- Lần đầu tiên được nêu tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VII (tháng 11/1991) : “Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp”.
- Nghị quyết Đại hội giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1994) :”Để thu hút thêm vốn, tạo thêm động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, cần thực hiện các hình thức cổ phần hóa có mức độ thích hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất kinh doanh; trong đó sở hữu Nhà nước chieỏm tyỷ leọ coồ phaàn chi phoỏi”.
- Nghị quyết 10/NQ/TW ngày 17/3/1995 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước có ghi : “Thực hiện từng bước vững chắc việc cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp không cần Nhà nước đầu tư 100% vốn. Tuỳ tính chất, loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán một tỷ lệ cổ phần cho công nhân viên chức làm việc tại doanh nghiệp để tạo
động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển và bán cổ phần cho tổ chức hay cá nhân ngoài doanh nghiệp để thu hút thêm vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh”.
- Trong kết luận của Bộ Chính trị về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000 và năm 1996 (số 301 BBK/BCT ngày 12/9/1995) khẳng định :
“Tổng kết kinh nghiệm một số doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa để có những kết luận cần thiết. Thực hiện cổ phần hóa từng bước vững chắc một bộ phận doanh nghiệp nhà nước vì mục tiêu, hiệu quả của sự phát triển và giữ vững định hướng XHCN. Căn cứ vào yêu cầu và lợi ích kinh tế - chính trị - xã hội mà xác định rõ : loại doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ 100% cổ phần; loại doanh nghiệp nhà nước nắm đa số cổ phần hoặc tỷ lệ cổ phần có vai trò chi phối, số cổ phần còn lại bán cho cán bộ công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp hoặc cho cả bên ngoài để huy động thêm vốn tạo động lực phát triển”.
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 7/1996) khẳng định : “Tổng kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý để triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo thêm động lực mới trong quản lý, huy động thêm vốn cho yêu cầu phát triển và điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Trong quá trình cổ phần hóa, tiền thu được do bán cổ phần của Nhà nước phải đầu tư lại để mở rộng sản xuất kinh doanh, làm cho tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước ngày càng tăng lên, chứ cổ phần hóa không đồng nghĩa với tư nhân hóa”.
- Thông báo số 63-TB/TW ngày 4/4/1997 của Bộ Chính trị khẳng định tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 1/1998) đã ghi : “Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm
giữ 100% vốn cần lập kế hoạch cổ phần hóa để tạo động lực phát triển, thúc đẩy làm ăn có hiệu quả. Sửa đổi, bổ sung các qui định, kiện toàn tổ chức chỉ đạo cổ phần hóa các cấp. Thí điểm việc bán cổ phần cho người nước ngoài. Khuyến khích nông dân sản xuất nguyên liệu tham gia mua cổ phần ở các doanh nghiệp chế biến nông sản”.
2)- Các văn bản về cổ phần hóa của Quốc Hội :
- Nghị quyết kỳ họp thứ X Quốc hội khóa VIII ngày 26/12/1991 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1991 -1995 đã ghi : “Thí điểm việc cổ phần hóa một số cơ sở kinh tế quốc doanh để rút kinh nghiệm và có thêm nguồn vốn phát triển”.
- Nghị quyết kỳ họp thứ IV Quốc hội khóa IX (tháng 12/1993) đã khẳng định chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là : “ Đổi mới cơ bản tổ chức và cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước, thực hiện các hình thức thích hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất để thu hút thêm nguồn vốn tạo thêm động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả”.
3)- Các văn bản pháp lý về cổ phần hóa của Chính phủ :
Để thực hiện nghị quyết của Đảng và Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành các văn bản sau đây phục vụ cho việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phù hợp với từng giai đoạn của chương trình cổ phần hóa ở nước ta. Quá trình thực hiện có thể chia làm 2 giai đoạn như sau :
α Giai đoạn 1 (giai đoạn thí điểm cổ phần hóa) :
Trong giai đoạn này chương trình cổ phần hóa được thực hiện dựa trên các cơ sở các văn bản pháp lý sau :
- Quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về
“thực hiện thí điểm việc chuyển các xí nghiệp quốc doanh thành các công ty cổ phaàn”.
- Quyết định 203/CT ngày 8/6/1992 chọn 7 doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ chỉ đạo thí điểm và giao nhiệm vụ cho mỗi Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn từ 1 đến 2 doanh nghiệp thí điểm chuyển thành công ty coồ phaàn.
- Thông tư 09/LĐTBXH-TT ngày 22/7/1992 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về lao động và chính sách đối với người lao động trong khi thí điểm một số DNNN thành công ty cổ phần theo Quyết định 202/CT.
- Thông tư 3969/LĐTBXH-TT ngày 23/12/1992 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội về cổ phần hóa DNNN (hiện nay thông tư này không còn hiệu lực).
- Thông tư số 13/TT-NH1 ngày 23/10/1992 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quyết định 202/CT trong hoạt động ngân hàng (mặc dù cho tới nay chưa có văn bản pháp luật nào tuyên bố thông tư 13 này hết hiệu lực, nhưng có nhiều khả năng là Thông tư này đã bị thông tư số 06 ban hành ngày 15/8/1998 thay theá).
- Chỉ thị số 84/TTg ngày 4/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hóa DNNN và các giảp pháp đa dạng hóa hình thức sở hữu đối với các DNNN.
- Thông tư số 36/TC-CN ngày 7/5/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính trong việc thực hiện thí điểm cổ phần hóa các DNNN theo Quyết định 202/CP và Chỉ thị 84/TTg ngày 4/3/1993.
- Công văn số 1081-TC-KBNN ngày 9/6/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc mở tài khoản hạch toán tiền bán cổ phiếu đối với DNNN thực hiện thí điểm cổ phần hóa.
α Giai đoạn 2 : Từ 1996 đến nay ( Giai đoạn cổ phần hóa mở rộng)
Trong giai đoạn cổ phần hóa mở rộng từ 1996 đến nay có thể chia ra hai giai đoạn cụ thể :
Λ Giai đoạn thực hiện Nghị định số 28/CP : Cơ sở pháp lý trong giai đoạn này bao gồm :
- Nghị định 28/CP ngày 7/3/1996 của Chính phủ về việc “Chuyển một số xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần”.
- Quyết định 548/TTg ngày 13/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Cổ phần hóa theo Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phuû.
- Thông tư số 47/TC-TCT ngày 17/8/1996 của Bộ Tài chính về việc giải quyết quyền lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Thông tư số 50 TC/TCDN ngày 30/8/1996 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn các vấn đề tài chính, về việc bán và phát hành cổ phiếu trong khi chuyển các xí nghiệp quốc doanh thành các công ty cổ phần theo Nghị định 28/CP”.
- Quyết định số 01/CPH ngày 9/6/1996 của Bộ trưởng, Trưởng ban cổ phần hóa Trung ương về “Các thủ tục chuyển các xí nghiệp quốc doanh thành các công ty coồ phaàn”.
- Thông tư số 17-LĐTBXH ngày 7/9/1996 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội qui định các chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghị định số 28/CP của Chính phủ.
- Quyết định 659/TTg ngày 13/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép các công ty cổ phần đã được Nhà nước thí điểm cổ phần hóa trước đây thực hiện một số chính sách ưu đãi quy định tại Nghị định số 28/CP của Chính phuû.
- Công văn 1104/TLĐ ngày 13/9/1996 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hướng dẫn nội dung hoạt động công đoàn khi chuyển doanh nghiệp nhà
nước thành công ty cổ phần theo Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ (công văn này có thể đã được thay thế bằng hướng dẫn 1019 ngày 15/8/1998).
- Chỉ thị 01/BXD-TCKT ngày 12/2/1997 của Bộ Xây dựng về việc triển khai một số doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
- Nghị định số 25/CP ngày 26/3/1997 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều trong Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ.
- Chỉ thị 658/TTg ngày 20/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy triển khai cổ phần hóa DNNN.
- Chỉ thị 17/NN-TCKT-CT ngày 13/9/1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nông về việc tổ chức triển khai cổ phần hóa DNNN.
- Quyết định 697/TC-QĐ-TCDN ngày 1/1/1997 của Bộ Tài chính về việc ban hành qui định tạm thời sử dụng kinh phí chỉ tiêu của Ban chỉ đạo cổ phần hóa Trung ương và địa phương.
- Quyết định 01/1998/QĐ-BTC ngày 2/1/1998 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng tiền bán cổ phần và lợi tức cổ phần Nhà nước.
- Thông tư 06/TT-LĐTBXH ngày 15/4/1998 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về khai trình việc sử dụng lao động khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động và báo cáo việc chấm dứt sử dụng lao động khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
- Chỉ thị 20/1998/CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
- Công văn 2189/BKH-DN ngày 29/4/1998 của Ban chỉ đạo cổ phần hóa Trung ương về đề cương hướng dẫn xây dựng phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước.
Λ Giai đoạn thực hiện Nghị định số 44/1998/NĐ-CP : Cơ sở pháp lý trong giai đoạn này bao gồm :
- Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
- Quyết định 111/1998/QĐ-TTg ngày 29/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban đổi mới doanh nghiệp Trung ương.
- Thông tư 104/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
- Quyết định số 140/1998/QĐ-TTg ngày 1/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các DNNN cổ phần hóa năm 1998.
- Công văn 1019/TLĐ ngày 15/8/1998 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn nội dung hoạt động của công đoàn khi chuyển DNNN thành công ty coồ phaàn theo Nghũ ủũnh 44/1998/Nẹ-CP.
- Thông tư 06/1998/TT-NHNN1 ngày 15/8/1998 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số nội dung liên quan đến ngân hàng khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (đã được thay thế thông tư 07 ngày 28/9/1998).
- Công văn 3138/TC-TCDN ngày 19/8/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cổ phần hóa DNNN.
- Thông tư số 11/1998/TT-LĐTBXH ngày 21/8/1998 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẩn về chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghị định số 44/1998/Nẹ-CP cuỷa Chớnh phuỷ.
- Thông tư 117/1998/TT-BTC của ngày 22/8/1998 Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế trước bạ theo quy định tại điều 13 của Nghị định số 44/1998/Nẹ-CP.
- Công văn 3395/VPCP-ĐMDN ngày 29/8/1998 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn quy trình và phương án mẫu cổ phần hóa.
- Thông tư số 07/1998/TT-NHNN1 ngày 28/9/1998 của ngân hàng nhà nước hướng dẫn thực hiện một số nội dung liên quan đến ngân hàng khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP.
- Thông tư 130/1998/TT-BTC ngày 30/9/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc chuyển giao và giải quyết các vấn đề còn tồn tại liên quan đến tài chính của các DNNN khi sát nhập hay hợp nhất.
- Công Văn 02/ĐMDNTW ngày 5/10/1998 của Ban Đổi mới doanh nghiệp Trung ương trả lời các thắc mắc về cổ phần hóa.
- Công văn 12/ĐMDN ngày 20/11/1998 của Ban Đổi mới doanh nghiệp Trung ương về báo cáo định kỳ về cổ phần hóa.
Ngoài ra còn có các văn bản của các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo về công tác cổ phần hóa tại Bộ, ngành và địa phương mình trong từng giai đoạn cụ theồ.