KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương vụ hè thu năm 2010 tại huyện quế võ bắc ninh (Trang 20 - 24)

Hình thái của các giống cây trồng nói chung, cũng như cây đậu tương nói riêng là đặc điểm quan trọng, dùng để phân biệt sự khác biệt giữa các giống.

Các yếu tố hình thái chủ yếu do bản chất di truyền của các giống quyết định, tạo nên đặc thù riêng của từng giống. Tuy nhiên các yếu tố môi trường như:

Nhiệt độ, cường độ bức xạ , chất lượng ánh sáng, số giờ nắng, độ ẩm cũng ảnh hưởng làm thay đổi các giống so với nguồn gốc ban đầu. Việc lựa chọn giống có tính ổn định cao về kiểu hình và khả năng thích ứng rộng có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất đậu tương.

Qua theo dõi một số đặc điểm hình thái các giống đậu tương, kết quả thu được trình bày trong bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1 Bảng đặc điểm hình thái của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm.

Màu sắc Chỉ

tiêu

Giống

Hình dạng

Thân

mầm

Hoa Vỏ quả

Vỏ hạt

Rốn hạt

Dạng cây

Loại hình sinh trưởng

DT96

Thoi Tím Xanh nhạt

Tím Xám Vàng Trắng Đứng Hữu hạn ĐT22 Trứng Xanh Xanh

đậm

Trắng Nâu đen

Vàng Nâu đậm

Đứng Hữu hạn ĐVN

9

Trứng Tím Xanh nhạt

Tím Vàng vàng Nâu nhạt

Đứng Hữu hạn DT02 Tim

nhọn

Tím Xanh nhạt

Tím Vàng Vàng Nâu nhạt

Đứng Hữu hạn Đ/C Thoi Tím Xanh

đậm

Tím Vàng Xanh nhạt

Nâu đậm

Đứng Hữu hạn

Hình dạng lá: Liên quan đến khả năng quang hợp và khả năng chống chịu.

nói chung hình dạng lá chét rộng quang hợp sẽ tốt hơn hình dạng lá chét dài do nhận được nhiều ánh sáng hơn. Qua theo dõi trong 5 giống thí nghiệm có giống DT96, ĐVN9, giống Đ/C có hình dạng lá hình thoi, giống ĐT22 có hình dạng lá hình trứng, DT02 Tim nhọn.

Màu sắc thân mầm: Là đặc điểm quan trọng để phân biệt sự lẫn giống từ khi cây còn nhỏ. Màu sắc thân mầm do đặc tính di truyền của từng giống qui định, nó liên quan chặt chẽ với màu sắc hoa. Cây có thân mầm tím thì hoa sẽ có màu tím, cây có thân mầm màu xanh thí sẽ có hoa màu trắng. Trong các giống tham gia thí nghiệm thì bốn giống có màu sắc thân mầm tím là giống (DT96, ĐVN9,DT02 và Đ/C), còn lại có màu sắc thân mầm xanh là giống ĐT22.

Màu sắc lá: Liên quan trực tiếp đến khả năng quang hợp của cây. Do vậy

cũng liên quan đến năng suất. Trong các giống tham gia thí nghiệm thì có hai giống có màu sắc lá xanh đậm là giống (ĐT22, Đ/C), ba giống còn lại đều có màu lá xanh nhạt là giống (DT96, ĐVN9, DT02).

Màu sắc hoa: Liên quan chặt chẽ với màu sắc thân, biểu thị sự ổn định về di truyền. Dựa vào đặc tính này người ta có thể phân biệt lẫn giống vào giai đoạn hoa nở: Giống có hoa màu tím thì thân màu tím có giống (Đ/C, DT96, ĐVN9, DT02), giống hoa màu trắng thì thân màu xanh là giống (ĐT22).

Màu sắc hạt: Là một chỉ tiêu rất quan trọng liên quan trực tiếp tới chất lượng thương phẩm của lô hạt. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy các giống đậu tương (DT96, ĐT22, ĐVN9, DT02), đều có vỏ hạt màu vàng. Đặc điểm này được người tiêu dùng rất ưa chuộng. giống Đ/C có màu sắc hạt là xanh nhạt.

Màu sắc rốn hạt: Là một trong những chỉ tiêu để phân biệt giống, ngoài ra nó còn liên quan đến giá trị thương phẩm và giá trị xuất khẩu. Hai giống có rốn hạt màu nâu đậm là giống (ĐT22, Đ/C), giống (ĐVN9, DT02) có rốn hạt màu nâu nhạt, màu trắng là rốn hạt của giống (DT96). Đây cũng là đặc tính di truyền để phân biệt giống.

Dạng cây: Cả 5 giống tham gia thí nghiệm đều có dạng hình cây đứng, có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận như: mưa bão, ngập, sâu bệnh…, cho màu sắc quả, hạt sáng đẹp, thuận lợi cho thu hoạch, tăng giá trị thương phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Loại hình sinh trưởng: Các giống đậu tương tham gia thí nghiệm đều có loại hình sinh trưởng hữu hạn. Loại hình này cho năng suất cao, quả/cây chín tập trung, thuận lợi cho việc cơ giới hoá trong khâu thu hoạch.

4.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống đậu tương thí nghiệm.

Sinh trưởng phát triển của cây là kết quả tổng hợp của nhiều hoạt động sinh

lí, sinh hoá phức tạp, sinh trưởng là tiền đề cho phát triển, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau song song tồn tại và cùng phát triển.

Theo dõi đặc tính sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm. Chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu liên quan từ khi trồng đến khi kết thúc thí nghiệm trong điều kiện vụ hè - thu 2010, các số liệu thu được ở bảng.

4.2.1. Thời gian từ gieo đến mọc mầm:

Giai đoạn này được tính từ khi gieo hạt xuống đất, hạt hút đủ độ ẩm trương lên rễ mọc ra, thân vươn lên đội hai lá mầm lên khỏi mặt đất, lá mầm xòe ra, thân mầm tiếp tục phát triển thành thân chính. Trong giai đoạn này cây con sống chủ yếu dựa vào nguồn chất dinh dưỡng dự trữ ở trong hai lá mầm, đến khi hết chất dinh dưỡng các lá mầm này chuyển dần sang màu vàng rồi rụng và đồng thời cũng là lúc mà bộ rễ đã phát triển, đủ khả năng hút nước và chất dinh dưỡng từ trong đất lên để nuôi cây.

Giai đoạn này dài hay ngắn tùy thuộc vào chất lượng hạt giống, đất đai và thời tiết: nhiệt độ, ẩm độ, điều kiện dinh dưỡng, độ sâu gieo hạt. Điều kiện thích hợp cho hạt đậu tương nẩy mầm là từ 25 - 300c, ẩm độ đất từ 75 - 85%, đất tơi xốp giàu oxy và ngược lại nhiệt độ, ẩm độ quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng tới sức nẩy mầm của hạt đậu tương.

Thời kỳ này chính là thời kỳ quyết định mật độ/đơn vị diện tích, sự sinh trưởng phát triển, quyết định đến tổng số cây đậu tương sau này. Đồng thời tỷ lệ thuận với năng suất. Yếu tố dinh dưỡng (N2, P2O5, K2O), chưa có vai trò trong giai đoạn này vì cây còn đang sử dụng dinh dưỡng từ hạt.

Bảng 4.2. Tỷ lệ nẩy mầm và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm.

Giống Chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương vụ hè thu năm 2010 tại huyện quế võ bắc ninh (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)