GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh kiên giang (Trang 67 - 93)

NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA VÀ TỈNH KIÊN GIANG

CHệễNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH

TặNH KIEÂN GIANG

Trên cơ sở phân tích về thực trạng doanh nghiệp nhà nước và tình hình triển khai chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta và tỉnh Kiên Giang. Cho thấy, chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được sự quan tâm rất nhiều của Đảng và Chính phủ, đặc biệt từ khi có Nghị định 44/1998/NĐ-CP đã tạo ra một khung pháp lý mới vững chắc cho chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và đã đạt được những kết quả nhất định, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa tăng lên nhiều, tuy nhiên so với mục đề ra thì vẫn còn thấp và còn diễn ra chậm chạp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong tiến trình cổ phần hóa như : chưa có một hành

lang pháp lý đồng bộ phục vụ cho quá trình cổ phần hóa, việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa còn gặp nhiều phức tạp, vấn đề giải quyết lao động dôi dư trong quá trình cổ phần hóa …

Để góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nói chung và cổ phần hóa doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang nói riêng, chúng tôi xin nêu lên một số giải pháp chủ yếu sau :

3.1- TIẾP TỤC HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ LIÊN QUAN ĐẾN TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC :

3.1.1- Nâng cao năng lực pháp lý và hoàn thiện các cơ chế tài chính cho quá trình chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước :

← Cổ phần hoá và đa dạng hóa doanh nghiệp nhà nước cũng có nghĩa là bán đi một phần tài sản nhà nước có giá trị lớn và là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Vì vậy Chính phủ cần sửa đổi và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phục vụ cho hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nâng cao năng lực pháp lý của hệ thống chính sách có liên quan đến hoạt động chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động chuyển đổi sở hữu và đa dạng hóa doanh nghiệp nhà nước thông qua việc xây dựng và trình Quốc hội cho phép ban hành Luật chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó cần phải bổ sung và sửa đổi những văn bản luật có liên quan như Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp …

↑ Hoàn thiện các cơ chế tài chính cho quá trình chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước:

- Xây dựng quy chế quản lý và vận hành quỹ hổ trợ cổ phần hóa và đa dạng hóa hình thức sở hữu doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay phương thức tổ chức và quản lý quỹ theo quyết định của Chính phủ đã ban hành còn nhiều phức tạp vì quỹ được hình thành ở nhiều cấp và nhiều cơ quan tham gia quản lý như : Trung

ương do Bộ Tài chính quản lý nhưng thẩm quyền quyết định chi lại thuộc các Bộ ngành. Quỹ còn được thành lập ở các Tổng công ty và các địa phương do hội đồng quản trị, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý. Vì vậy cơ chế quản lý và vận hành quỹ cần được hướng dẫn quản lý thống nhất để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu hỗ trợ cổ phần hóa, đa dạng hóa hình thức sở hữu.

- Xây dựng đề án và tổ chức thí điểm công ty quản lý tài sản và mua bán nợ để hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý các vấn đề tồn tại về tài chính khi thực hiện đề án chuyển đổi sở hữu, giảm thiểu tổn thất cho Nhà nước trong quá trình chuyển đổi sở hữu và giúp cho các doanh nghiệp lành mạnh hóa tình hình tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty là một tổ chức tài chính Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước cấp vốn, hổ trợ vốn để thực hiện việc mua lại các khoản nợ, các tài sản của doanh nghiệp. Hoạt động của công ty giúp cho việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp, của ngân hàng và tổ chức tín dụng, bảo đảm thu hồi một cách tối đa các khoản vốn cho Nhà nước.

- Xây dựng đề án và tổ chức thí điểm công ty Đầu tư tài chính làm nhiệm vụ quản lý phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp. Công ty này sẽ thay thế cho các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp từ phương thức quản lý hành chính sang phương thức đầu tư vốn.

Trong bước đầu công ty thực hiện quản lý số vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa hoặc góp vốn liên doanh mà không còn pháp nhân doanh nghiệp nhà nước. Công ty sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông Nhà nước tại doanh nghiệp. Công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, định hướng các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối hoạt động theo đường lối chiến lược

phát triển kinh tế của Nhà nước, thu nộp các khoản lợi nhuận được chia từ các doanh nghiệp khác. Khi hoạt động của công ty đi vào nề nếp sẽ tiến đến quản lý toàn bộ số vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp. Công ty là tổ chức tài chính của Nhà nước đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của Bộ Tài chính.

- Xây dựng cơ chế ưu đãi hợp lý và cơ chế xử lý nợ để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi sở hữu và niêm yết trên thị trường chứng khoán, bao gồm các biện pháp như : khoanh nợ, xóa nợ và chuyển nợ thành cổ phần ở những doanh nghiệp cổ phần hóa.

- Xây dựng quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; quy chế quản lý phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; qui chế thực hiện việc thuê Giám đốc cho một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa; hướng dẫn xử lý dứt điểm đối với những tài sản loại khỏi giá trị doanh nghiệp.

3.2.2- Xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện cổ phần hóa :

Xác định đúng giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hóa là một vấn đề hết sức quan trọng và phức tạp, là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho tiến độ cổ phần hóa chậm. Điều 11 của Nghị định 44/1998/ NĐ-CP có nêu một số nguyên tắc để xác định doanh nghiệp và được hướng dẫn cụ thể tại thông tư 104/1998/TT-BTC. Về nguyên tắc hướng dẫn như vậy là tương đối cụ thể và rõ ràng. Nhưng khi áp dụng thực tế mới thấy những khó khăn, phức tạp.

Chẳng hạn, thiết bị, nhà xưởng thời bao cấp tính quá rẽ, giá trị đất không tính vào giá trị doanh nghiệp, giá trị còn lại của thiết bị, giá trị thị trường của tài sản…

chưa hướng dẫn cụ thể cơ sở nào để tính và việc xác định giá trị doanh nghiệp còn mang nhiều tính chủ quan và chưa gắn với thị trường.

Để có cơ sơ pháp lý nhằm xác định giá trị doanh nghiệp một cách nhanh chóng phục vụ cho nhu cầu cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu các doanh nghiệp

nhà nước, Chính phủ nên nhanh chóng thiết lập cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu các doanh nghiệp nhà nước, cụ thể cần phải thực hiện một số vấn đề sau :

a)- Nhanh chóng nghiên cứu xây dựng và ban hành một hệ thống các phương pháp định giá doanh nghiệp chuẩn, bao gồm nhiều phương pháp định giá khác nhau phù hợp với qui mô của doanh nghiệp và mục tiêu khác nhau của quá trình chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng cơ chế định giá phải gắn với việc tổ chức, triển khai bán đấu giá cổ phần của doanh nghiệp.

• Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, việc xác định giá trị doanh nghiệp nên thực hiện bằng nhiều phương pháp định giá để có thể kiểm tra mức độ hợp lý của giá sàn, trên cơ sở đó tổ chức đấu thầu và đấu giá trên thị trường để có được phương án chuyển đổi sở hữu tối ưu.

• Đối với những doanh nghiệp nhỏ, Nhà nước có nhu cầu chuyển 100%

quyền sở hữu sang các thành phần kinh tế khác, nếu có thể được nên chọn hình thứùc đấu thầu thì sẽ đạt được giá bán doanh nghiệp ở mức cao nhất. Tuy nhiên, Nhà nước cần phải lựa chọn được nhiều nhà đầu tư chiến lược tham gia vào quá trình đấu thầu mới có thể đạt được những kết quả tốt đẹp.

• Đối với trường hợp cổ phần hóa, bán hẳn doanh nghiệp cho tư nhân tùy trường hợp cần phải đặt vấn đề có nên cơ cấu lại doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa hoặc bán hẳn doanh nghiệp cho khu vực tư nhân.

b)- Nhanh chóng bổ sung các văn bản hướng dẫn việc xác định phẩm chất của tài sản, giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế do kinh doanh mang lại… để đảm bảo cho công tác định giá được thống nhất và nhanh chóng. Cụ thể :

←•Đối với giá trị quyền sử dụng đất : Theo pháp luật hiện hành ở nước ta thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, không được mua bán mà chỉ được cho thuê và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhưng theo các văn bản hiện hành về cổ

phần hóa thì đất đai không được đề cập đến khi xác định giá trị doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, hiện nay đang sử dụng đất mà không phải mua và cũng chẳng phải thuê. Điều này vẫn đến tình trạng một khối lượng lớn giá trị quyền sử dụng đất không được thể hiện trong giá trị doanh nghiệp làm thất thoát giá trị tài sản của Nhà nước. Vì vậy cần phải tính đúng, tính đủ yếu tố đất đai vào giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa. Cụ thể theo các hướng sau :

- Giá trị quyền sử dụng đất được tính vào giá trị doanh nghiệp là coi như góp vốn của nhà nước vào công ty cổ phần. Giá trị này được điều chỉnh theo thời giá, cứ 5 năm 1 lần nhằm bảo đảm 2 điều kiện : một là, giá trị quyền sử dụng đất phải là một bộ phận của giá trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế; hai là, không thay đổi quyền sở hữu đất (theo luật định).

- Có xác định giá trị đất nhưng không gộp vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, coi như nhà nước cho thuê. Giá đất được tính vào chi phí sản xuất - kinh doanh. Doanh nghiệp phải trích khấu hao trả dần hàng năm.

Nếu doanh nghiệp chiếm quá nhiều đất thì cả 2 cách tính trên đều đội giá thành sản phẩm. Do đó, nhà nước sẽ thu hồi dần diện tích dư thừa đó.

↑ Đối với giá trị lợi thế, uy tín và vị trí địa lý của doanh nghiệp cần phải có nhiều phương pháp xác định và cần lưu ý một số vấn đề sau :

- Trường hợp xác định giá trị lợi thế của doanh nghiệp theo phương pháp hiện nay cần điều chỉnh một số điểm như sau :

+ Khi xác định tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch của doanh nghiệp cổ phần hóa không nên so sánh với tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp cùng ngành, cùng địa phương mà nên so sánh với tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành thì sẽ hợp lyù hôn.

+ Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch khi so sánh với tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành, nhưng nếu tỷ suất lợi nhuận

của doanh nghiệp vẫn thấp hơn lãi suất của ngân hàng ở cùng thời điểm thì không nên xác định giá trị lợi thế của doanh nghiệp.

+ Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch, nhưng tỷ suất hàng năm của doanh nghiệp đang giảm dần thì phải căn cứ vào những nguyên nhân cụ thể để xác định có nên tính giá trị lợi thế của doanh nghiệp hay không ? . Nếu việc giảm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp là tạm thời và do những nguyên nhân khách quan tác động thì có thể tính giá trị lợi thế cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu việc sụt giảm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận là do các nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp hoặc do quá trình cạnh tranh làm giảm thị phần của doanh nghiệp… thì không nên tính hoặc chỉ tính một phần giá trị lợi thế của doanh nghiệp.

- Về thời gian tính tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn sản xuất kinh doanh bình quân : để có được một tỷ lệ phản ánh trung thực lợi thế của doanh nghiệp nên quy định thời gian tính bình quân tùy theo từng ngành nghề, từng trường hợp mà thời gian có thể là từ 3 đến 5 năm, không nên chỉ tính duy nhất một con số là 3 năm.

- Ngoài ra khi xác định giá trị lợi thế của doanh nghiệp nên sử dụng nhiều phương pháp tính. Mỗi phương pháp sẽ cho một kết quả khác nhau, điều này sẽ giúp cho chúng ta có điều kiện so sánh làm cơ sở cho việc thỏa thuận, thương lượng khi cổ phần hóa hoặc đa dạng hóa sở hữu các doanh nghiệp nhà nước.

Trong thực tế có rất nhiều phương pháp để xác định giá trị lợi thế của doanh nghiệp. Tuy nhiên xin đề xuất một phương pháp tương đối phổ biến của "Liên Đoàn các Kiểm toán viên" gọi là phương pháp Goodwill.

Cơ sở của phương pháp này xuất phát từ lập luận của các nhà kiểm toán.

Họ cho rằng doanh nghiệp đầu tư một tổng thể các tài sản hữu hình vào hoạt động sản xuất kinh doanh là để nhằm tạo ra khả năng sinh lời cho doanh nghiệp.

Vì vậy những tài sản này cũng phải được trả "thù lao" một cách bình thường để chứng minh giá trị kinh tế hoặc giá trị hữu ích của chúng khoản "thù lao" này có thể được xem như là chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do đó, khi khả năng sinh lời của một doanh nghiệp cao hơn khoản thù lao trả cho các tài sản hữu hình cũng có nghĩa là nó đã làm xuất hiện một khoản lợi nhuận siêu ngạch chứng minh cho sự hiện hữu của một loại tài sản khác, đó là tài sản vô hình hay còn gọi là lợi thế thương mại của doanh nghiệp.

Từ lập luận này, chúng ta có thể xác định giá trị lợi thế thương mại của doanh nghiệp hay giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp theo công thức sau:

∑= +

= −

n

t

r t

Sxi Goodwill R

1 ( 1 )

) (

Trong đó:

S : Tài sản hữu hình được đưa vào kinh doanh.

i : Tỷ suất thù lao bình thường của tài sản hữu hình (thường sử dụng lãi suất dài hạn hoặc trung hạn của ngân hàng hoặc lãi suất của các tín phiếu có đảm bảo).

R : Khả năng thu lợi ròng r : Tỷ suất hiện tại hóa

n : Thời kỳ vốn hóa của tiền lời (thường được xác định trong thời hạn từ 3 đến 7 năm).

- Mặt khác, cần phải xét lại nên chăng chỉ tính vào giá trị doanh nghiệp 30% giá trị về lợi thế, uy tín, vị trí địa lý của doanh nghiệp. Theo tôi, vấn đề này chỉ nên áp dụng đối với những doanh nghiệp mà quá trình cổ phần hóa chủ yếu là bỏn cho tập thể ngườứi lao động trong doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp mà số lượng cổ phiếu phỏt hành đượùc bỏn rộng rói cho cỏc thành phần

kinh tế bên ngoài hoặc bán hẳn doanh nghiệp cần phải tính đầy đủ 100% giá trị này.

c)- Tập trung đào tạo và bồi dưỡng một đội ngũ chuyên gia lành nghề về định giá doanh nghiệp tạo cơ sở và cung cấp nhân sự cho việc hình thành các tổ chức định giá độc lập, thích ứng với nền kinh tế thị trường.

d)- Tạo lập môi trường pháp lý và môi trường kinh tế cho việc hình thành các tổ chức chuyên trách về xác định giá trị doanh nghiệp, đảm nhận chức năng tư vấn và dịch vụ về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp. Tách chức năng định giá và bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa ra khỏi chức năng của các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, đảm bảo tính khách quan, minh bạch và chuyên môn hóa trong hoạt động định giá và bán cổ phần.

e)- Cần xác định cơ chế kiểm tra, giám sát và trách nhiệm đối với các ngành, các cấp, các đơn vị được giao trách nhiệm xác định lại giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

3.1.3- Phát huy tác dụng của thị trường chứng khoán và các tổ chức tài chính trung gian :

Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và các trung tâm giao dịch chứng khoán...

là những công cụ đắc lực giúp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

a)- Tạo điều kiện thuận lợi cho các Trung tâm giao dịch chứng khoán hoạt động một cách có hiệu quả :

+ Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán là "hai người bạn đồng hành"

vốn có quan hệ nhân quả với nhau. Cái nọ là tiền đề để cái kia tồn tại và phát triển, tạo nên thị trường vốn. Điều này giúp làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia và là một biểu hiện cụ thể "sức khoẻ" của nền kinh tế. Khi thị trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh kiên giang (Trang 67 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)