Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Thành phần và cơ cấu đối tƣợng nuôi trồng thủy sản khác tại Phú Cường
Trong báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nông, lâm, thủy sản thành phố Hà Nội đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 [11], trọng tâm phát triển ngành là tập trung nuôi cá thịt, sản xuất con giống và nuôi các loại con đặc sản cho năng suất và giá trị kinh tế cao nhƣ cá trắm đen, cá chim trắng, cá
18
chép lai, cá quả, rô phi đơn tính, cá rô đồng, tôm càng xanh, ba ba, ếch v.v....
Điều đó đồng nghĩa với việc thủy sản Sóc Sơn cũng cần thay đổi cơ cấu đàn nuôi chú trọng vào các đối tƣợng có giá trị hơn nữa.
Tại Phú Cường, kết quả điều tra của chúng tôi cũng cho thấy ngoài việc nuôi các loại thuỷ sản truyền thống, để đa dạng hoá và tăng giá trị sản xuất nuôi trồng một số hộ dân còn nuôi trồng các giống thuỷ sản khác có giá trị cao và đang được thị trường ưa chuộng như: lươn, baba, ếch, cá rô đồng. Tuy nhiên, hoạt động này mang tính chất tự phát, lẻ tẻ, không có phong trào và chủ yếu vẫn là người dân học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Bảng 3.5. Các đối tượng nuôi trồng thủy sản khác tại Phú Cường Đối tƣợng nuôi
Số hộ nuôi
( hộ) Mô hình nuôi Tên
Việt Nam Tên khoa học[4]
Lươn đồng Monopterus albus 3 Nuôi bể xi măng
Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus 5 Nuôi bể xi măng
Ba ba gai Trionyx steinacheri 3 Nuôi trong ao
Cá rô đồng Anabas testudineus 5 Nuôi trong ao
+ Lươn đồng
Lươn đồng là loài đă ̣c sản nước ngọt có hiê ̣u quả kinh tế vì dễ tiêu
thụ, giá thành cao và kỹ thuật nuôi đơn giản , chi phí thấp nên ở nhiều tỉnh thành trong cả nước nông dân đã đầu tư phát triển, tuy nhiên tại Phú Cường, theo thống kê của địa phương mới có 3 hộ gia đình nuôi thử nghiệm với quy mô nhỏ theo mô hình nuôi trong bể xi măng, vừa thăm dò vừa tích lũy kinh nghiệm.
Đối với bà con nông dân mô hình nuôi lươn không bùn nhìn chung khá phù hợp với điều kiện sản xuất nhỏ. Hiệu quả của nuôi lươn không bùn
19
khá cao. Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình này mới đầu cũng gặp khó khăn do kỹ thuật còn hạn chế. Thêm vào đó, sự tính toán kỹ về mặt đầu ra cũng cần đƣợc chú ý thêm.
+ Cá Rô đồng
Cá rô đồng là loài cá bản địa, thịt thơm ngon được nhiều người dân ưa chuộng. Trước đây loài cá này thường không được chú ý phát triển nuôi, ngày nay do nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày càng nhiều và nuôi loài cá này mang lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian ngắn.
Mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo và đã thu đƣợc lợi nhuận hết sức khả quan. Nuôi cá rô đồng nhân tạo rất dễ, ít đòi hỏi kỹ thuật vì cá rất thích nghi với môi trường, chịu chật chội với những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên và ít bệnh. Hiện tại, xã Phú Cường có 5 gia đình nuôi cá rô đồng.
+ Ba ba gai
Để đầu tƣ một khu nuôi ba ba, tiền vốn ban đầu bỏ ra không nhỏ, nếu nuôi nhỏ lẻ cũng cần mấy chục triệu đồng, còn nếu đầu tƣ theo kiểu trang trại thì phải cần đến hàng trăm triệu đồng. Do thời gian nuôi thương phẩm kéo dài khoảng 2 năm nên bà con cũng gặp khó khăn, cộng thêm với kinh nghiệm còn ít nên phong trào nuôi ba ba không phát triển tại Phú Cường như ở nhiều địa phương khác. Hiện cũng mới chỉ có 3 hộ nuôi ba ba thương phẩm. Tuy nhiên, các chuyên gia thủy sản nước ngọt cũng khuyên nông dân cân nhắc khi nuôi ba ba ở miền Bắc. Nếu có nuôi, nên nuôi ở quy mô nhỏ, xen canh với các loại thủy sản khác, không nên nuôi theo quy mô lớn.
+ Ếch đồng
Ở Việt Nam có nhiều giống ếch nhƣ ếch đồng, ếch xanh, ếch gai... song nuôi ếch đồng là có giá trị hơn cả: ếch đồng dễ nuôi, ít bị bệnh, chóng lớn, con giống rẻ. Ếch thích ăn côn trùng, cá, tôm, cua... khi nuôi ếch công nghiệp
20
thì thường dùng thức ăn hỗn hợp như thế sẽ kinh tế và có nguồn thức ăn ổn định. Tại Phú Cường cũng đang có 5 hộ gia đình nuôi ếch đồng. Tuy nhiên quy mô nhỏ.