CHƯƠNG I:KHÁI QUÁT VỀ PHAN BỘI CHÂU VÀ TÈNH HÈNH VIỆT
2.2. Sự chuyển biến trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu
2.2.1. Tư tưởng vũ trang bạo động
Tư tưởng bạo động cách mạng là hạt nhân, đồng thời là nội dung cơ bản trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu. Tư tưởng này bắt nguồn từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta và cũng sớm được hình thành trong con người Phan Bội Châu. Ngay từ nhỏ Phan Bội Châu đã hâm mộ tinh thần đánh giặc cứu nước của Phù Đổng Thiên Vương, tinh thần hi sinh bất khuất của Trương Định, Nguyễn Tri Phương… và ông đã rèn luyện ý chí diệt thù cứu nước của mình theo hướng đó. Lên 8 tuổ,i Phan Bội Châu đã biết chơi trò đánh Tây, 17 tuổi đã thảo bài hịch “ Bình Tây thu Bắc”, 19 tuổi đã tổ chức đội
“ sĩ tử cần vương”, sau đó lại bí mật liên hệ với đám “ lục lâm giang hồ”, dư đảng của cần vương mưu đánh úp giặc ở Nghệ An. Năm 1901, cho mãi đến sau này Phan Bội Châu luôn luôn chủ trương vũ trang khởi nghĩa, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên lấy máu trả máu để giành laị tự do, dù tình thế có khó khăn nhƣ thế nào Phan Bội Châu vẫn kiên quyết vũ trang bạo động.
Mặc dù tư tưởng bạo động của Phan Bội Châu bị Phan Chu Trinh phản đối gay gắt, nhưng Phan Bội Châu trước sau vẫn không từ bỏ chủ trương bạo động cách mạng. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, Phan Bội Châu bị thất bại liên tiếp, nhƣng chƣa bao giờ nản chí. Những cuộc đấu tranh vũ trang từ đầu thế kỷ đến trước Đại chiến thế giới lần thứ nhất, nếu không do các tổ chức của Phan Bội Châu từ Duy tân hội đến Việt Nam quang phục hội trực
tiếp gây nên, thì cũng nổ ra dưới ảnh hưởng gián tiếp của tư tưởng bạo động của cụ.
Tư tưởng vũ trang bạo động của Phan Bội Châu cũng trải qua một quá trình diễn biến phức tạp. Thời kỳ đầu trong hoạt động cứu nước, tư tưởng này còn rất đơn giản và mang tính chất manh động, về sau qua bài học thực tế và kinh nghiệm từ nước ngoài, tư tưởng bạo động của Phan Bội Châu ngày càng được bổ sung và nâng cao. Tư tưởng này của cụ cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Nhật Bản. Vì Nhật Bản chiến thắng Nga cũng là dùng chiến tranh chứ không phải nhờ vào hình thức nghị hòa, hay giống như chủ trương cải lương của Phan Châu Trinh. Lúc đầu cụ chỉ mới có nhận thức: “Cứ bạo động may ra còn trông được có chỗ thành công”. Vì cụ cho rằng: dưới chế độ thống trị hà khắc của thực dân Pháp, thì “không còn chỗ nào để gieo rắc tuyên truyền”, cũng như “không thể ở trong tay người ta rằng buộc toan cất lời ca, tiếng nói, bàn chuyện ái quốc, ái quốc không đƣợc. Điều đó khác nào ngồi trước mặt đạo tặc mà bàn cách khu trừ đạo tặc” [24, tr. 92-93]. Vì vậy cụ cực lực chống lại những con người lấy con đường cải lương coi đó là con đường duy nhất để mưu cầu việc giải phóng dân tộc, họ “chẳng qua là chưa từng trải nhiều mà thôi”. Cho nên “phải qua nhiều lần gãy tay rồi mới hay thuốc”, mới khôn thêm, mới biết hối hận về những điều sai lầm trước kia, rằng nếu chưa đánh đuổi được lũ giặc thì muốn mở mang dân trí “bằng con đường huấn luyện cũng tuyệt vọng mà thôi” [24, tr. 93]. Nhƣng quan niệm bạo động của Phan Bội Châu lúc này vẫn chƣa vƣợt qua đƣợc quan niệm bạo động thời Cần Vương, vẫn theo lối của đám anh hùng hảo hán “ lục lâm giang hồ”. Sau thất bại ở vụ mưu đánh úp thành Nghệ An năm 1901, Phan Bội Châu mới nhận ra rằng muốn thành công thì “vây cánh đồ đảng phải đông”, “phải có sức mạnh của nhiều người hợp thành, phải có một cuộc nổi lên của đông đảo nhân dân trong cả nước theo những phương thức đổi mới”, và “việc làm cho nước nhà
độc lập, vững mạnh không chỉ có một tay, một chân làm nên, mà phải do tâm huyết của hàng nghìn vạn người…” [24, tr. 93]. Như vậy là do dần dần thấm nhuần tư tưởng dân chủ, Phan Bội Châu đã nhận thức được lực lượng của nhân dân là lực lƣợng quan trọng làm nên sự nghiệp anh hùng, giành lại đất nước theo phương thức bạo động cách mạng.
Cũng trong quá trình hoạt động, sau những lần vũ trang bạo động thất bại, Phan Bội Châu đã thấy đƣợc rằng muốn bạo động thành công phải có sự chuẩn bị chu đáo, đấu tranh lâu dài: “Vũ lực không thể một sớm một chiều mà thành công đƣợc”. Trong tác phẩm: “Trùng quang tâm sử”, Phan Bội Châu đã định ra ba giai đoạn của công cuộc “quang phục” đất nước: thời kỳ vận động, thời kỳ tiến hành, thời kỳ kiến thiết. Do đó cụ đã quan tâm đến việc xây dựng các cơ sở cách mạng trong và ngoài nước. Cụ đã đặt liên hệ với căn cứ Yên Thế, Hoàng Hoa Thám và dựa vào đấy để chuẩn bị lực lƣợng cho cuộc khởi nghĩa sau này.
Phan Bội Châu cho rằng “bạo động là chỗ dựa để đẩy mạnh hành động và tư tưởng cách mạng của nhân dân trong nước. Có bạo động mới tiến hành đƣợc công cuộc cách mạng, mới tổ chức và rèn luyện đƣợc quần chúng” [24, tr. 95]. Cụ viết: “Việc vận động trong nước nếu không gây được tiếng vang kinh thiên động địa, thì không thể nào có kết quả”. Đồng thời bạo động còn tỏ rõ ý chí của dân tộc với kẻ thù và nhân dân thế giới: “Nếu không tiến hành chính sách vũ lực, không có một tiếng vang làm cho mọi người kinh sợ, thì dã tâm của bọn cường quyền không thể chìm lại” [24, tr. 95]. Tư tưởng đấu tranh bằng bạo lực được quán triệt trong đường lối cứu nước của Phan Bội Châu, còn tuyên truyền giáo dục hay đấu tranh bằng hòa bình cũng chỉ là phương pháp phụ giúp vào mà thôi. Và bạo động mà Phan Bội Châu chủ trương phải là bạo động của số đông, trước hết là của binh lính nhưng cũng không loại trừ cá nhân. Vì tiếng vang của những vụ “ám sát cá nhân” cũng có ý nghĩa làm
thức tỉnh lòng người, hâm nóng nhiệt tình yêu nước của nhân dân, đồng thời cảnh cáo bọn giặc và bè lũ tay sai. Cho nên trên thực tế đầu thế kỷ XX, những quả bom ném ở khách sạn Hà Nội, Thái Bình cũng có những tác dụng tích cực nhất định. Quan điểm bạo động của Phan Bội Châu tập trung ở ba vấn đề lớn: xây dựng lực lƣợng vũ trang, vũ khí và vận động lính tập nổi dậy.
Về xây dựng lực lượng vũ trang
Trong cuốn Việt Nam quang phục quân phương lược, Phan Bội Châu giành hẳn một chương. “Tôn chỉ của bản quân”. Trong đó có đoạn ghi rõ:
“Quang phục quân căm giận nỗi quốc quyền bị chìm đắm, đau xót trước cảnh giống nòi sắp diệt vong, thiên chức còn đó, trách nhiệm không thể chốn tránh.
Phải xây dựng quân đội ta để đánh đuổi bọn quỷ dữ, khiến tụi Pháp xâm lƣợc phải trả lại đất nước ta, để núi sông thống nhất và giương cao ngọn quốc kỳ 5 sao làm rạng rỡ mặt nước Việt Nam trên mặt địa cầu, trở thành một nước độc lập hoàn toàn. Đó là tôn chỉ duy nhất” [24, tr. 95-96]. Và Quang phục quân phải giữ đƣợc mối quan hệ với nhân dân.
Về nghĩa vụ của Việt Nam quang phục quân, trong chương thứ hai của sách, có 15 điều phải ghi rõ quân đội phải đối xử với nhân dân nhƣ thế nào cho đúng tính chất là một đội quân của nhân dân vì sự nghiệp cứu nước, bảo vệ quyền lợi của dân tộc, của nhân dân: Quang phục quân với mọi người dân Việt Nam đều có tính nghĩa đồng bào – trừ những kẻ cam tâm theo giặc, chống lại quân, dân lương, dân giáo điều yêu mến như nhau, không có chỗ nào phân biệt đối xử.
Bên cạnh quân đội chính quy của cách mạng, Phan Bội Châu đặt vấn đề tổ chức đội Hương binh hưởng ứng và tham gia chiến trận. Từ đó có thể bổ sung cho quân chính quy.
Quang phục hội có nhiệm vụ lựa chọn những người hăng hái nhất trong quần chúng yêu nước để tổ chức thành đội ngũ luyện tập quân sự. Họ
đƣợc trang bị bằng vũ lấy đƣợc của địch, bằng cách tự sản xuất hoặc mua từ nước ngoài về. Đội quân này sẽ do những người hiểu biết quân sự ở trong quân đội Pháp hay được đào tạo từ nước ngoài về. Do đó Phan Bội Châu chủ trương cài người mình vào hàng ngũ quân lính tập, đồng thời cũng rất coi trọng gửi người đi học các trường quân sự nước ngoài. Người lính phải được giáo dục về chuyên môn và rèn luyện về tinh thần chiến đấu, nghĩa là làm cho họ không sợ chết, làm tướng cầm quân được gan dạ để làm cho nước trở thành mạnh nhất trong năm châu. Nhƣ vậy rõ ràng là Phan Bội Châu vẫn chú trọng việc xây dựng lực lƣợng quốc phòng để giành lại độc lập và giữ vững nền độc lập.
Về vấn đề vũ khí
Đối với cách mạng vũ khí có tầm quan trọng đặc biệt. “Vũ khí thô sơ nhƣ giáo mác, thì chỉ chặt cây đánh Tần đuổi sở đƣợc, chứ đời nay dùng nó thì làm nên trò vè gì !” [24, tr. 98]. Phan Bội Châu cho rằng nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu vũ khí. Làm thế nào để có vũ khí tối tân hiện đại trong lúc này? Bắt tay vào thực hiện bạo động cách mạng.
Phan Bội Châu và các đồng chí Duy tân hội thấy đây là khó khăn đầu tiên.
“các ông sách sĩ (người chuyên nghĩ mưu tính kế) trong Đảng chúng tôi lúc ấy gặp phải một vấn đề khó khăn to lớn mà không giải quyết đƣợc, chính là vấn đề khí giới”. Vì vậy cụ đặt ra vấn đề mua hoặc xin viện trợ khí giới từ nước ngoài rồi tìm cách bí mật chuyển về nước. Lúc đầu cụ hướng về Nhật Bản, nhưng ngay sau khi tiếp xúc với thủ tướng Nhật là Khuyển Dưỡng Nghị và bá tước Đại Ôi Trọng Tín, Phan Bội Châu đã bị họ khước từ. Từ đây vấn đề vũ khí cũng nhƣ một số vấn đề khác Phan Bội Châu thấy không thể trông chờ ở nước ngoài được mà phải dựa vào thực lực của mình là chính. Trong:
“Việt Nam quốc sử khảo”, Phan Bội Châu viết: “ỷ lại vào người ngoài không bằng tự cường lấy ta, vì tụ cường thì khí thế của mình mạnh, khí thể mạnh thì
chuyển yếu thành mạnh, ỷ vào người ngoài thì khí thể yếu, khí thể yếu thì hóa mạnh thành yếu” [24, tr. 99]. Nhận thức đó đã làm cụ ý thức đƣợc vào việc nâng cao dân trí, đến việc giáo dục, tuyên truyền và xây dƣng cơ sở cách mạng, đồng thời tiến hành lập các công binh xưởng trong nước để tự lực sản xuất vũ khí, đào tạo cán bộ quân giới. Kết quả một số đồng chí đã tìm đƣợc cách chế tạo vũ khí, chế tạo đƣợc thuốc súng và súng cung cấp súng, tạo đạn cho Đặng Thái Thân hoạt động ở Nghệ Tĩnh.
Về vận động lính tập
Để thực hiện vũ trang bạo động giải phóng dân tộc, Phan Bội Châu cũng kỳ vọng rất nhiều vào lực lượng lính tập. Trong cuộc bút đàm với Lương Khải Siêu khi cụ mới đến Nhật Bản cụ vạch ra rừng quân đội Pháp ở Việt Nam có năm nghìn, còn quân Việt Nam có bốn chục nghìn, nhƣ vậy nếu có phản gián thì người Toại chỉ diệt nước Tề chỉ trong khoảnh khắc thôi. Trong tác phẩm: “Sùng bái giai nhân” Phan Bội Châu cho rằng nước Pháp lập ra quân đội người Việt tức là tự làm ra vũ khí để giết mình. Từ đó cụ đặt ra vấn đề: “Trong lúc chờ cơ hội tốt, người Việt Nam phải tìm mọi cách vào lính tập do người Pháp chỉ huy để tập luyện quân. Khi ở trong hàng ngũ địch, thì phải giữ bí mật, bề ngoài tỏ ra trung thành với Pháp và chỉ phản lại khi lúc nào có thời cơ. Phải tuyên truyền trong đồng đội, lấy truyền thống đấu tranh oanh liệt của cha ông để giáo dục lòng yêu nước của họ, làm cho họ trở nên những người anh hùng, sẵn sàng hi sinh cho nền độc lập của nước nhà. Càng được địch tín nhiệm càng tốt và nên nhƣ vậy sẽ có điều kiện biết đƣợc bí mật của chúng dể tiện sử dụng về sau” [24, tr. 100]
Thể hiện chủ trương trên đây, Nguyễn Hữu Cương người huyện Kiến Xương (Thái Bình) đã cho người con đầu của mình là Nguyễn Công Vân vào
lính tập và sau đó dựa vào thổ binh để mưu đánh tỉnh Thái Bình, Hồ Sĩ Phấn cũng vào lính tập, sau đã cùng đồng đội nổi dậy cướp thành Hà Tĩnh. Bấy giờ, Phan Bội Châu có rất nhiều bài thơ, văn rất cảm động nhằm vận động quần chúng vào lính tập tham gia vào hàng ngũ cứu nước, chống lại bọn Pháp.
Chính nhờ có sự vận động nhƣ vậy mà trong thời gian chiến tranh chống đế quốc lần thứ nhất, Việt Nam Quang phục hội của Phan Bội Châu đã gây đƣợc nhiều cuộc binh biến lớn nhƣ cuộc khởi nghĩa của Trần Văn Cao, Thái Thiên ở Huế năm 1916, cuộc khởi nghĩa Bình Liêu năm 1918…
Tóm lại, với lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, Phan Bội Châu luôn luôn nghĩ đến “quốc sỉ” và nuôi chí lớn diệt thù. Trong hoạt động, cụ đã trải qua nhiều thất bại đắng cay, nhƣng không hề thoái chí nản lòng. Phan Bội Châu luôn luôn nghĩ rằng: “vì cả đồng bào mà mưu hạnh phúc, thì dù có hi sinh cả thân mình cũng không tiếc”. Phan Bội Châu đã kiên trì đường lối vũ trang bạo động và theo cụ chỉ có con đường vũ trang bạo động mới giành được chính quyền, giải phóng được đất nước.