Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thành phần và cơ cấu đàn cá nuôi tại Phú Cường
Chúng tôi tiến hành khảo sát 40 hộ nuôi cá, không phân biệt quy mô.
Kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.4. Thành phần và cơ cấu đàn cá nuôi tại Phú Cường
Đối tƣợng nuôi Tỷ lệ hộ
nuôi (%) Mô hình nuôi Tên Việt Nam Tên khoa học [4]
Trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus 35,0 Kết hợp Mè trắng Hypophthalmichthys
harmandi 10,0 Kết hợp
Mè hoa Aristichthys nobilis 10,0 Kết hợp
Chép Cyprinus carpio 40,0 Kết hợp
Trôi ta Cirrhina molitorella 25,0 Kết hợp
Trôi Ấn Rô hu Labeo rohita 37,5 Kết hợp
Rô phi đơn tính ( Rô phi vằn)
O. niloticus
17,5 Chuyên canh/
Kết hợp Chim trắng Colossoma brachypomum 12,5 Chuyên canh
15
Về thành phần đàn cá (đối tượng nuôi) ở Phú Cường chủ yếu là các loại cá truyền thống nhƣ mè, trôi, trắm cỏ, chép. Ngoài ra, cá rô phi, cá chim trắng cũng đƣợc các hộ dân quan tâm đƣa vào cơ cấu nuôi.
Cá trắm cỏ tuy không phải là loài cá có chất lƣợng cao nhƣng lại đƣợc nuôi nhiều vì nó dễ nuôi và mau lớn. Nuôi thả ở ao, hồ theo phương thức bán thâm canh.
Cá mè trắng Việt Nam là loài đặc hữu của vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Đây là loài cá nuôi phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, hiện nay cá đƣợc di giống và nuôi trong cả nước. Cá mè trắng Việt Nam trong tự nhiên giảm sút nghiêm trọng đặc biệt là trong hệ thống sông Hồng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức, các bãi đẻ bị phá hoại nghiêm trọng. Sau khi cá mè trắng Trung Quốc đƣợc nhập vào Việt Nam thì giống cá bản địa bị lai tạp và giống gốc mất dần.[7]
Cá mè hoa sống ở tầng trên và tầng giữa. Ở mức nước thấp hơn so với cá mè trắng. Cá mè hoa không nhảy hoặc vùng quẫy nhiều, chúng thường bơi thành đàn, hoạt động chậm chạp nên dễ đánh bắt. Cá mè hoa ƣa sống trong nước màu mỡ, có nhiều động vật phù du. Cá lớn nhanh hơn cá mè trắng.[7]
Cá chép là loài có giá trị kinh tế, thịt cá thơm ngon được nhiều người nuôi và người tiêu dùng ưa thích. Đây là đối tượng nuôi quan trọng trong ao, hồ. Sản lƣợng cá chép tự nhiên đã và đang giảm sút hết sức nghiêm trọng do khai thác quá mức. Mặt khác do việc nhập giống, lai tạo cá ra các vùng nước tự nhiên và lai tạp làm mất dần nguồn gen quý hiếm, bản địa của đàn cá chép trắng Việt Nam.[7]
Cá trôi Việt Nam là loài cá đặc trƣng cho miền Bắc Việt Nam. Đây là loài cá kinh tế cho thịt ngon và chắc được người tiêu dùng ưa thích. Cá trôi dễ nuôi, là đối tƣợng nuôi quan trọng trong tập đoàn cá nuôi trong các ao, hồ, đầm. Nguồn cá giống cung cấp cho sản xuất là từ vớt tự nhiên và cho sinh sản nhân tạo.[7]
16
Cá trôi Ấn (Rô hu) đƣợc Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 nhập vào Việt Nam từ năm 1982 theo chương trình di giống của Uỷ ban quốc tế sông Mêkông và cho sinh sản nhân tạo thành công năm 1984, hiện nay đã trở thành một trong các đối tượng nuôi phổ biến ở nước ta. Cá trôi Ấn Độ chịu được nhiệt độ cao nên thường tăng trọng nhanh vào mùa hè, chậm lớn vào mùa đông.[7]
Rô phi đơn tính là loại cá có giá trị kinh tế cao, tăng trưởng nhanh, chất lƣợng thịt thơm ngon, có đặc tính nổi trội là ăn tạp, có khả năng thâm canh cao, dễ áp dụng cho các hình thức nuôi khác nhau. Một số hộ gia đình đã tìm được hướng nuôi trồng hiệu quả nhờ việc đưa cá rô phi đơn tính vào thâm canh. Theo các chủ nuôi rô phi đơn tính, thì kỹ thuật thâm canh đơn giản.
Cá chim trắng là giống cá có nhiều ƣu điểm, nổi bật nhất là khả năng ăn tạp. Cá rất nhanh lớn, nhất là giai đoạn đầu, nếu ao nuôi gắn liền với nguồn nước chủ động thì cá phát triển rất nhanh, đáy ao dù là đất thịt hay cát pha thịt đều có thể nuôi đƣợc giống cá này.[7]
Về cơ cấu loài phân phối theo chiều hướng ưu tiên các đối tượng nuôi có năng suất cao, đầu ra của sản phẩm rộng, trong đó cá Chép có 40% hộ nuôi, tiếp đến là Trôi Ấn 37,5%, Trắm cỏ 35,0%, Trôi Việt 25,0%.
Về mô hình nuôi chủ yếu là nuôi kết hợp, ít hộ nuôi chuyên canh và thâm canh.
Ao hồ là môi trường sống thuận lợi của các loài thuỷ sinh vật làm thức ăn cho cá. Các loài cá nuôi ăn những loài thức ăn khác nhau: cá mè trắng ăn tảo; cá mè hoa ăn động vật phù du; cá trắm cỏ, ăn rong, bèo cỏ; cá trôi ăn tảo và những mùn bã hữu cơ ở đáy… vì vậy thả nuôi ghép nhiều loài cá có tính ăn khác nhau trong cùng một ao sẽ tận dụng hết nguồn thức ăn tự nhiên trong nước, nhờ thế sẽ làm tăng năng suất cá nuôi.
Nuôi cá ở Phú Cường hầu hết nuôi trong ao, hồ theo phương thức bán
17
thâm canh. Vì vậy đa phần người nuôi cá áp dụng mô hình nuôi kết hợp một số loài.
Qua tìm hiểu chúng tôi đƣợc biết có một số công thức sau đây đƣợc áp dụng:
+ Ao nuôi cá rô phi thâm canh, bà con nông dân thường ghép thêm một số loài theo hai công thức sau:
Công thức 1.
- Cá rô phi 70%;
- Cá chép 5%;
- Cá chim trắng 5%;
- Cá mè trắng 10%;
- Cá trôi Ấn Độ 10%.
Công thức 2.
- Cá rô phi 80%;
- Cá chép 5%;
- Cá mè trắng 10%;
- Cá trôi Ấn Độ 5%.
+ Ao nuôi cá mè làm chủ: Mè trắng: 60%, mè hoa: 5%, trắm cỏ: 3%, cá trôi (ta): 25%, chép: 7%.
+ Ao nuôi trắm cỏ làm chủ: Trắm cỏ: 50%, mè trắng: 20%, mè hoa: 2%, cá trôi: 18%, chép: 4%, rô phi: 6%.