Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát nồng độ carcino embryonic antigen (CEA) và một số chỉ số hóa sinh trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại bệnh viện hữu nghị (Trang 65 - 68)

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 82 bệnh nhân (bao gồm 45 bệnh nhân UTĐT và 37 bệnh nhân UTTT) và 70 người khỏe mạnh thuộc nhóm chứng, điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị trong thời gian từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 5 năm 2013.

Về tuổi của bệnh nhân (Bảng 3.1 và Hình 3.1), độ tuổi trung bình nhóm UTĐT là 71,42 ± 5,895 năm, tuổi cao nhất là 87 tuổi, thấp nhất 55 tuổi. Tuổi trung bình nhóm UTTT là 70,68 ± 7,409 năm, tuổi cao nhất là 89, thấp nhất là 62 tuổi. Tuổi trung bình của nhóm chứng là 71,31 ± 4,48 năm. Dễ dàng nhận thấy, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn. Vì vậy, UTĐTT thường gặp ở người cao tuổi, người có điều kiện về kinh tế, có chế độ ăn quá dư thừa nhiều năng lượng và chất béo. Độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các độ tuổi phổ biến mắc bệnh UTĐTT đã được mô tả trong nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới trước đây. Theo NguyÔn V¨n Hiếu (2002) tuổi trung bình của cỏc bệnh nhõn là 52,4 [16], tương ứng của Võ Tấn Long (1994) là 53,4 [20], Trần Vi Doanh (2005) 54,1 [5], Nguyễn Thuý Oanh và Lê Quang Nghĩa (2001) 56,0 [25]. Theo Chen và cộng sự (2005) tuổi trung bình 65,5 [47], Giglio, Di Muria và cộng sự (2004) là 72,6 [54], Fuszek, Horvath và cộng sự (2006) 65,2 [52], Kim Bang và cộng sự taị Hàn Quốc (2002), tuổi trung bình 57,4 của UTĐT và 55,6 của UTTT [64]. Điều này phự hợp với đặc điểm của bệnh viện Hữu Nghị là bệnh viện có chức năng chăm sóc sức khỏe cho các cán bộ trung cao cấp, lão thành cách mạng và các cán bộ hưu trí.

Về giới (Hình 3.2), bệnh UTĐT và UTTT trong nghiên cứu chủ yếu gặp ở nam giới. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước. UTĐTT chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố nguy cơ như: chế độ ăn,các tổn thương tiền ung

55

thư, các yếu tố di truyền, gen sinh ung thư, đặc biệt là uống rượu bia, hút thuốc. Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, nam giới thường có tỷ lệ hút thuốc lá và uống rượu bia nhiều hơn so với nữ giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh UTĐT và nhóm bệnh UTTT đều có tỷ lệ nam vượt trội so với nữ . Tỷ lệ bệnh nhân nam ở hai nhóm lần lượt là 84,4% và 78,4%. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn đáng kể so với các nghiên cứu khác. Theo Nguyễn Văn Hiếu (2002) tỷ lệ nam/nữ là: 1,17 [16], Võ Tấn Long (1994) tỷ lệ nam/nữ: 1,12 [20], Trần Vi Doanh (2005) tỷ lệ nam/nữ: 1,2 [5], Nguyễn Thuý Oanh và Lê Quang Nghĩa (2001) tỷ lệ nam/nữ: 1,17 [25]. Theo Chen và cộng sự (2005) tỷ lệ nam/nữ: 1,16 [47], Giglio, Di Muria và cộng sự (2004) tỷ lệ nam/nữ: 1,14 [54]. Do đặc thù là bệnh viện chuyên điều trị cho cán bộ và lão thành cách mạng, vì vậy mà tỷ lệ này khá cao so với các nghiên cứu trong và ngoài nước khác.

4.1.2. Tiền sử bản thân và gia đình

Theo nhiều báo cáo, những người có quan hệ ruột thịt: bố, mẹ, anh, chị, em ruột trong gia đình bị UTĐTT thì những thành viên còn lại có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần. Trong 82 trường hợp UTĐTT trong nghiên cứu này, có 4 trường hợp gia đình có người bị ung thư là bố, mẹ, anh, chị em ruột chiếm 4,9%. Phan Văn Hạnh (2004) nghiên cứu trên 152 bệnh nhân UTĐT cho thấy tỷ lệ này là 6,6% [14].

Tiền sử bản thân có các bệnh về đại trực tràng như: polyp, viêm đại trực tràng mạn, là những yếu tố liên quan đến bệnh UTĐTT. Trong nghiên cứu này của chúng tôi có 8 trường hợp có tiền sử viêm đại tràng mạn ,chiếm 17,8% nhóm UTĐT, và 7 trường hợp thuộc nhóm UTTT, chiếm 18,9%. Theo Đặng Thị Kim Phượng (2004), tỷ lệ viêm đại tràng mạn là 12,5% [26]. Trong khi đó bệnh nhân có polyp gặp ở đại tràng 4/45 chiếm 8,9% và trực tràng gặp 2/37 chiếm 5,5%.

Trong 82 đối tượng trong nghiên cứu này, có 1 trường hợp bị polyp toàn bộ đại trực tràng (bệnh nhân này trong phẫu thuật đã được cắt bỏ toàn bộ đại trực tràng) và 16 bệnh nhân có bệnh polyp kèm theo, chiếm 20,73% mẫu nghiên cứu. Theo Nguyễn

56

Quang Thái, nghiên cứu kết quả nội soi trên 182 bệnh nhân UTĐT thấy bệnh nhân UTĐT có kèm theo polyp chiếm 20,3%, ung thư đa ổ chiếm 1,6% [31]. Trong nghiên cứu của Phan Văn Hạnh, tỷ lệ UTĐT kèm theo polyp chiếm là 8,6% [14]. Trong nghiên cứu của Đặng Thị Kim Phượng [26] 20,8% bệnh nhân có polyp đại tràng kèm theo. Polyp đại trực tràng kèm theo là một trong những yếu tố rất quan trọng để quyết định tiến hành phẫu thuật dự phòng nếu có điều kiện. Đối với tình trạng FAP, Busey khẳng định nếu không được điều trị bằng cách cắt toàn bộ đại trực tràng thì các polyp sẽ tiến triển thành ung thư trước tuổi 40 [31], [75], [76], [79].

4.1.3. Phân loại Dukes trước điều trị

Từ năm 1932, nhà giải phẫu bệnh học Dukes đã đề xuất ra phương pháp phân loại Dukes gồm 3 giai đoạn A, B, C dựa trên mức độ xâm lấn u còn khu trú ở đại trực tràng hay đã xâm lấn vào tổ chức xung quanh, xâm lấn vào hạch vùng. Sau này người ta còn thêm giai đoạn D là giai đoạn ung thư đã di căn xa. Ngay từ khi ra đời, phân loại Dukes đã có giá trị lớn đánh giá tiên lượng bệnh và chỉ ra vai trò quan trọng của yếu tố di căn hạch vùng. Trong nghiên cứu này của chúng tôi giai đoạn Dukes B và Dukes C chiếm tỷ lệ rất cao (57,3% và 25,6%), giai đoạn Dukes A và Dukes D chiếm tỷ lệ thấp (12,2%

và 4,9%). Giai đoạn Dukes A có các triệu chứng lâm sàng rất nghèo nàn, hầu hết bệnh nhân chủ quan bỏ qua không đến cơ sở y tế để thăm khám. Trong khi đó, giai đoạn Dukes D ung thư đã di căn xa và xâm lấn sang các tổ chức khác, vì vậy mà bệnh nhân ở giai đoạn này rất khó khăn trong điều trị, hầu hết đã tử vong. Điều này giải thích tại sao giai đoạn Dukes B,C lại chiếm tỷ lệ lớn đến như vậy.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với một số nghiên cứu trong ngoài nước khác, theo Đoàn Hữu Nghị (1994) [22], tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn Dukes B và C lần lượt là 58,5% và 24%, theo Trịnh Văn Quang (1993) [28] là 21,4% và 57,1%, Nguyễn Công Hoàng (2008) [17] là 41,1% và 31,2%. theo Lee và cộng sự (2012) [67]

tỷ lệ này lần lượt là 37,4% và 36,4% hay theo Chen và cộng sự (2005) [47] là 42,2% và 44,5%.

57

Một phần của tài liệu Khảo sát nồng độ carcino embryonic antigen (CEA) và một số chỉ số hóa sinh trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại bệnh viện hữu nghị (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)