CHƯƠNG I:KHÁI QUÁT VỀ PHAN BỘI CHÂU VÀ TÈNH HÈNH VIỆT
1.2. Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tác động đến Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
1.2.2. Sự phân hóa giai cấp trong xã hội
Những điều kiện chính trị-xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục đã gây tác động mạnh mẽ trong xã hội, làm cho sự phân hóa giai cấp trở nên sâu sắc hơn. Việt Nam sau khi Pháp vào xâm lược là một xã hội phong kiến phương Đông lạc hậu, nhƣng lại là một chỉnh thể độc lập, thống nhất, từ nay trở thành bị chia cắt, đô hộ, thành một xã hội thực dân nửa phong kiến, có đổi mới nhƣng không phải là thực hiện tiến bộ và khai phóng, mà là phụ thuộc nặng nề vào thực dân Pháp.
Dưới những chính sách cai trị của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam phân hóa thành các giai cấp khác nhau.
Giai cấp địa chủ phong kiến: Là lực lƣợng thống trị cũ trong xã hội, trước tình hình đất nước bị ngoại xâm, do quyền lực cụ thể của từng bộ phận trong giai cấp nay có chỗ khác nhau, nên thái độ của họ trước kẻ thù dân tộc là khác nhau. Nhƣng nhìn chung cả giai cấp là thỏa hiệp, đầu hàng giặc. Bọn quân thần nhà Nguyễn, thế lực tiêu biểu nhất của giai cấp địa chủ phong kiến đã cam chịu sống kiếp tay sai của bọn thực dân, chống lại phong trào đấu
tranh của nhân dân chống Pháp. Bên cạnh bọn Việt gian, một số khác tuy cũng ra làm quan nhưng mang tâm lí thỏa hiệp để yên tâm hưởng lạc. Một số bộ phận khác có nhận thức hơn nhưng thiếu bản lĩnh, bi quan trước thời cuộc, cáo quan về nhà, cũng không tham gia tích cực gì cho kháng chiến. Ngoài ra có một số sĩ phu thức thời thấy rõ quyền lợi của phong kiến chỉ là làm tay sai cho thực dân Pháp, họ tiếp thu truyền thống của dân tộc, sống gần gũi với nhân dân, hăng hái cùng nhân dân tham gia chống giặc, cứu nước. Họ chiến đấu dũng cảm không sợ hi sinh, không tiếc xương máu. Nhưng vốn xuất thân từ một giai cấp suy tàn, kiên trì với hệ tư tưởng lỗi thời, lại chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, nên cuối cùng không tránh khỏi thất bại. Về sau, tư tưởng cứu nước của số sĩ phu này sẽ còn được thế hệ con cháu tiếp tục trong một hoàn cảnh khác có phần mới mẻ hơn, tức là thế hệ các nhà nho yêu nước chống Pháp ở đầu thế kỷ XX.
Giai cấp nông dân: Chiếm đại đa số trong nhân dân (chiếm 90% trong xã hội), trước kia với chế độ phong kiến, họ đã từng bị áp bức bóc lột nặng nề. Lúc này họ lại bị thêm một tầng áp bức mới nữa của đế quốc xâm lƣợc, do đó sức phản kháng của họ ngày càng mạnh, ý chí đấu tranh của họ ngày càng cao. Họ là đội quân chủ lực của mọi cuộc khởi nghĩa chống Pháp và chống bè lũ phong kiến tay sai đầu hàng giặc suốt từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Tầng lớp tiểu tƣ sản thành thị: Song song với kế hoạch khai thác thuộc địa và củng cố kiện toàn bộ máy hành chính sự nghiệp của bọn thống trị giai cáp tiểu tư sản thành thị cũng ra đời. Họ là những tiểu thương, tiểu chủ, thầu khoán, thầy thông, thầy ký, các công sở, sở tƣ ở các đô thị lớn nhỏ lần lƣợt ra đời trong cả nước. Họ đóng vai trò là một giai cấp trung gian trong xã hội.
Tầng lớp tƣ sản: Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân Pháp vào Việt Nam làm sản sinh ra một số người tư sản đầu tiên, làm môi giới giữa Pháp và
người bản xứ, trong đó có một số nhỏ là tư sản mại bản, quyền lợi gắn chặt với tƣ bản pháp. Trong tầng lớp tƣ sản đầu tiên ấy, có một số là tƣ sản dân tộc. Họ là những người vố dĩ kinh doanh công thương nghiệp, họ là một số địa chủ tƣ sản hóa. Việc kinh doanh của họ bị tƣ bản Pháp chèn ép, nên chậm phát triển, do đó mãi đến đầu thế kỷ XX mới có một số cửa hàng buôn và một vài công ty của người Việt lực lượng còn yếu không đủ sức chèm ép với tư bản Pháp. Cho nên nói rằng giai cấp tƣ sản Việt Nam sinh ra và hình thành chậm.
Giai cấp vô sản (giai cấp công nhân): Giai cấp vô sản Việt Nam ra đời cùng với cuộc khai thác tài nguyên, xây dựng đường sá, cầu cống của thực dân Pháp ở Việt Nam. Đồng thời với chính sách áp bức, bóc lột chiếm đoạt đất đai của cải một cách tàn bạo của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc và do đó làm cho khá đông nông dân, thợ thủ công bị phá sản, đời sống vô cùng cực khổ. Cũng nhƣ vậy song song với việc phát triển công thương nghiệp của tư bản Pháp, đã khiến không ít người bị phá sản, thất nghiệp vào làm phu mỏ, phu đồn điền, phu khuân vác, khu cầu đường…ngày một đông và đã hình thành nên một giai cấp mới. Khác với những người thợ trong các công trường thủ công thời phong kiến, họ bị bóc lột theo kiểu tư bản chủ nghĩa, đó là giai cấp những người vô sản, một lực lƣợng mới và rất quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Giai cấp vô sản Việt Nam trong giai đoạn này đang là giai cấp: “tự nó”. Nó sẽ lớn lên nhanh chóng sau cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất và nhất là từ những năm 20 trở về sau. Nó sẽ trở thành giai cấp “vì nó” và phất cao ngọn cờ lãnh đạọ cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đi đến toàn thắng sau này.