Những thành công của QBLTDTD

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 Mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa TPHCM theo bài học kinh nghiệm thế giới (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC MÔ HÌNH QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG TRÊN THẾ GIỚI – NHỮNG THÀNH CÔNG, THẤT BẠI CỦA MÔ HÌNH

2.2. Những thành công và thất bại của QBLTD theo kinh nghiệm thế giới

2.2.1. Những thành công của QBLTDTD

Có khá nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình bảo lãnh tín dụng mang lại những thành công nhất định, tiêu biểu là nhóm tác giả Zecchini và Ventura (2008) đưa bằng chứng cho rằng bảo lãnh tín dụng là một công cụ mang lại hiệu quả thông qua việc chứng minh nhờ có bảo lãnh tín dụng mà chi phí vay của các DNNVV giảm đáng kể và từ đó giảm bớt khó khăn tài chính cho các DN8. Thành công của QBLTD thể hiện qua những đóng góp của hình thức bảo lãnh tín dụng cho nền kinh tế, cho DN nhận bảo lãnh, và khả năng tự duy trì hoạt động của nội bộ QBLTD. Nguyên nhân dẫn đến những thành công trên đến từ những lý do: hệ thống quản lý giám sát mang tính minh bạch công bằng, biện pháp quản lý rủi ro phù hợp và quy mô hoạt động theo yêu cầu của nền kinh tế.

Để minh chứng rõ ràng hơn cho nghiên cứu kể trên thì các công trình, báo cáo trên thế giới đánh giá thành công của mô hình bảo lãnh tín dụng thông qua các yếu tố bao gồm:

a) Vai trò của QBLTD đối với nền kinh tế9

8 Theo nghiên cứu tổng hợp của Ping Zhang và Ying Ye (2010)

9 Nghiên cứu của BIS

Vai trò này được thể hiện thông qua chỉ số Tổng số dư bảo lãnh tín dụng so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chỉ số này cho thấy được sự đóng góp của hình thức bảo lãnh tín dụng vào nền kinh tế, chỉ số này càng cao thì càng cho thấy tầm quan trọng của QBLTD đóng góp vào nền kinh tế càng nhiều và ngược lại. Vai trò này được tính toán theo công thức dưới đây:

Tổng số dư bảo lãnh GDP

b) Vai trò của QBLTD đối với DN được nhận hạn mức bảo lãnh10

Gia tăng tác động tài chính - Financial additionality: mô hình bảo lãnh tín dụng khi cấp hạn mức bảo lãnh phải có tác động trong gia tăng vốn cho các DNNVV. Điều này có nghĩa là khi DN tiếp cận được thêm nguồn tín dụng thông qua hình thức bảo lãnh tín dụng sẽ dùng nguồn vốn đó mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. DN ngày càng mở rộng nguồn vốn kinh doanh thì chứng tỏ mô hình bảo lãnh tín dụng đã phát huy được hiệu quả và thực hiện đúng chức năng làm cầu nối trung gian trong hoạt động cấp tín dụng giữa TCTD và DN.

Gia tăng tác động kinh tế - Economic additionality: nhân tố thứ ba này cũng tương tự như nhân tố tác động tài chính, gia tăng tác động kinh tế đến cho DN nói chung được xem xét thông qua việc tăng doanh thu bán hàng, tăng khối lượng hàng hóa sản xuất, tăng số lao động trong DN kể từ khi sau khi nhận được nguồn tín dụng được cấp bảo lãnh.

c) Khả năng tự duy trì và kiểm soát các hoạt động của QBLTD

Cơ cấu nguồn vốn hình thành nên QBLTD đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động của Quỹ, nguồn vốn vững chắc mới đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của QBLTD. Cơ cấu nguồn vốn có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau tùy vào hình thức sở hữu của Quỹ như đã phân tích ở trên nhưng vững mạnh nhất và đảm bảo nhất vẫn là cơ cấu vốn được đóng góp từ Chính phủ (khu vực công) nhằm thực hiện mục tiêu chung của QBLTD là gia tăng cơ hội tiếp cận vốn tín dụng cho các DNNVV thực sự cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên muốn đạt được mục tiêu đề ra thì bản thân QBLTD cần xây dựng hệ thống kiểm soát, giám sát chặt chẽ, mang tính linh động phù hợp với tình hình thực tế.

Đầu tiên, bản thân QBLTD phải trang trải được các chi phí phát sinh trong nội bộ thể hiện qua tính vững bền tài chính - Financial sustainability11: QBLTD tự bản thân trang trải được

10 Cowling (2010)

các chi phí liên quan trong quá trình hoạt động khi so sánh tương quan giữa chi phí để vận hành hệ thốngvà lợi nhuận thu được. Chi phí tính toán phải nhỏ hơn lợi nhuận để có thể đảm bảo cho hoạt động của QBLTD

Thứ hai, QBLTD cần có hệ thống quản lý và giám sát mang tính minh bạch, công bằng cho mọi đối tượng tham gia vào quá trình cấp hạn mức bảo lãnh, nhất là các DNNVV. Thành công này thể hiện qua Quỹ bảo lãnh cho DN nhỏ Chi Lê. Quỹ này được quản lý bởi một cơ quan chính phủ và đạt được thành công trong duy trì và mở rộng phạm vi hoạt động nhờ hội tụ các yếu tố kể trên. Thông qua khảo sát 700 DN được cấp bảo lãnh tại Chi Lê, Larrain và Quiroz (2006) đã nghiên cứu tác động của Quỹ bảo lãnh cho DN nhỏ Chi Lê và phát hiện rằng hoạt động của Quỹ đã góp phần làm tăng khối lượng tín dụng 40 %, các công ty được cấp bảo lãnh gia tăng doanh số bán hàng trung bình 32% và gia tăng lợi nhuận 24%.

Thứ ba, QBLTD có thể hướng đến một nhóm DN hoạt động trong ngành nghề nhất định nào đó để thực hiện cấp bảo lãnh tín dụng cho DN đó. Minh chứng cho yếu tố này đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Tại Hàn Quốc, QBLTD công nghệ Hàn Quốc (KOTEC) được thành lập bởi Chính phủ tổ chức theo mô hình 3 cấp: Hội sở chính – Vùng – Địa phương, cung cấp bảo lãnh dựa trên công nghệ mới của DN, thúc đẩy DN nhỏ nhưng có công nghệ mạnh có cơ hội phát triển. Qua quá trình hoạt động KOTEC đã có tác động tích cực đến tăng trưởng doanh thu và năng suất trong các công ty được cung cấp dịch vụ bảo lãnh. Còn tại Trung Quốc, Công ty bảo lãnh và đầu tư công nghệ cao Thâm Quyến (Trung Quốc) được thành lập nhằm phục vụ cho các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao của vùng đặc khu Thâm Quyến, nhờ có công ty mà hơn 600 DN và 1760 chương trình công nghệ cao đã có cơ hội sử dụng dịch vụ bảo lãnh tín dụng của công ty với tổng mức bảo lãnh 7 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 17.500 tỷ VNĐ).

Thứ tư, QBLTD cần có biện pháp đánh giá năng lực DN và quản lý rủi ro phù hợp với tình hình thực tế như cách mà Công ty bảo lãnh tín dụng Malaysia đã làm trong thời gian qua:

thu phí dựa trên rủi ro của khách hàng thông qua phương pháp định giá điều chỉnh rủi ro.

Rủi ro của khách hàng lúc này được lượng giá trở thành chi phí. DN có rủi ro thấp sẽ có nhiều điều kiện ưu đãi trong phê duyệt hồ sơ tín dụng cũng như thu phí bảo lãnh hơn so với DN có rủi ro cao.

11 Cowling (2010)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 Mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa TPHCM theo bài học kinh nghiệm thế giới (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)