vàng do chất lượng sản phẩm tăng vì vậy xuất khẩu sang các nước trong khu vực tăng từ 20-25%, công ty may 10, công ty may Đức giang liên tục được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao qua các hội chợ.v.v.
c. Những nguyên nhân.
Các doanh nghiệp nhà nước đạt được các thành tựu trên một mặt phải do nỗ lực lớn của các doanh nghiệp mặt khác trong điều kiện thuận lợi cũng góp phần tác động không nhỏ tới quá trình phát triển của doanh nghiệp.
* Nguyên nhân khách quan:
K IL O B O O K S .C O
Với chính sách mở cửa, hoà nhập, hàng hoá ngoại nhập xuất hiện ngày càng nhiều giá rẻ mà chất lượng lại không thua kém là bao nhiêu đã gây cho các ngành sản xuất hàng hoá của Việt Nam gặp khó khăn lúng túng thậm chí nó còn bóp chết một số mặt hàng truyền thống. Tuy nhiên chính sự mở cửa này đã giúp cho các doanh nghiệp sản xuất của nước ta đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước thay đổi hẳn tư duy để giúp họ có thể cọ xát, cạnh tranh để đi đến thay đổi nếp nghĩ, đổi mới tư duy quản lý, đổi mới công nghệ .v.v.. và để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm ngoại nhập con đường duy nhất đối với các doanh nghiệp là phải lấy chất lượng là yếu tố hàng đầu.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì nhu cầu về chất lượng của các loại hàng hoá ngày càng cao đó là động cơ buộc các doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp để cải tiến sản phẩm của mình.
* Nguyên nhân chủ quan:
Thành công của doanh nghiệp phần lớn do nỗ lực từ phía doanh nghiệp thể hiện
- Về khả năng chuyên môn quản lý cũng như việc sử dụng các loại máy móc thiết bị của thành viên trong doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.
- Về nhận thức được tầm quan trọng của nâng cao chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao từ người công nhân sản xuất đến các cấp quản trị.
- Khả năng tiếp thu những cái mới, tranh thủ được thời cơ cơ hội đến với doanh nghiệp.
3.2. Những hạn chế.
a. Về quan điểm cho chi phí chất lượng sản phẩm.
Mặc dù có nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng cải tiến đổi mới được tư duy nhưng không phải không còn những doanh nghiệp vẫn đang còn giữ cái quan niệm cũ, ngại tiếp thu và đổi mới, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước khi nói đến cải tiến đổi mới họ sợ phải chi phí quá lớn bởi việc cải tiến
K IL O B O O K S .C O
chất lượng sản phẩm chủ yếu thông qua đầu tư cải tiến công nghệ dẫn đến một thói quen trong tư duy là muốn cải tiến nâng cao chất lượng thì phải có một lượng vốn khá lớn, mặt khác việc theo dõi tính toán và đánh giá hiệu quả cụ thể cho chất lượng đem lại còn gặp nhiêù khó khăn. Những trở ngại này đã làm cho nhiều doanh nghiệp ngại hay ít quan tâm đến chất lượng, không xây dựng cho mình một chương trình cải tiến, nâng cao chất lượng.
b. Hạn chế trong quá trình thực hiện nâng cao chất lượng.
- Sự chậm đổi mới cả chất lượng cũng như mẫu mã ở một số nhóm hàng tiêu dùng như xe đạp, hàng dệt, hàng thực phẩm…Một số loại hàng chất lượng đạt tiêu chuẩn nhưng mẫu mã lại không phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Hình thức và chất lượng chưa phù hợp.
Giá cả hàng hoá quá cao so với hàng ngoại: thực tế cho thấy hầu hết các mặt hàng do các doanh nghiệp nhà nước sản xuất ra gía cao hơn nhiều so với các sản phẩm khác cùng loại đôi khi chất lượng cũng chẳng chênh lệch nhau nhiều tạo ra tâm lý không tin tưởng của người tiêu dùng . Nổi bật như đường kính giá của hàng hoá này cao hơn 2-2,5 lần so với hàng ngoại nhưng chỉ sau vài biến động giá của loại hàng hoá này giảm xuống chỉ còn một nưả tạo ra thắc mắc cho người tiêu dùng tại sao giá lại giảm nhiều thế mà vẫn có lãi và liệu rằng cháat lượng hàng có đảm bảo như trước.
- Về cơ chế quản lý chất lượng và chính sách về chất lượng chưa thực sự đồng bộ dẫn đến chính sách chất lượng trở thành khẩu hiệu và hình thức. Việc quản lý chất lượng quá kém, một số loại mặt hàng đặc biệt là hàng thực phẩm chưa đảm bảo ghi nhãn đúng quy định, hàng quá hạn sử dụng…khi thực hiện sự kiểm tra thì chỉ kiểm tra qua vài khâu của quy trình rồi đưa ra kết luận. Hàng nhập lậu, hàng giả ngày càng gia tăng.
- Kiểm soát sản phẩm không phù hợp bởi chưa đưa ra được các quy định rõ ràng sản phẩm như thế nào thì không phù hợp và không phù hợp ở công đoạn , giai đoạn nào dẫn đến việc xử lý sản phẩm không phù hợp.
K IL O B O O K S .C O
- Đánh giá nội bộ và đào tạo: đội ngũ chuyên gia đánh giá chưa được đào tạo đầy đủ nên hiệu quả đánh giá nội bộ chưa cao và không đánh giá được hết hiệu quả của hệ thống. Mặt khác nhu cầu đào tạo lại không được xác định theo công việc cụ thể mà lại mang tính hình thức do đó nhiều cán bộ không làm đúng chức năng của mình vì vậy khả năng chuyên môn không có dẫn đến tình trạng làm nhiều lâu ngày sẽ quen.
- Việc đầu tư vào việc cạnh tranh với hàng ngoại nhập còn kém không được quan tâm đặc biệt là với hàng tiêu dùng Trung Quốc.
- Một trong những nguyên nhân lớn làm cho hiện nay khoảng 60% doanh nghiệp nhà nước kinh doanh không hiệu quả hoặc thua lỗ kéo dài là do chất lượng sản phẩm không phù hợp nhu cầu người tiêu dùng.
c. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mặt hạn chế.
- Về đổi mới tổ chức quản lý: một số doanh nghiệp lớn (do sát nhập các liên doanh nhỏ lại) , diện hoạt động rộng, tổ chức kồng kềnh không quản lý trực tiếp được chi phí sản xuất do đó đã làm tăng chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp lớn ở đây là phải lớn về chất lượng tức là do tính chất công nghệ quyết định nó phải lớn chứ không phải bằng cách sát nhập của doanh nghiệp nhỏ lại làm chia cắt tính liên hoàn của công nghệ. Mặt khác lại có quá nhiều cơ quan tham gia quản lý như: Bộ tài chính, ngân hàng nhà nước, bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ lao động thương binh xã hội, ban tổ chức cán bộ chính phủ. Do đó dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ gây chồng chéo các quyết định trong hoạt động sản xuất . Một số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh vạn năng ít chuyên môn hoá thậm chí có doanh nghiệp đã nhỏ lại còn kinh doanh đa ngành nghề lại sử dụng công nghệ vạn năng lạc hậu nên năng suất và chất lượng hàng không cao. Chưa có một cơ chế quản lý và giám sát giám đốc một cách chặt chẽ, chế độ quản lý tài chính còn lỏng lẻo, một số doanh nghiệp nhà nước đang biến tướng dần dần, vỏ là doanh nghiệp nhà nước nhưng nội dung bên trong lại là tư nhân.
K IL O B O O K S .C O
- Hàng ngoại nhập quá nhiều giá rẻ, mẫu mã lại đẹp nên sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước không thể cạnh tranh được, mặt khác các sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước lúc nào cũng giữ vẻ truyền thống không chịu thay đổi việc áp dụng các hình thức khuyến mại, khuyến mãi rất ít nên không đánh được vào tâm lý ngưòi tiêu dùng.
K IL O B O O K S .C O
Phần III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY
I. NHỮNG CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
Trong những năm đổi mới vừa qua, các doanh nghiệp Nhà nước phải đưong đầu với các thách thức như cung lớn hơn cầu, hàng ngoại nhập tràn lan, thị trường trong và ngoài nước yêu cầu khắt khe về chất lượng. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải quan tâm hơn nữa tới đảm bảo và nâng cao chất lượng. Trong quá trình đổi mới quản trị sản xuất kinh doanh, quản trị chất lượng ở các doanh nghiệp Nhà nước đã có những sự chuyển biến tích cực, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây: