CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC MÔ HÌNH QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG TRÊN THẾ GIỚI – NHỮNG THÀNH CÔNG, THẤT BẠI CỦA MÔ HÌNH
2.2. Những thành công và thất bại của QBLTD theo kinh nghiệm thế giới
2.2.2. Những thất bại và hạn chế của QBLTD
Nhóm tác giả Meyer và Nagarajan (1996) chỉ ra rằng mô hình bảo lãnh tín dụng không có sự đóng góp vào sự phát triển quốc gia, Adams và Llisterri (1997) cung cấp thêm thông tin rằng mô hình này tốn kém ngân sách hoạt động do tỷ lệ thanh toán duy trì ở mức cao12. Theo công trình nghiên cứu của Bank for International Settlements (BIS), thất bại và hạn chế của QBLTD đến từ những lý do:
a) Quản lý rủi ro nội bộ
Yếu tố quản lý rủi ro trong nội bộ QBLTD được xem là thất bại đầu tiên khi hệ thống vận hành, nhất là đối với các Quỹ mới trong giai đoạn đầu thành lập đi vào hoạt động. Thất bại này được xem xét dưới khía cạnh khi Quỹ chưa có hệ thống quản lý rủi ro tín dụng cũng như xếp hạn tín dụng riêng cho các DN nhận hạn mức cấp bảo lãnh nên hồ sơ trước và sau giải ngân chưa được kiểm soát chặt chẽ và chưa sàng lọc được DN mang tính rủi ro cao để theo dõi, dẫn đến DN không thanh toán được các khoản nợ đến hạn cho ngân hàng và QBLTD phải trích nguồn vốn chi trả cho các khoản nợ xấu kể trên. Rủi ro nội bộ còn đến từ cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự bền vững làm cho Quỹ mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thay cho DN.
Minh họa cho phân tích trên là trường hợp của Công ty bảo lãnh tín dụng Asia, vì mới thành lập nên khi hoạt động đã gặp phải một số điểm yếu trong cấu trúc tổ chức: xếp hạng tín dụng quá thấp để chịu được cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, khi phải thanh toán các khoản nợ cho khách hàng thì nguồn vốn của công ty hiện tại không đủ chi trả trong khi các cổ đông phân tán nên cũng không thể tái cấp vốn để vận hành hệ thống, việc kinh doanh tập trung ở các nước châu Á ẩn chứa nguy cơ tín dụng cao.
b) Chưa có sự phối hợp đồng bộ từ phía ngân hàng đối tác
Như đã trình bày ở trên, mối quan hệ bảo lãnh tín dụng được hình thành khi có sự tham gia của các bên bao gồm: bên bảo lãnh (QBLTD), bên nhận bảo lãnh (các ngân hàng hoặc TCTD khác) và bên được bảo lãnh (các DNNVV). Các cấu thành này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhất là giữa ngân hàng và QBLTD. Một hồ sơ bảo lãnh tín dụng thông thường sẽ được qua hai lần thẩm định từ phía ngân hàng và từ phía QBLTD trên quan điểm độc lập nhau, có khi ngân hàng là đối tượng có nhiều thông tin khách hàng hơn so với
12 Ping Zhang và Ying Ye (2010)
QBLTD và ngược lại nên để tránh sai lệch ảnh hưởng đến báo cáo đánh giá thẩm định, thông tin chung cần được sàng lọc hiệu quả, chia sẻ kịp thời, chính xác và minh bạch.
Thiếu đi sự nhất quán và phối hợp đồng bộ từ phía ngân hàng đối tác thì hiệu quả hoạt động của QBLTD sẽ giảm đi rõ rệt, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ phá sản cho Quỹ.
Kinh nghiệm tại Anh cho thấy khi QBLTD trong 3 năm đầu đi vào hoạt động đã gặp phải thất bại khi tỷ lệ thanh toán cho ngân hàng ở mức 15%, nguyên nhân được nêu ra rằng các ngân hàng dùng hình thức bảo lãnh tín dụng để rửa các khoản nợ xấu mà không cung cấp thông tin đầy đủ về các DNNVV cho phía QBLTD.
c) Hoạt động với nguyên tắc thận trọng.
Bản thân QBLTD là mô hình nhiều rủi ro nhưng vì mục đích hỗ trợ các DNNVV trong việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức từ phía các ngân hàng nên mô hình được các nhà hoạch định chính sách dùng như một công cụ trong vận hành hệ thống tài chính. Bên cạnh đó mô hình này là một trong những can thiệp của khu vực công nhằm sửa chữa thất bại của thị trường cấp tín dụng cho các DNNVV. Tuy nhiên, nếu đánh giá mô hình là rủi ro màduy trì nguyên tắc thận trọng sẽ làm thu hẹp hoạt động cấp bảo lãnh thì QBLTD chưa hoàn thành được sứ mạng và đây là một trong những thất bại mà mô hình gặp phải.
Tại Ý, mô hình hoạt động với hành vi thận trọng, không thích rủi ro trong cấp bảo lãnh cho các khách hàng nên mức độ tiếp cận QBLTD của các DN là chưa cao, tương ứng với chỉ khoảng 3% DN được cấp hạn mức bảo lãnh. Chính sự thận trọng này nên tỷ lệ khách hàng không trả nợ được duy trì ở mức thấp ở mức 0.25% và theo đó tỷ lệ thanh toán cho ngân hàng cũng thấp ở mức 1,83%. Những con số này là tốt tuy nhiên nếu vẫn hoạt động với nguyên tắc quá thận trọng như vậy thì mô hình này không có đóng góp gì cho nền kinh tế nói chung và giúp các DNNVV phát triển kinh doanh nói riêng.
Tổng kết chương 2, mô hình bảo lãnh tín dụng là một công cụ được dùng để hỗ trợ các DNNVV tiếp cận vốn vay khi thiếu tài sản thế chấp. Mô hình này có nhiều hình thức sở hữu nhưng phổ biến nhất là hình thức thuộc hoàn toàn sở hữu Nhà nước. Bảy yếu tố giúp đánh giá khả năng vận hành tốt gồm: chia sẻ rủi ro giữa các bên tham gia, phí bảo lãnh thấp, hình thức cấp tín dụng nên theo khoản vay đơn lẻ, tỷ lệ thanh toán các khoản nợ thay cho khách hàng được duy trì ở mức thấp, khả năng quản lý rủi ro, có sự tham gia của khu vực tư nhân nhằm tăng tính giám sát, môi trường pháp lý và thể chế hỗ trợ cho thị trường
tín dụng phát triển. Qua tham khảo kinh nghiệm thế giới, thành công của mô hình thể hiện qua đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, gia tăng tác động tài chính và tác động kinh tế cho DN được cấp bảo lãnh do có quy mô hoạt động theo sự phát triển của nền kinh tế và DN, hệ thống giám sát mang tính minh bạch, rõ ràng, công bằng cho mọi đối tượng tham gia. Bên cạnh đó thì hạn chế của mô hình được chỉ ra: hệ thống quản lý rủi ro chưa thực sự vững mạnh do chưa có hệ thống xếp hạn tín dụng, đánh giá giám sát DN sau cấp bảo lãnh; thiếu sự phối hợp đồng bộ nhất quán từ phía các ngân hàng đối tác do chưa có đóng góp từ những tác nhân này vào việc hình thành mô hình, hoạt động với nguyên tắc quá thận trọng không thực hiện được mục tiêu ban đầu khi thành lập do việc lo sợ mất vốn.
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG TP.HCM