Khả năng chống đổ:
Khả năng chống đổ của các giống là yếu tố rất quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ tới sinh trưởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây cũng như phẩm chất hạt, đặc biệt là chiều cao cây và đường kính thân cây, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật… là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống đổ của cây. Nếu cây càng cao, đường kính thân càng nhỏ thì khả năng chống đổ của cây càng kém và ngược lại.
Khả năng chống đổ của các giống đậu tương thí nghiệm đều đạt ở mức khá
tốt và ít biến động. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy cấp đổ của các giống đậu tương trồng vụ hè thu chênh lệch không lớn, chỉ gồm cấp 1 và cấp 2.
Ngoài yếu tố giống, thì một phần còn do điều kiện ngoại cảnh. Trong vụ hè thu ở thời kỳ quả gần vào chín gặp mưa bão, nên làm ảnh hưởng đến khả năng chống đổ, kéo theo sự giảm năng suất của cây đậu tương.
Mức độ sâu bệnh:
Cây đậu tương là cây có khả năng tạo sinh khối lớn, chính vì thế cây đậu tương dễ bị các loại sâu bệnh tấn công và gây hại. Việc phòng trừ sâu bệnh cho cây đậu tương cần tiến hành thường xuyên và liên tục, vì khi cây đậu tương đã bị phá hại thì khả năng phục hồi rất thấp.
Mức độ gây hại của sâu bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giống, mùa vụ, mật độ trồng, cách thức chăm bón, khả năng phòng trừ qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được bảng sau:
Bảng 4.5. Mức độ sâu bệnh hại trên các giống đậu tương thí nghiệm.
Chỉ tiêu
giống
Khả năng chông đổ
Giòi đục thân
(%)
Sâu cuốn lá (%)
Sâu đục quả (%)
Bệnh gỉ sắt (cấp 1-
cấp 9)
Đ/C 2 3,08 3,09 2,78 3
ĐT22 2 2,27 2,27 2,40 1
ĐVN9 1 1,89 2,13 2,37 3
DT02 1 2,65 2,05 2,13 3
DT96 1 2,73 2,37 1,89 1
Trong vụ hè thu, 2009, qua theo dõi chúng tôi thấy xuất hiện bệnh gỉ sắt, sâu cuốn lá, sâu đục quả, giòi đục thân. Tuy nhiên mức độ sâu hại là không đáng kể và ảnh hưởng không nhiều đến năng suất.
+ Sâu cuốn lá: Mức độ gây hại ở các giống đậu tương tham gia thí nghiệm khác nhau rõ rệt, chúng ăn phần diệp lục và cuốn lá lại, làm giảm khả năng quang hợp của lá. Tỷ lệ hại dao động từ (2,13%) giống ĐVN9 đến (3,095%) giống Đ/C, còn giống ĐT22 (2,27%), giống DT96 (2,37%), giống DT02 (2,05%).
+ Sâu đục quả: Hại chủ yếu ở thời kỳ qua non, đến khi quả vào chắc, tỷ lệ hại chênh lệch ít giữa các giống biến động từ (1,89 - 2,78%), giống Đ/C là giống bị sâu đục quả gây hại nặng nhất (2,78%), giống thấp nhất là giống DT96 (1,89%), giống ĐT22 (2,40%), giống ĐVN9 (2,37%), DT02 (2,13%).
+ Giòi đục thân: Nhìn chung tỷ lệ giòi đục thân ở các giống, dao động từ (1,89% - 3,08%), giống ĐVN9 (1,89%), giống ĐT22 là (2,27%), giống DT96 là (2,73%), giống DT02 (2,65%), giống Đ/C là giống có tỷ lệ giòi đục thân cao nhất (3,08%).
+ Bệnh gỉ sắt: Là bệnh nguy hiểm khi cây trồng bị nhiễm thì khả năng quang hợp, tích luỹ chất khô về các cơ quan sinh sản thấp và khi đó năng suất của giống sẽ bị giảm. Thực tế thí nghiệm đồng ruộng tại địa bàn chúng tôi nhận thấy, hầu hết các giống đậu tương tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh gỉ sắt, tuy nhiên cấp độ nhiễm của các giống đều ở mức nhẹ từ (cấp 1- cấp 3).
4.6. Yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm.
Các yếu tố cấu thành năng suất bao gồm: Tổng số quả/cây, số quả chắc/cây, số quả 1 hạt/cây, số quả 2 hạt/cây, số quả 3 hạt/cây, khối lượng 1000 hạt.
4.6.1. Tổng số quả trên cây
Tổng số quả/cây: là tính trạng có tương quan rất chặt chẽ đến năng suất.
Đối với cây đậu tương, các giống có số quả càng nhiều thì năng suất càng cao.
Tổng số quả/cây phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố ngoại cảnh, đặc tính di truyền của giống.
Trong điều kiện thuận lợi đặc biệt là vào thời kỳ hoa rộ, đến khi kết quả, quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra thuận lợi sẽ dẫn đến số quả/cây nhiều. Nếu gặp hạn
vào giai đoạn ra hoa đến quả chín sẽ làm giảm đáng kể năng suất. Số quả/cây là chỉ tiêu của quá trình chọn tạo giống, ngoài ra nó còn cho biết khả năng đậu quả, số hoa hữu hiệu của các giống.
Kết qua cho thấy: tổng quả./cây giữa các giống dao động từ (44,7 - 119,0 quả/cây), cao nhất là giống Đ/C (119,0 quả/cây), thất nhất là giống ĐT22 (44,7 quả/cây).
Bảng 4.6. Yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm.
Chỉ tiêu
Giống
Tổng số quả TB/cây
Tổng số quả chắc/cây
Tỷ lệ quả 1
hạt (%)
Tỷ lệ quả 2
hạt (%)
Tỷ lệ quả 3 hạt (%)
Khối lượng
1000 hạt Đ/C 119,0 104,9 20,73 63,04 17,73 122,4 ĐT22 44,7 40,07 14,23 41,10 47,34 171,9 ĐVN9 71,33 65,17 32,94 61,96 6,29 178,1 DT02 62,54 54,98 32,68 60,79 6,53 176,3 DT96 58,43 49,07 32,46 54,55 14,53 227,9
4.6.2. Số quả chắc TB/cây
Số quả chắc TB/cây: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của từng giống đậu tương. Số quả chắc TB/cây dao động từ (40,47 - 104,9 quả/cây), các giống thử nghiệm đều có số quả chắc/cây thấp hơn so với giống đối chứng.
4.6.3. Khối lượng 1000 hạt
Khối lượng 1000 hạt: Không chỉ là yếu tố cấu thành năng suất mà còn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hạt (hình dạng và kích cỡ hạt). Các giống đậu tương khác nhau có khối lượng 1000 hạt là khác nhau. Đây là chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống, điều kiện môi trường. Khối lượng
1000 hạt của các giống đậu tương dao động từ (122,4 - 227,9 g), các giống thí nghiệm đều có khối lượng 1000 hạt cao hơn so với giống Đ/C (122,4 g), cao nhất là giống DT96 (227,9 g).
4.6.4. Tỷ lệ quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt
Tỷ lệ quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt:Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì tỷ lệ quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây đậu tương.
Tỷ lệ quả 1 hạt tương quan nghịch với năng suất, còn quả 2 hạt tương quan thuận với năng suất. Kết
quả theo dõi được trình bày ở bảng trên.
Tỷ lệ quả 2 hạt bao giờ cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số quả của cây, đây là một chỉ tiêu có tương quan chặt với năng suất của giống. Qua theo dõi ở trên ta thấy tỷ lệ quả 2 hạt của các giống đậu tương dao động từ (41,10- 63,04%), giống có tỷ lệ quả 2 hạt thấp nhất là giống ĐT22 (41,10%), giống Đ/C có tỷ lệ quả 2 hạt là cao nhất (63,04%).
Tỷ lệ quả 3 hạt là yếu tố quan trọng, liên quan thuận với năng suất của giống. Vì vậy trong công tác chọn giống đây là một trong những chỉ tiêu được các nhà chọn giống quan tâm. Tỷ lệ quả 3 hạt của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ (6,29 - 47,34%), cao nhất là giống ĐT22 (47,34 %), thấp nhất là giống ĐVN9 (6,29%), giống thấp hơn so với cả giống Đ/C (17,73 %).
4.7. Năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiêm.
Năng suất là yếu tố quan trọng nhất, là thước đo đánh giá độ tốt xấu của giống đậu tương trong mùa vụ và môi trường sinh thái cụ thể, mục đích của chúng ta hiện nay là tìm ra giống cho năng suất cao là tiêu chí hàng đầu cần đảm bảo trong công tác chọn tạo giống.
Năng suất của mỗi giống ngoài việc phụ thuộc vào bản chất di truyền, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố ngoại cảnh và chế độ chăm sóc.
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 4.7. Năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm.
Chỉ tiêu
Giống
Năng suất Cá thể
(g/cây)
Năng suất ô (kg/ô)
Năng suất Lý thuyết
(tạ/ha)
Năng suất thực thu
(tạ/ha)
Đ/C 6,55 1,45 19,66 14,5
ĐT22 8,61 2,20 25,83 22,00
ĐVN9 7,60 2,00 23,14 20,00
DT02 7,85 2,01 23,16 20,01
DT96 7,98 2,03 23,75 20,33
4.7.1.Năng suất cá thể
Năng suất cá thể: của các giống đậu tương phụ thuộc vào số lượng hạt/cây và khối lượng 1000 hạt, nếu số lượng hạt/cây nhiều và khối lượng 1000 hạt cao thì năng suất cá thể lớn và ngược lai. Năng suất cá thể của các giống đậu tương dao động từ (6,55 - 8,61 g/cây), trong đó ĐT22 là giống có năng suất cá thể cao nhất đạt (8,61 g/cây), giống DT96 đạt (7,98 g/cây), giống ĐVN9 đạt (7,60 g/cây), giống DT02 (7,85 g/cây), các giống thử nghiệm đều có năng suất cá thể cao hơn giống Đ/C (6,55 g/cây).
4.7.2. Năng suất ô
Năng suất ô: là nhân tố quyết định năng suất thực thu, năng suất ô của các giống đậu tương thí nghiệm dao động từ (1,45 - 2,20 kg/ô), giống ĐT22 là giống có năng suất ô cao nhất (2,20 kg/ô), giống ĐVN9 (2,00 kg/ô), giống DT96 (2,03 kg/ô),giống DT02 (1,45 kg/ô). Đ/C là giống có năng suất ô thấp nhất (1,45 kg/ô).
4.7.3. Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết: Đây là chỉ tiêu nói lên tiềm năng cho năng suất tối đa của mỗi giống đậu tương. Nếu năng suất thực thu tiến gần đến năng suất lý thuyết, thì chứng tỏ các biện pháp canh tác cũng như điều kiện ngoại cảnh đều phù hợp cho
cây phát huy hết tiềm năng năng suất của giống.
Trong cùng một mật độ gieo trồng thì năng suất lý thuyết phụ thuộc vào năng suất cá thể. Thông thường các giống có năng suất lý thuyết cao thì sẽ có năng suất hạt cao.
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy các giống đậu tương có năng suất lý thuyết biến động từ (19,66 - 25,83 tạ/ha), giống có năng suất cao nhất là ĐT22 (25,83 tạ/ha), giống DT96 (21,47 tạ/ha), giống ĐVN9 (23,14 tạ/ha), DT02 (23,16 ta/ha), các giống thử nghiệm đều có năng suất lý thuyết cao hơn giống Đ/C (19,66 tạ/ha) ở mức có ý nghĩa.
4.7.4. Năng suất thực thu
Năng suất thực thu: Là năng suất thực tế thu được trên diện tích thí nghiệm.
Thể hiện được chính xác và khách quan những đặc tính đặc trưng của giống. Là yếu tố phản ánh thực trạng sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương trong điều kiện tự nhiên. Khi có biện pháp canh tác tốt thì sự sai khác giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu sẽ đạt giá trị gần tương đương nhau.
Qua bảng 4.8 cho thấy năng suất thực thu của các giống đậu tương thí nghiệm dao động từ (14,5 - 22,00 tạ/ha), trong đó giống ĐT22 năng suất thực thu đạt cao nhất (22,00 tạ/ha), giống ĐVN9 đạt (20,00 tạ/ha), giống DT96 đạt (20,33 tạ/ha), giống DT02 (20,01 ta/ha), giống đối chứng năng suất thực thu thấp nhất chỉ đạt (14,5 tạ/ha).
Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống đậu tương thí nghiệm có thể biểu diễn qua biểu đồ sau:
0 5 10 15 20 25 30
Đ/c ĐT22 ĐVN9 DT96 DT02
Ta/ha
Năng xuất lý thuyết (tạ/ha) Năng xuất thực thu (tạ/ha)
Hình 2: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống đậu tương thí nghiệm