Tác động của mối quan hệ ngoại giao Mỹ Thái Lan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945 - 1991)

Một phần của tài liệu Quan hệ ngoại giao mỹ thái lan trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945 1991) (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 3. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ NGOẠI

3.3. Tác động của mối quan hệ ngoại giao Mỹ Thái Lan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945 - 1991)

3.3.1. Đối với thế giới

Là một mối quan hệ ngoại giao song phương, quan hệ đồng minh trong Chiến tranh lạnh giữa một siêu cường số một thế giới với một quốc gia có vị trí chiến lược ở Đông Nam Á, những biến đổi trong mối quan hệ đó đã có những tác động đến tình hình thế giới nói chung và quan hệ quốc tế bấy giờ nói riêng.

Quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái trong thời kỳ Chiến tranh lạnh mặc dù có những lúc “mặn, nhạt” khác nhau nhưng đó vẫn là mối quan hệ đồng minh

gắn bó. Mối quan hệ đó đã giúp Mỹ tạo ra một đồng minh quan trọng, một địa bàn chiến lược ở khu vực Đông Nam Á để thực hiện những hành động ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản.

Sự hợp tác, gắn bó Mỹ - Thái trong những năm 1945 - 1991, đã góp phần tăng cường lực lượng và sức mạnh cho phe tư bản chủ nghĩa. Tìm kiếm và xây dựng được đồng minh Thái Lan, Mỹ có thêm ưu thế trong cuộc chạy đua, tranh giành với Liên Xô ở nhiều khu vực trên thế giới trong đó có địa bàn chiến lược Đông Nam Á. Mỹ không chỉ xây dựng quan hệ kinh tế, ngoại giao với Thái Lan mà quan trọng hơn hết là Mỹ đã biến Thái Lan thành căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, thành “hậu phương” của Mỹ trong cuộc chiến tranh Đông Dương, thực hiện âm mưu tiêu diệt chủ nhĩa cộng sản. Nói cách khác, mối quan hệ đó đã góp phần làm cho Mỹ ngày càng chiếm ưu thế hơn so với Liên Xô và đẩy Liên Xô tới sự tan vỡ, kết thúc Chiến tranh lạnh.

3.3.2. Đối với khu vực Đông Nam Á

Mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái trong Chiến tranh lạnh đã tác động sâu sắc tới tình hình khu vực Đông Nam Á, làm cho tình hình trở nên căng thẳng. Dưới tác động của mối quan hệ ngoại giao đẩy Thái Lan thành đồng minh tích cực của Mỹ đã làm cho khu vực Đông Nam Á hình thành hai nhóm nước đối địch nhau: Các nước ASEAN (Xingapo, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia) với các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Trong suốt cuộc chiến tranh Đông Dương quan hệ Mỹ - Thái với các nước Đông Dương trở nên căng thẳng đối đầu. Tình hình này chỉ được cải thiện bước đầu sau 1975. Ngày 6 - 8 - 1975 một trong ba nước Đông Dương là Việt Nam và Thái Lan đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Thế nhưng, ngay sau đó tình trạng căng thẳng lại lặp lại khi những lực lượng dân tộc cực đoan Campuchia gây ra “vấn đề Campuchia”. Trong suốt 10 năm tiếp theo từ 1978

đến 1988 do những xung đột về lợi ích và sự chi phối của các nước lớn, Thái Lan thi hành chính sách thù địch với Việt Nam như khủng bố Việt kiều ta ở Thái Lan, vu khống Việt Nam xâm lược Campuchia và đe dọa tấn công biên giới Thái Lan lại làm cho quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á vô cùng căng thẳng và phức tạp.

Để làm dịu tình hình Việt Nam đã ra sức tìm kiếm giải pháp nhằm giải quyết vấn đề Campuchia và góp phần lập lại ổn định trật tự khu vực. Thiện chí của Việt Nam sau đó đã được phía Thái Lan ghi nhận. Tháng 4 - 1988, thủ tướng mới của Thái Lan Choonhavan lên cầm quyền, chỉ sau đó ít lâu thủ tướng Thái Lan đã thay đổi chính sách đối ngoại “biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”. Tuyên bố này được nhân dân Thái Lan ủng hộ và chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước trong khu vực hoan nghênh.

3.3.3. Đối với nước Mỹ

Trong quan hệ với các nước đồng minh, Mỹ luôn hành động trước hết vì lợi ích của họ và ở vị trí của một siêu cường, một nước “bề trên”. Trong Chiến tranh lạnh, Mỹ đã dùng chính sách nước lớn để lôi kéo Thái Lan vào guồng máy chống phá cách mạng ở Đông Nam Á và đồng thời biến nước này thành địa bàn thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của tư bản Mỹ. Việc Mỹ can dự vào các quá trình kinh tế - xã hội Thái Lan, về khách quan đã tạo ra vận hội cho sự phát triển của nước này. Sau đó hoàn toàn không phải do thiện ý của Mỹ. Sự thực này bác bỏ những kỳ vọng không có cơ sở về sự “vô tư và hào phóng” trong quan hệ đối ngoại của Mỹ với các nước nhược tiểu.

Quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái thời kỳ Chiến tranh lạnh đã không chỉ giúp Mỹ có thêm một đồng minh trong chiến tranh nhằm tăng thêm lực lượng trong cuộc chạy đua tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, mà còn tạo ra một đồng minh chiến lược ở khu vực Đông Nam Á. Từ đó giúp cho Mỹ

tiếp tục duy trì những ảnh hưởng ở khu địa chiến lược này cũng như việc thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ.

3.3.4. Đối với Thái Lan

Quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái trong thời kỳ Chiến tranh lạnh tuy có nhiều biến động thăng trầm nhưng đã đưa Thái Lan trở thành một trong những đồng minh truyền thống, quan trọng của Mỹ ở Đông Nam Á. Quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái đã giúp Thái Lan nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và thúc đẩy quá trình hội nhập của Thái Lan với thế giới.

Bằng các hiệp ước, hiệp định được ký kết giữa hai nước thông qua như Thông cáo Dean Rusk - Thanat Khonan (6 - 3 - 1962), Hiệp định về hậu cần (1985), …. đã tạo điều kiện cho Thái Lan tận dụng những nguồn viện trợ của Mỹ để xây dựng đất nước và tiếp tục theo đuổi mô hình đất nước “phồn vinh của mình”.

Ngoài ra mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái còn tác động rất lớn tới nền chính trị và văn hóa Thái không chỉ thuần túy theo hướng tiêu cực, phản động. Nó góp phần nào đó vào việc ý thức tự do, năng động của người Thái.

Trong mối quan hệ ngoại giao với Mỹ, với tư cách mối quan hệ giữa hai nền văn minh vật chất khác biệt, Thái Lan có thể học tập và tranh thủ được nhiều điều hữu ích và thực tế họ đã khôn khéo tìm được “mẫu số chung”

trong sự cùng phát triển với Mỹ nhưng với tư cách là mối quan giữa hai nền văn hóa thì không nhất thiết văn hóa Mỹ ưu việt hơn. Những mặt trái và các nét phương Tây của nền văn hóa Mỹ còn tỏ ra xa lạ và không thể dung hòa với nền văn hóa Phật giáo và Á Đông ở Thái Lan. Điều này nói lên Mỹ và các nước phương Tây khác có thể là một nguồn lực bên ngoài mà các đối tác nhược tiểu châu Á cần tranh thủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc dân nhưng không hẳn là khuôn mẫu về văn hóa xã hội đối với họ. Trong quan hệ với các

cường quốc, nhất là với Mỹ các nước đang phát triển cần hết sức quan tâm đến việc ngăn chặn, giảm bớt các ảnh hưởng tiêu cực từ phía các nước đối tác đến nền văn hóa truyền thống của mình.

Một phần của tài liệu Quan hệ ngoại giao mỹ thái lan trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945 1991) (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)