Một số hình thức tổ chức dạy học giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh trong dạy học Địa lý ở trường THPT

Một phần của tài liệu Báo cáo đề dẫn hội thảo Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa ở trường trung học đáp ứng yêu cầu chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 (Trang 165 - 169)

166 Trong thời đại ngày nay, sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng đã mang lại nhiều hình thức truyền tin, phổ biến tri thức hết sức nhanh nhạy, tiện ích và đầy hấp dẫn, nhưng nhà trường với vai trò giáo dục đặc biệt vẫn không hề suy giảm khả năng mang lại cho học sinh những thông tin, những tri thức chân thực, đáng tin cậy và lý thú thông qua các phương pháp, các hình thức dạy học tích cực.

Việc đổi mới phương pháp tiếp cận di sản thông qua các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp đã góp phần giúp cho học sinh tự chủ, năng động, sáng tạo, khám phá - không theo mô hình học thuộc lòng, hỏi đáp,thi chấm điểm.

Để đảm bảo việc sử dụng di sản trong dạy học Địa lý ở trường phổ thông phù hợp, khả thi và bền vững thì nội dung lựa chọn sử dụng trong dạy học và các hoạt động giáo dục cần có sự linh hoạt và phải phù hợp với văn hóa địa phương và dân tộc, phù hợp với mọi điều kiện của nhà trường và mọi đối tượng học sinh. Quan niệm dạy học là lấy học sinh và hoạt động học làm trung tâm, tận dụng khai thác nguồn học liệu tại chỗ là những di sản văn hóa gần gũi, xung quanh môi trường sống, dễ hiểu với học sinh và sử dụng những kinh nghiệm và tri thức của người địa phương.

- Câu lạc bộ yêu Địa lí: vừa tạo ra một sân chơi lành mạnh cho học sinh, vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức lý thú về Địa lí. Đồng thời giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.

- Tổ chức triển lãm địa lí: Đâylà hình thức tổ chức trưng bày các sự vật, hiện tượng địa lí hay các sản phẩm khác nhau trong hoạt động xã hội của học sinh; tại một địa điểm nhất định, nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá đến tất cả các học sinh trong nhà trường và cộng đồng. Việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, không chỉ là hoạt động cất giữ, bảo vệ cho khỏi thất lạc, mai một tài sản, nhằm mục đích giữ gìn bản sắc dân tộc hoặc tự tôn vinh dân tộc, mà còn cần phải làm cho các di sản văn hóa sống lại, làm cho các giá trị đó tồn tại trong đời sống xã hội hiện đại.

Hình thức hoạt động này giúp các em tiếp cận với di sản văn hoá qua các tranh ảnh, mẫu vật. Qua đây, các em sẽ có dịp trao đổi những hiểu biết của mình về di sản.

- Tổ chức tham quan địa lí - trải nghiệm di sản:

Tham quan địa lí là một hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp giúp học sinh được học ngoài hiện trường, thực tế như Nhà bảo tàng, các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống... Theo các tác giả Nguyễn Đức Vũ và Phạm Thị Sen “Tham quan có tác dụng nhiều mặt đối với sự phát triển của học sinh, các em có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các nội dung đã được học ở trên lớp nắm bài học cụ thể hơn, liên hệ thực tế với bài học, phát triển các kĩ năng, bồi dưỡng hứng thú học tập...” [5, tr.97].

Khuyến khích các hoạt động trải nghiệm của học sinh là đặc điểm nổi bật của phương pháp giáo dục trải nghiệm di sản. Phương pháp này chủ yếu tạo ra nhiều hoạt động liên tiếp cho học sinh khám phá từng bước, từng bước một di sản. Học sinh không phải học thuộc lòng ý nghĩa hay giá trị của mỗi di sản mà các em được rèn luyện óc quan sát, cách miêu tả hay cách phỏng vấn các chủ thể văn hóa về di sản mà các em đang quan tâm. Các em làm quen với các phương pháp nghiên cứu, thu thập, thảo luận và xử lý

167 thông tin, trình bày bằng phương thức đa dạng như triển lãm, thuyết trình, báo tường, kịch nói…các kết quả tìm hiểu của mình hay nhóm mình. Sự đam mê, chủ động khám phá sẽ dẫn các em đến sự sáng tạo. Thông qua hoạt động trải nghiệm di sản, các em học sinh sẽ được rèn luyện nhiều kỹ năng sống. Đây là một môi trường rèn luyện kỹ năng sống một cách bổ ích, thiết thực, hấp dẫn và sinh động nhất.

- Tiến hành bài học tại nơi có di sản: Bài học là hình thức tổ chức cơ bản của việc dạy học ở trường phổ thông. Bài học không chỉ tiến hành ở trên lớp mà còn có thể tiến hành ở nơi có di sản (thực địa). Bài học tại thực địa có ý nghĩa rất lớn đối với HS. Bởi vì thực địa – nơi có di sản là những dấu vết, mảnh vụn của quá khứ còn sót lại nên khi tiến hành bài học nội khoá tại đây tức là HS đã được quan sát các dấu vết, mảnh vụn của quá khứ để bổ sung, cụ thể hoá những kiến thức các em đang nghiên cứu. Nó giúp các em phát triển trí tưởng tượng, đa dạng hoá hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập bộ môn.

Tiến hành học tại thực địa là phương thức dạy học gắn với đời sống có tác dụng nâng cao hiểu biết về kiến thức môn học, về văn hoá – giáo dục, lòng yêu quê hương, đất nước, óc thẩm mĩ cho các em.

- Tổ chức thi tìm hiểu về di sản: Đây là một hoạt động ngoại khoá rất quan trọng, một biện pháp để thực hiện gắn nhà trường với đời sống xã hội, giúp HS được quan sát trực tiếp, “sinh động” cuộc sống xung quanh như là một nguồn kiến thức “ngoài sách vở”. Hình thức thực hiện là các cuộc thi theo nhiều cách khác nhau: Thi dưới dạng sân khấu hóa, thi viết bài, thi hùng biện…

4. Kết luận:

Các di sản văn nói chung, di sản văn hóa nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, để các di sản thực sự có ý nghĩa thì việc giữ gìn, bảo tồn cần được đặt lên hàng đầu, các di sản sẽ được bảo vệ tốt nhất khi mọi tầng lớp nhân dân đều hiểu được giá trị lịch sử, giá trị văn hóa.... của nó. Vì vậy, giáo dục giá trị di sản trong nhà trường phổ thông thông qua giảng dạy các môn văn hóa (trong đó có môn địa lí) trong nhà trường là việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

Trong quá trình dạy học địa lí, việc lồng ghép nội dung kiến thức giáo dục di sản vào trong mỗi bài học, hoặc tổ chức các buổi tham quan - ngoại khoá sẽ giúp học sinh được tiếp cận một cách gần hơn với di sản. Qua đó, giúp phát triển ở học sinh kĩ năng tự học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức và kích thích hứng thú học tập, để từ đó biết giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2012) di sản trong dạy học địa lí, UNESCO.

[2]. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2006), Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực, NXB Đại học sư phạm..

[3] Luật Di sản Văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành (2003), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2010), Lí luận dạy học địa lí, NXB ĐHSP.

[5]. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen (2004), Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Thái Duy Tuyên (2012), Phương pháp dạy học – Truyền thống và hiện đại.

168

Phát triển năng lực tự học Toán cho học sinh lớp 12 với sự hỗ trợ

của điện thoại di động

Trịnh Thị Phương Thảo*

Tóm tắt

Nội dung bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu ban đầu về việc khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động giúp phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 trong môn Toán.

Từ khóa: Học tập di động; M-Learning; Năng lực tự học; Tự học Toán.

1. Đặt vấn đề

Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Mục đích của dạy học tích hợp là hình thành và phát triển năng lực của người học. Các thành phần tham gia tích hợp là loại tri thức hoặc các thành tố của quá trình dạy học. Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực như năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội…

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT), đã có một số nghiên cứu ứng dụng CNTT&TT trong dạy học nói chung và tự học riêng trong đó máy tính điện tử được sử dụng như một công cụ hữu ích. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị kỹ thuật số cầm tay với đặc tính nổi trội là tính di động ngày càng trở nên tinh xảo. Việc khai thác các thiết bị kỹ thuật số cầm tay trong giáo dục đào tạo đã mở ra một hình thức học tập mới: Học tập di động.

Sử dụng MTĐT trong tự học không cho phép việc tự học được diễn ra mọi lúc, mọi nơi, thậm chí diễn ra ngay cả khi người học di chuyển như việc sử dụng ĐTDĐ. Mặt khác nếu sử dụng ĐTDĐ thì việc tương tác giữa GV với HS, giữa các HS với nhau sẽ phong phú, đa dạng và thân thiện hơn vì ĐTDĐ nhỏ gọn dẽ dàng cho việc mang theo khi di chuyển.

* Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

169 Do đó việc khai thác một số chức năng của điện thoại di động (ĐTDĐ)- một thiết bị số cầm tay hết sức phổ biến trong việc phát triển năng lực tự học Toán cho HS lớp 12 THPT là cần thiết. Nội dung của bài báo sẽ đề cập đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề dẫn hội thảo Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa ở trường trung học đáp ứng yêu cầu chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 (Trang 165 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(261 trang)