3.1. Về phát triển chương trình DH văn học trung đại theo hướng tích hợp:
Để có thể tích hợp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong DH tác phẩm văn học thời trung đại, chương trình SGK cần thiết kế theo hệ chủ đề nêu trên. Mỗi chủ đề có phần khái quát, giới thiệu chung và có những điểm nhấn cần thiết bằng một số tác phẩm tiêu
161 biểu theo tiến trình phát triển để người học dễ hình dung và có thể liên hệ, so sánh khi đi sâu vào vấn đề cụ thể ở các giai đoạn văn học khác nhau.
Là một bộ phận quan trọng của văn học Việt Nam, văn học thời trung đại có mối liên hệ chặt chẽ với văn học dân gian và văn học hiện đương đại. Phát triển chương trình phần văn học trung đại cần chú ý đến tính liên thông, tương tác với các yếu tố cùng hệ thống để có được cái nhìn xuyên suốt cả tiến trình lịch sử văn học dân tộc.
3.2. Về quan điểm tích hợp
Tích hợp được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc” (4). Nhằm làm sáng lên những giá trị văn hóa truyền thống trong dạy học tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại, giáo viên phải vận dụng một cách tổng hợp, nhuần nhuyễn nhiều tri thức liên quan như lịch sử, văn hóa, tư tưởng,… (yếu tố ngoài văn bản) để soi sáng cho các kết quả phân tích từ bên trong văn bản.
Dạy học tích hợp cần khai thác triệt để quan điểm “lấy HS làm trung tâm”, tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của HS. Tuy nhiên, ý nghĩa của tác phẩm văn học không chỉ phụ thuộc vào ý đồ sáng tạo của nhà văn, mà còn phụ thuộc vào người tiếp nhận. Vì vậy, cần có định hướng đúng để người học có thể tìm ra các giá trị văn hóa truyền thống bao chứa trong các tác phẩm và hơn thế là biết vận dụng các giá trị đó cho phù hợp với bản thân trong những hoàn cảnh cụ thể.
3.3. Về phương pháp tích hợp
Dạy văn là cả một nghệ thuật. Dạy văn theo hướng tích hợp đòi hỏi phải nhuần nhuyễn, công phu và sáng tạo hơn tránh tình trạng lắp ghép cơ học, phản tác dụng giáo dục. Dưới đây là 3 phương pháp cơ bản có thể vận dụng trong tích hợp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong giờ văn trung đại ở nhà trường PT.
Phương pháp nêu vấn đề: Trên cơ sở vận dụng kiến thức liên ngành, đa ngành, người dạy phải nêu được vấn đề nhằm khơi dậy trong tâm trí người những liên hệ, liên tưởng, so sánh giữa giá trị văn hóa truyền thống trong tác phẩm với vốn sống, vốn văn hoá và sự từng trải của cá nhân mình. Từ đó, người học có được nhận thức, sự cộng hưởng, cộng cảm giữa thông điệp mà nhà văn gửi gắm với tâm hồn, tình cảm cá nhân. Sự cộng hưởng và tác động qua lại sẽ tạo nên những lớp nghĩa mới cho văn bản nghệ thuật. Qua đó, phát triển được tư duy biện chứng và hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Phương pháp đối thoại: Chúng tôi tán thành ý kiến của GS. Trần Đình Sử: “Đối thoại không chỉ là một tư tưởng triết học mà còn là một sách lược trong giáo dục. Thầy không được dùng quyền uy để áp đặt cho học trò mà nên thu hút sự hợp tác (5) bởi “Chân lí không nảy sinh và không nằm trong đầu một con người riêng lẻ, nó nảy sinh giữa những con người đang cùng nhau đi tìm chân lí và trong quá trình giao tiếp ĐT giữa họ với nhau” (6). Trong đối thoại, trên cơ sở khái quát, kết hợp quan niệm/ý kiến của mình với
162 của người khác về một vấn đề nào đó, chủ thể đối thoại phát triển được các kỹ năng chứng minh, luận giải, thuyết trình một cách cởi mở, dân chủ. Đồng thời, được lắng nghe những quan niệm, những điểm nhìn, cách lí giải và giọng điệu khác về vấn đề mình đã tư duy sâu, học sinh sẽ được phát triển đồng thời nhiều năng lực và kỹ năng sống bên cạnh những tri thức cần đạt.
Các giá trị văn hóa truyền thống với nhiều khía cạnh đa dạng, phong phú và khá phức tạp trong thế đối sánh với văn hóa hiện đại, với văn hóa ngoại lai… rất cần được đặt trong các cuộc đối thoại trực tiếp, nhiều chiều. Chỉ khi đó, mọi tri thức cũng như nhận thức của người học mới đầy đủ hơn, chính xác hơn, phù hợp hơn, tránh được sự ngộ nhận và độc đoán. Bằng cách đó, người học được phát huy tính chủ động, sáng tạo một cách tối đa và toàn diện.
Phương pháp sắm vai/đồng sáng tạo với tác giả: Đây là phương pháp phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của người học; chú trọng khai thác mối quan hệ giữa người học với SGK nói riêng các phương tiện truyền thông hiện đại nói chung. Ví dụ, để giáo dục giá trị yêu nước, yêu độc lập tự do, người dạy có thể gợi ý cho lớp biên kịch và công diễn “Hào khí Đông A”. Để làm được việc đó, học sinh buộc phải chủ động tìm đọc tư liệu để tham khảo, học hỏi cách chuyển thể kịch bản từ văn bản văn học; phải chủ động xem phim, xem kịch liên quan để học cách phục trang, diễn xuất…
4. Kết luận
Những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được kết tinh trong các tác phẩm văn học thời trung đại là một nhân tố quan trọng trong tiến trình lịch sử xây dựng và phát triển đất nước bao đời nay. Tích hợp nội dung giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong dạy học văn là một việc làm thiết thực góp phần đổi mới giáo dục nói riêng, thực hiện chiến lược xây dựng con người mới, duy trì mục tiêu phát triển ổn định và bền vững cho đất nước trong kỷ nguyên hội nhập.
Tuy nhiên, do trình độ có hạn, tất cả những ý kiến đề xuất của cá nhân như nêu trên không tránh khỏi sự chủ quan, hạn chế. Rất mong nhận được góp ý và trao đổi của các chuyên gia giáo dục và những người có cùng tâm huyết đổi mới giáo dục, nhất là ở phần văn học trung đại trong trường PT. Trân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1), (2), (4). Bộ GD&ĐT (2002), Chương trình THPT, môn Ngữ văn, Tr.27, 40, 27.
(3). Jurgen Osterhammel & Niels P. Petersson (2003), Globalization: A Short History, translated by Dona Geyer, Princeton University Press, USA
(5). Trần Đình Sử (2009), Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy học văn, Báo Văn nghệ số ra ngày 07/3.
(6). Trần Đình Sử (2008), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, H.
163
Giáo dục giá trị di sản văn hóa trong dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông
TS. Nguyễn Phương Liên * và CN. Trần Viết Tùng **
Tóm tắt
Giáo dục di sản văn hóa là một cách nhắc nhở về quá khứ để những giá trị của di sản văn hóa thấm sâu vào tâm khảm từng con người và toàn cộng đồng. Trong dạy học Địa lý, di sản văn hóa có ý nghĩa quan trọng và là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống động. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của học sinh. Nội dung bài báo đề cập tới giá trị di sản và việc giáo dục giá trị di sản văn hóa trong dạy học địa lí ở trường Trung học phổ thông.
Từ khóa: Di sản văn hóa, Giáo dục di sản văn hóa, Địa lý, Hình thức tổ chức dạy học di sản.
1. Đặt vấn đề
Bất kỳ dân tộc nào cũng có quá trình lịch sử phát triển riêng của mình, đồng thời sản sinh ra giá trị văn hóa dân tộc và chính giá trị văn hóa đó đã làm nên diện mạo, cốt cách riêng của mỗi dân tộc để tạo nên sự phong phú đa dạng cho nền văn hóa chung của nhân loại. Thực tế ngày càng khẳng định vai trò to lớn của di sản văn hóa dân tộc đối với quá trình phát triển của xã hội. Một quốc gia không thể phát triển bền vững nếu thiếu một nền tảng văn hóa nội sinh, nếu các giá trị di sản văn hóa bị mai một hoặc không được giữ gìn, phát huy đúng đắn, có hiệu quả.
Giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích và danh thắng nói riêng là vô cùng to lớn, song điều quan trọng hơn cả là việc bảo tồn và phát huy những giá trị của nó như thế nào để phát triển mang tính bền vững trong giai đoạn hiện nay mới chính là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp, nhất là những người làm công tác quản lý và giáo dục văn hóa hiện nay.
Vấn đề bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc luôn đi cùng với giáo dục, trong đó giáo dục di sản văn hoá là một phần không thể thiếu trong chương trình giáo dục phổ thông. Môn Địa lý là môn học có nội dung phong phú cả về tự nhiên, dân cư và xã hội, thông qua nội dung môn địa lí giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, trong đó đặc biệt chú ý đến giáo dục giá trị di sản. Tình yêu quê hương đất nước phải được bắt nguồn từ tình yêu đối với sự vật, hiện tượng gần gũi, thân quen nơi xóm, làng của mình và chúng ta chỉ thực sự yêu chúng khi hiểu biết sâu sắc về chúng. Chính vì vậy, việc giáo dục
* Khoa Địa lí - Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
** Học viên cao học Địa lí K21
164 di sản văn hóa tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của đất nước, từ đó giúp học sinh hiểu đúng giá trị của di sản.
Hiện nay, việc giáo dục di sản văn hóa trong môn Địa lý ngày càng được áp dụng rộng rãi dưới nhiều hình thức tổ chức và phương pháp dạy học khác nhau. Để việc giáo dục di sản cho học sinh đạt được hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên phải xây dựng được các chương trình, kế hoạch giáo dục sinh động với những mục tiêu cụ thể thì nội dung và hình thức hoạt động sẽ bổ ích và phù hợp với nhu cầu của học sinh.