1. Kết quả đạt được
• Công Ty thường xuyên tiến hành kiểm tra xác định nguồn nguyên vật liệu, đề ra những quyết định đúng đắn nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cung như không dư thừa quá nhiều lượng hàng tồn kho giúp giảm bớt tối đa chi phí lưu kho.
• Thông qua viêc đánh giá NVL mua vào theo giá thực tế, ta biết được chi phí thực tế của vật liệu trong sản xuất, phản ánh đầy đủ chi phí vật liệu ở từng phân xưởng , xác định đúng chi phí đầu vào, biết được tình hình thực hiện định mức
SVTT :nguyễn Đình Thư Trang 38 Líp: Lớp ktdn 2
tiêu hao vật liệu, qua đó biết được hao phí lao động trong giá thành của sản phẩm.
• Công ty áp dụng hình thức ghi sổ là chứng từ ghi sổ nên gọn nhẹ, dễ hiểu, phù hợp với loại hình hoạt động và đặc điểm của công ty.
• Đội ngũ nhân viên kế toán năng nổ, nhiệt tình với công việc, có trình độ chuyên môn cao, lại có kinh nghiệm - một yếu tố rất cần thiết đối với những người làm kế toán.
• Công ty áp dụng hình thức tính giá hàng xuất kho là giá thực tế đích danh nên độ chính xác cao. Bên cạnh đó, việc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với đặc điểm của ngành khai thác khoáng sản, giúp công ty có thể hạch toán nhanh chóng, kịp thời, để có thể dễ dàng quyết toán với đơn vị giao thầu để có tiền thanh toán cho người lao động, vì đặc điểm của DN khai thác khoáng sản là thời gian thi công dài, có khi lên đến vài năm, do đó không thể chờ đến phân xưởng hoàn thành mới quyết toán được.
2. Hạn chế
• Việc phân loại nguyên vật liệu còn cần phải khắc phục vì mặc dù công ty hoạt động ở hai lĩnh vực khác nhau nhưng cũng có những NVL sử dung chung cho cả hai lĩnh vực như: sản xuất bình phun, buôn bán vật liệu xây dựng, ...do dó kế toán cần chú ý phân biệt rạch ròi để việc hạch toán chi phí, tính giá thành được chính xác hơn.
• Do công ty hoạt động trong lĩnh vực đặc thù nên còn nhiều vấn đề có tính chất đặc thù, chuyên ngành gây khó khăn trong công tác kế toán của công ty, mặt khác khối lượng công việc rất nhiều vì vậy đòi hỏi kế toán cần phải có nghiệp vụ vững, có trình độ, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
• Đối với các bạn hàng lâu năm, hoặc nhập kho với số lượng ít, nhiều khi thủ kho chỉ kiểm tra sơ qua rồi cho nhập kho luôn, điều này là chưa hợp lí, vì đôi khi không phải do cố ý, mà bạn hàng có thể nhầm lẫn, thiếu sót trong việc giao hàng, nếu công ty không kiểm tra kĩ thì có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của mình.
• Hiện nay, việc sử dụng NVL không hết, cuối kì còn thừa vẫn chưa được kế toán NVL theo dõi chặt chẽ và xử lí nghiêm ngặt, thể hiện ở chỗ cuối kì, khi sản
SVTT :nguyễn Đình Thư Trang 39 Líp: Lớp ktdn 2
phẩm chế biến hoàn thành, bộ phận sản xuất (cụ thể là các phân xưởng sản xuất) không nhất thiết phải báo cáo về số nguyên vật liệu thừa, trừ trường hợp NVL thừa quá nhiều. Trong khi đó, việc NVL xuất kho hoặc mua về dùng không hết là chuyện hết sức bình thường và thường xuyên xảy ra, NVL cần dùng nhiều, khó có thể ước lượng chính xác được số cần dùng. Do đó, số NVL này có thể không được nhập lại kho, mà được các cá nhân lợi dụng để thu lợi cho mình, hoặc vẫn được nhập kho, nhưng không được tính trừ vào chi phí NVL xuất dùng cho quá trình chế biến sản phẩm hoàn chỉnh , ảnh hưởng đến việc tính toán chi phí, giá thành và xác định kết quả kinh hoạt động kinh doanh của Công ty.
3.Kiến nghị đóng góp
• Do vật liệu của công ty có tính đặc thù cao nên trong khâu tuyển dụng nhân viên kế toán cần chú ý tuyển chọn cả những người có trình độ chuyên môn cao về kế toán, có kinh nghiệm nhưng đồng thời phải có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực hoạt động của công ty. Đối với các nhân viên hiện tại, cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức mới, các quy chế mới về nguyên vật liệu.
• Cần chú ý thiết kế các dụng cụ, lán trại, lều bạt thật tốt để khi cần có thể sử dụng để bảo quản các loại NVL được dễ dàng hơn, tránh sự tác động của thời tiết, khí hậu. Để tránh tình trạng vật tư bị mất mát trong quá trình khai thác và chế biến do không có kho bãi bảo quản, cần phân công công nhân luân phiên thay nhau trông coi NVL, bắt bồi thường nếu làm hư hỏng, mất mát.
• Vật tư khi mua về phải được kiểm tra chất lượng theo đúng kỹ thuật , hạn chế tình trạng vật tư kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm .
• Theo dõi chặt chẽ hơn nữa tình hình sử dụng nguyên vật liệu thực tế trong kì của các phân xưởng
• Đối với các tường hợp mua hàng của các bạn hàng có quan hệ lâu năm, vẫn nên kiểm tra kĩ.
• Kiểm tra chặt chẽ hơn nữa tình hình quyết toán chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong kì, tránh tình trạng lãng phí thất thoát NVL, đối với NVL thừa dù ít dù nhiều cũng phải kiểm tra, ghi chép chính xác, kịp thời xử lí các hành vi tư lợi cá nhân mà ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hình ảnh của Công ty.
SVTT :nguyễn Đình Thư Trang 40 Líp: Lớp ktdn 2
• Thống danh điểm vật tư thống nhất trong toàn Công ty nên vẫn dễ bị nhầm lẫn, ảnh hưởng đến việc theo dõi sự biến động của từng loại vật tư và nhất là ảnh hưởng tới công tác hạch toán chi tiết NVL. Do đó, Công ty nên lập Sổ danh điểm vật tư hàng hóa thống nhất trong công ty để tiện cho việc theo dõi và quản lý chặt chẽ tình hình thu mua, dự trữ cũng như sử dụng nguyên vật liệu trên sổ danh điểm vật liệu.
Trong Sổ danh điểm vật tư hàng hóa ta có thể quy định như sau:
Bốn chữ số đầu tiên quy định loại nguyên vật liệu VD: 1521: Nguyên liệu, vật liệu chính
1522: Vật liệu phụ 1523: Nhiên liệu...
Các chữ tiếp theo chỉ loại nguyên vật liệu:
• Hiện tại công ty chưa tiến hành lập dự phòng giảm giá vật tư, đây là một hạn chế khá lớn vì số NVL công ty mua vào nhiều, do đó chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của giá đàu vào sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản xuất sản phẩm trong khi công ty lại áp dụng hình thức giao khoán gọn, vì vậy theo ý kiến của em, công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.