3.1. Động thái hàm lượng proline ở cây đậu cô ve trong điều kiện gây hạn
3.1.1. Sự biến động hàm lượng proline ở lá và rễ đậu cô ve trong quá trình gây hạn ở giai đoạn cây con
3.1.1.1. Sự biến động hàm lượng proline ở lá
Kết quả xác định hàm lượng axit min proline ở lá đậu cô ve được trình bày ở bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1. Hàm lượng proline ở lá đậu cô ve trong quá trình gây hạn ở giai đoạn cây con
Đơn vị: mg/g
Pha Ngày Lá đối chứng Lá thí nghiệm % So ĐC
GÂY HẠN
1 0.59± 0.03 a 0.63±0.04 a 106.78
2 0.62±0.03 a 0.78±0.04 b 125.81*
3 0.59±0.04 a 1.02±0.04 c 172.88*
4 0.64±0.04 a 1.28±0.03 d 200.00*
5 0.58±0.04 a 1.48±0.06 d 255.17*
HỒI PHỤC
6 0.68±0.03 a 1.47±0.03 d 219.12*
7 0.65±0.05 a 1.03±0.05 c 158.46*
8 0.61±0.03 a 0.73±0.03 b 119.67
9 0.64±0.04 a 0.61±0.03 a 95.31
10 0.61±0.04 a 0.60±0.03 a 98.36
Kết quả cho thấy trong điều kiện cung cấp đủ nước, hàm lượng proline ít biến động, chỉ dao động trong khoảng từ 0,58 đến 0,68. Qua xử lý thống kê cho thấy sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu nước hàm lượng proline ở lá thí nghiệm hầu như cao hơn lá đối chứng. Nhìn chung trong toàn bộ quá trình gây hạn proline có sự thay đổi khá rõ ràng, biên độ dao động lớn hơn lá đối chứng, giá trị dao động từ 0,63 đến 1,48.
Đặc biệt, trong ngày đầu của quá trình gây hạn ở lá thí nghiệm proline tăng lên không lớn, nhưng đến ngày thứ 2, 3, 4 proline tăng nhanh và đạt cực đại vào ngày gây hạn cuối (ngày thứ 5) đạt 255,17% so với ĐC.
Sau đó, khi tưới nước trở lại, cây nhanh chóng hồi phục. Hàm lượng proline ngày thứ 6 vẫn đạt cao (219,12%), nhưng sau đó giảm nhanh chóng, từ ngày thứ 6 sang ngày thứ 7 giảm từ 219,12 % còn 158,46%.
Đến ngày thứ 8 proline gần như trở về giá trị ban đầu (119,67%) và đạt giá trị thấp nhất vào ngày thứ 9 (95,31%) rồi sau đó cũng không tiếp tục giảm hơn nữa. Điều này chứng tỏ, proline bị phân giải dần cùng với quá trình hồi phục của cây khi được tưới nước trở lại.
Khi yếu tố hạn tăng thì hàm lượng proline trong lá cây cũng tăng, khi hạn giảm thì proline trong lá cũng giảm, cho thấy khả năng tích lũy proline của lá tỷ lệ thuận với quá trình gây hạn: Proline bảo vệ lá, giúp lá tăng cường khả năng chống chịu mất nước của tế bào và bảo vệ cấu trúc bộ máy quang hợp của lá khi bị hạn.
Trong quá trình chống chịu với điều kiện thiếu nước sự hình thành, tích lũy và phân giải proline ở lá đã phản ánh khả năng chịu hạn của cây, proline được hình thành cao nhất khi cây bị hạn nặng. Khi cây hồi phục, proline được phân giải làm hạ thấp hàm lượng trong lá cây. Như vậy, proline như một chất
“chỉ thị” có “độ nhạy” cao khi cây bị hạn, nhằm bảo vệ tế bào cây khỏi điều kiện thiếu nước.
Hình 3.1: Động thái hàm lượng proline ở lá đậu cô ve trong quá trình gây hạn giai đoạn cây con
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thời gian(ngày) Hàm lượng proline
(mg/g)
Lá ĐC Lá TN
3.1.1.2. Sự biến động hàm lượng proline ở rễ
Trong quá trình cây bị hạn, bên cạnh lá cây, cơ quan đầu tiên chịu ảnh hưởng của hạn là rễ cây. Sự thiếu nước làm giảm khả năng hút nước của rễ cây, do đó khả năng cung cấp nước của rễ cho các bộ phận trên mặt đất bị cản trở.
Khả năng điều chỉnh áp suất thẩm thấu có liên quan trực tiếp đến khả năng cạnh tranh nước của tế bào rễ cây đối với đất. Ở điều kiện hạn, áp suất thẩm thấu tăng lên giúp cho tế bào rễ thu nhận được những phân tử nước còn lại rất ít trong đất.
Xu hướng tất yếu của thực vật khi bị mất nước là sự tích lũy dần các chất hòa tan trong tế bào trong đó có proline để nhằm chống lại việc suy giảm tiềm năng nước và tăng khả năng giữ nước của nguyên sinh chất.
Kết quả xác định hàm lượng proline trong rễ của đậu cô ve khi tiến hành nghiên cứu ở giai đoạn cây con được trình bày ở bảng 3.2. và hình 3.2.
Bảng 3.2. Hàm lượng proline ở rễ đậu cô ve trong quá trình gây hạn ở giai đoạn cây con
Đơn vị: mg/g
Pha Ngày Rễ đối chứng Rễ thí nghiệm % So ĐC
GÂY HẠN
1 1.49±0.03 a 1.52±0.05 a 102.01
2 1.53±0.04 a 1.68±0.03 b 109.80*
3 1.53±0.03 a 1.81±0.04 c 118.30*
4 1.53±0.05 a 1.99±0.04 d 130.07*
5 1.5±0.04 a 2.17±0.03 e 144.67*
HỒI PHỤC
6 1.49±0.04 a 2.10±0.03 e 140.94*
7 1.56±0.04 a 1.85±0.04 c 118.59*
8 1.48±0.03 a 1.65±0.03 b 111.49*
9 1.51±0.02 a 1.59±0.05 a 105.3
10 1.52±0.04 a 1.51±0.05 a 99.34
Kết quả cho thấy, trong điều kiện cung cấp đủ nước hàm lượng proline trong rễ có biến động nhưng không lớn, chỉ dao động từ 1,49 đến 1,56, thậm chí có những ngày không bị biến đổi. Sự sai khác về hàm lượng proline ở đối chứng không có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, khi xét trên rễ thí nghiệm, hầu như ở tất cả các ngày gây hạn hàm lượng proline đều cao hơn so với đối chứng, dao động lớn từ 1,52 đến 2,17 đạt giá trị từ 102,01% đến 144,67 % so với đối chứng. Đặc biệt trong quá trình gây hạn hàm lượng proline tăng lên nhanh chóng vào các ngày thứ từ thứ 2 đến
thứ 5 của quá trình gây hạn. Sự tăng lên này chứng tỏ, khi gặp hạn rễ đậu cô ve có khả năng phản ứng mạnh mẽ với điều kiện cung cấp nước khó khăn, sự gia tăng proline trong rễ thí nghiệm góp phần làm tăng áp suất thẩm thấu, tăng cường khả năng hút nước của cây, giúp cây chống chịu lại với stress của môi trường thiếu nước.
Giá trị proline tăng lên và đạt cực đại vào ngày gây hạn thứ 5, sau đó bắt đầu giảm xuống. Tuy nhiên, ban đầu ở ngày đầu tiên của quá trình phục hồi (ngày thứ 6) sự giảm không nhiều, dường như không có sự sai khác nhiều (140,94%).
Nhưng sau đó vào các ngày 7, 8, 9 hàm lượng proline đã giảm nhiều và có sai khác rõ rệt, từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 7 giảm rất mạnh sau đó giảm từ từ vào các ngày tiếp theo, đến ngày thứ 9 giá trị đã trở về gần như ban đầu.
Hình 3.2. Động thái hàm lượng proline ở rễ đậu cô ve trong quá trình gây hạn giai đoạn cây con
0 0.5 1 1.5 2 2.5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thời gian (ngày) Hàm lượng
proline (mg/g)
Rễ ĐC Rễ TN
Như vậy, sự biến động về hàm lượng proline ở rễ diễn ra theo quy luật như ở lá: hàm lượng proline tỷ lệ thuận với quá trình gây hạn. Đồng thời, ở thời kỳ cây non, ở cả rễ và lá, trong pha gây hạn sự gia tăng proline có tốc độ chậm hơn so với sự suy giảm. Đặc biệt, nhìn vào hình 3.3 thấy rằng sự tổng hợp và suy giảm proline ở lá diễn ra với tốc độ nhanh hơn ở rễ.
Hình 3.3: Động thái proline ở lá TN và rễ TN khi gây hạn giai đoạn cây con
0 0.5 1 1.5 2 2.5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thời gian (ngày) Hàm lượng
proline (mg/g)
Lá TN Rễ TN
Hình 3.3 còn cho thấy, hàm lượng proline ở rễ luôn cao hơn ở lá, nhưng xét về tốc độ biến động thì ở lá luôn cao hơn ở rễ trong cả 2 pha của quá trình gây hạn. Điều này cho thấy, ở đậu cô ve khi bị hạn lá là cơ quan mẫn cảm hơn với hạn vì có tốc độ tập trung proline cao ngay sau khi hạn xảy ra. Nhưng rễ là
cơ quan có khả năng chống chịu với hạn tốt hơn lá vì hàm lượng proline ở rễ luôn cao hơn ở lá.
Việc xác định hàm lượng proline còn tiếp tục được tiến hành ở giai đoạn ra hoa và quả non.
3.1.2. Sự biến động hàm lượng proline ở lá và rễ đậu cô ve trong quá trình gây hạn ở giai đoạn ra hoa
3.1.2.1. Sự biến động hàm lượng proline ở lá
Kết quả xác định hàm lượng axit amin proline ở lá đậu cô ve trong quá trình gây hạn giai đoạn ra hoa được trình bày trong bảng 3.3 và hình 3.4
Bảng 3.3. Hàm lượng proline ở lá đậu cô ve trong quá trình gây hạn ở giai đoạn ra hoa
Đơn vị: mg/g
Pha Ngày Lá đối chứng Lá thí nghiệm % So ĐC
GÂY HẠN
1 0.84±0.02 a 0.89±0.03 a 105.95
2 0.94±0.03 b 0.99±0.02 b 105.32
3 0.97±0.03 b 1.20±0.03 c 123.71*
4 0.96±0.05 b 1.43±0.03 d 148.96*
5 0.90±0.05 b 1.68±0.05 e 186.67*
HỒI PHỤC
6 0.93±0.05 b 1.74±0.06 d 187.10*
7 0.91±0.04 b 1.44±0.03 d 158.24*
8 0.96±0.03 b 1.25±0.03 c 130.21*
9 1.00±0.04 b 0.99±0.03 b 99.00
10 0.99±0.05 b 0.97±0.05 b 97.98
Kết quả cho thấy, hàm lượng proline ở lá biến động cũng tương tự như ở giai đoạn cây con. Rõ ràng khi thiếu nước ở giai đoạn ra hoa, đậu cô ve có phản ứng tăng cường tổng hợp proline. Sự gia tăng hàm lượng proline ở lá thí nghiệm so với đối chứng này cho thấy, ra hoa là giai đoạn lá cây mẫn cảm hơn với điều kiện thiếu nước. Proline được tổng hợp tăng cường ở giai đoạn này để giúp cây chống chịu với điều kiện thiếu nước tốt hơn, bảo vệ bộ máy quang hợp cho cây.
Tuy nhiên, so với giai đoạn cây con ở cả đối chứng và thí nghiệm đều có sự tăng mạnh về hàm lượng proline ở tất cả các ngày của quá trình gây hạn.
Mặt khác, tốc độ biến động hàm lượng proline ở hai giai đoạn có sự khác nhau, trong đó ở giai đoạn ra hoa có sự biến động nhỏ hơn giai đoạn cây con.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp, do trong giai đoạn này bộ máy quang hợp đã có cấu trúc hoàn thiện hơn giai đoạn trước, nên khả năng phản ứng với hạn tốt hơn và ổn định hơn trước.
Hình 3.4. Động thái hàm lượng proline ở lá đậu cô ve trong quá trình gây hạn giai đoạn ra hoa
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10Thời gian
Hàm lượng proline (mg/g)
Lá ĐC Lá TN
3.1.2.2. Sự biến động hàm lượng proline ở rễ
Khi cây ra hoa gặp điều kiện khô hạn sẽ làm ảnh hưởng đến việc hình thành năng suất của cây. Bình thường hưởng trong giai đoạn ra hoa cây cần nhiều nước hơn các giai đoạn khác, thiếu nước trong giai đoạn này rễ cây không hút được nước để cung cấp cho toàn cây làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành hoa, thụ phấn thụ tinh và hình thành quả sau này. Do đó, khi bị hạn, sự gia tăng hàm lượng proline trong rễ vào giai đoạn ra hoa không chỉ có ý nghĩa với ngay thời điểm hiện tại mà còn ảnh hưởng đến sự kiến tạo năng suất sau này.
Kết quả nghiên cứu động thái proline của rễ cây trong giai đoạn này được minh họa trong bảng 3.4 và hình 3.5 dưới đây.
Bảng 3.4. Hàm lượng proline ở rễ đậu cô ve trong quá trình gây hạn ở giai đoạn ra hoa
Đơn vị: mg/g
Pha Ngày Rễ đối chứng Rễ thí nghiệm % So ĐC
GÂY HẠN
1 1.77±0.04 a 1.76±0.03 a 99.44
2 1.83±0.07 a 1.93±0.04 b 105.46
3 1.82±0.05 a 2.09±0.03 c 114.84*
4 1.82±0.05 a 2.25±0.05 d 123.63*
5 1.82±0.05 a 2.44±0.05 d 134.07*
HỒI PHỤC
6 1.73±0.04 a 2.46±0.04 d 142.20*
7 1.77±0.06 a 2.22±0.02 d 125.42*
8 1.77±0.04 a 2.02±0.04 c 114.12*
9 1.75±0.04 a 1.93±0.04 b 110.29*
10 1.81±0.05 a 1.78±0.04 a 98.34
Hình 3.5. Động thái hàm lượng proline ở rễ đậu cô ve trong quá trình gây hạn giai đoạn ra hoa
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thời gian Hàm lượng proline
(mg/g)
Rễ ĐC Rễ TN
Trong bảng 3.4, proline trong rễ thí nghiệm hầu như cao hơn so với đối chứng và dao động từ 1,76 (ngày thứ nhất bị hạn) đến giá trị cao nhất là ngày thứ 5 và 6 (2,44 và 2,46). Sự ra tăng proline có khác biệt lớn vào các ngày 2,3,4 của pha gây hạn trong đó ngày 4 và 5 có sự khác biệt không lớn về sự tăng proline.
Điều này được giải thích là, khi cây bắt đầu bị hạn cho đến khi bị hạn nặng thì tăng cường tổng hợp proline, nhưng khi xảy ra hạn nặng thì sự tổng hợp proline không tiếp tục nữa. Trong pha hồi phục, khi cây được tưới nước trở lại, hai ngày tiếp theo sau đó (6 và 7) sự biến động proline không có sai khác nhiều so với ngày trước đó, nhưng sau đó ngày 8,9,10 proline có sự suy giảm khá rõ, ngày thứ 10 đã trở về như trước khi gây hạn.
Nhận thấy, hàm lượng proline trong rễ giai đoạn ra hoa luôn cao hơn giai đoạn cây con. Nhưng ở các ngày thí nghiệm của quá trình gây hạn, % so với ĐC ở giai đoạn ra hoa luôn thấp hơn giai đoạn cây con. Điều này cho thấy phản ứng
tăng cường tổng hợp proline ở rễ trong giai đoạn ra hoa thấp hơn giai đoạn cây con. Tiềm năng proline của cây trong giai đoạn ra hoa lớn hơn giai đoạn trước thể hiện khả năng chịu đựng với hạn của rễ giai đoạn này đã tốt hơn trước.
So sánh hai bảng 3.3 và 3.4 ta thấy, proline proline ở rễ vẫn luôn cao hơn ở lá. Kết quả này giống với khi ta so sánh bảng 3.1 và 3.2 ở giai đoạn cây con.
3.1.3. Sự biến động hàm lượng proline ở lá và rễ đậu cô ve trong quá trình gây hạn ở giai đoạn quả non
3.1.3.1. Sự biến động hàm lượng proline ở lá
Bảng 3.5. Hàm lượng proline ở lá đậu cô ve trong quá trình gây hạn ở giai đoạn quả non
Đơn vị: mg/g
Pha Ngày Lá đối chứng Lá thí nghiệm % So ĐC
GÂY HẠN
1 0.68±0.04 a 0.66±0.04 a 97.06
2 0.69±0.03 a 0.89±0.02 b 128.99*
3 0.70±0.03 a 1.09±0.04 c 155.71*
4 0.65±0.03 a 1.18±0.03 c 181.54*
5 0.69±0.04 a 1.41±0.04 d 204.35*
6 0.68±0.05 a 1.47±0.04 d 216.18*
HỒI PHỤC
7 0.67±0.05 a 1.51±0.07 d 225.37*
8 0.72±0.03 a 1.30±0.06 c 180.56*
9 0.67±0.05 a 1.14±0.04 c 170.15*
10 0.69±0.03 a 1.03±0.04 c 149.28*
11 0.65±0.05 a 0.96±0.04 c 147.69*
12 0.70±0.05 a 0.85±0.08 b 121.43*
Hàm lượng proline ở lá vào giai đoạn này ở tất cả các ngày thí nghiệm đều thấp hơn ở giai đoạn trước, nhưng cao hơn ở giai đoạn cây con ở cả 2 công thức đối chứng và thí nghiệm. Đặc biệt, ở pha hồi phục vào ngày thứ 12 hàm lượng proline của cây vẫn cao hơn đối chứng rất nhiều (121%), chưa trở về giá trị ban đầu. Có thể giải thích rằng, là do sự phân giải proline ở giai đoạn này diễn ra chậm hơn hai giai đoạn trước đó.
Hình 3.6. Động thái hàm lượng proline ở lá đậu cô ve trong quá trình gây hạn giai đoạn quả non
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Thời gian (ngày) Hàm lượng proline
(mg/g)
Lá ĐC Lá TN
Phần trăm so với ĐC có giá trị lớn nhất đạt 225,37% cao hơn giai đoạn ra hoa (187,10%). Như vậy, mức độ biến động proline giai đoạn này nhiều hơn giai đoạn ra hoa. Cho thấy, tiềm năng chịu hạn của lá giai đoạn quả non còn thấp hơn giai đoạn ra hoa, nhưng khả năng chịu hạn của cây thể hiện bằng phản ứng tăng cường tổng hợp proline thì cao hơn giai đoạn ra hoa.
3.1.3.2. Sự biến động hàm lượng proline ở rễ
Kết quả nghiên cứu tiếp theo về hàm lượng proline trong rễ vào giai đoạn quả non cho thấy, hàm lượng proline tương ứng trong các ngày thí nghiệm đều thấp hơn ở giai đoạn ra hoa. Kết quả này giống với ở lá.
Giá trị proline ở rễ trong giai đoạn này cũng vẫn cao hơn ở lá và biên độ dao động giá trị hàm lượng proline ở rễ lại nhỏ hơn ở lá, giống với các giai đoạn trước. Phần trăm so với đối chứng dao động từ 95,51% (ngày thứ 12) đến 133,60 % (ngày thứ 7) (bảng 3.6)
Bảng 3.6. Hàm lượng proline ở rễ đậu cô ve trong quá trình gây hạn ở giai đoạn quả non
Đơn vị: mg/g
Pha Ngày Rễ đối chứng Rễ thí nghiệm % So ĐC
GÂY HẠN
1 1.55±0.05 a 1.53±0.05 a 98.71
2 1.57±0.06 a 1.6±0.05 a 101.91
3 1.59±0.04 a 1.78±0.04 b 111.95*
4 1.58±0.03 a 2.03±0.13 b 128.48*
5 1.55±0.05 a 1.92±0.04 b 123.87*
6 1.56±0.05 a 2.08±0.05 b 133.33*
HỒI PHỤC
7 1.53±0.07 a 2.09±0.07 b 136.60*
8 1.70±0.13 a 1.9±0.06 b 117.65*
9 1.52±0.05 a 1.76±0.06 b 115.79*
10 1.56±0.05 a 1.59±0.04 a 101.92
11 1.55±0.07 a 1.56±0.07 a 100.65
12 1.56±0.06 a 1.49±0.06 a 95.51
Vào ngày thứ 10 của pha hồi phục proline đã trở về bình thường, không khác ngày gây hạn đầu. So với lá vào ngày thứ 12 proline đo được vẫn cao hơn ngày gây hạn đầu. Như vậy, sự phân giải proline ở rễ diễn ra nhanh hơn ở lá. Khi cây được tưới nước trở lại, ở cùng một thời điểm của quá trình gây hạn mà sự phản ứng với hạn của các bộ phận của cây khác nhau cũng khác nhau, rễ có phản ứng kịp thời hơn với sự thay đổi của môi trường, hay rễ là cơ quan cảm ứng với hạn trước tiên và lá là cơ quan chịu tác động của hạn sau rễ.
Hình 3.7. Động thái hàm lượng proline ở rễ đậu cô ve trong quá trình gây hạn giai đoạn quả non
0 0.5 1 1.5 2 2.5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Thời gian (ngày) Hàm lượng proline
(mg/g)
Rễ ĐC Rễ TN
Quan sát trên hình 3.7 ta thấy, vào ngày thứ 5 của pha gây hạn, ở rễ thí nghiệm hàm lượng proline tự nhiên xuống thấp hơn ngày trước đó, nhưng sau đó lại tăng dần lên đạt cực đại trong suốt quá trình gâu hạn, sau giá trị cực đại lầ sau là sự giảm từ từ theo quy luật. Sự bất thường này có thể giải thích như sau: ở
giai đoạn quả non, sự cảm ứng với điều kiện hạn của rễ đến sớm hơn so với các giai đoạn trước. Khả năng chịu hạn của tế bào rễ đột nhiên giảm, nhưng sau đó lại tăng lên và diễn ra đúng theo quy luật sự tích lũy proline tỷ lệ thuận với mức độ chịu hạn của cây.
3.2. Ảnh hưởng của thiếu nước đến các yếu tố cấu thành năng suất và hàm lượng nitơ tổng số của hạt
3.2.1. Các yếu tố cấu thành năng suất
Ảnh hưởng của gây hạn đến sự sinh trưởng của cây là tất yếu, tuy nhiên ở đậu cô ve hạn còn ảnh hưởng lớn đến việc hình thành năng suất và chất lượng hạt.
Khi nghiên cứu các chỉ tiêu cấu thành năng suất chúng tôi tập trung vào 3 chỉ tiêu là: số quả trên cây, chiều dài quả và khối lượng 100 hạt.
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu về năng suất Chỉ
tiêu
Công thức thí nghiệm % so ĐC
ĐC GH cây con
(TN1)
GH ra hoa (TN2)
GH quả non (TN3)
TN1 TN2 TN3
Số quả/cây
39.52 ±0.39a 29.61 ±0.43b 22.56 ± 0.3c 38.61 ± 0.30a 74.92* 57.09* 97.7 Chiều
dài quả
16.35±0.13a 14.45±0.10b 12.50±0.08c 13.60±0.07d 88.38* 76.45* 83.18*
Khối lượng 100 hạt
72.87±1.45a 61.07±0.81b 53.77±1.16c 44.67±2.13d 83.81* 73.79* 61.3*
(Ghi chú: số liệu kèm theo các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy = 0,05, dấu * thể hiện sự sai khác giữa ĐC và TN với độ tin cậy α=0,05)
3.2.1.1. Số quả trên cây
Đậu cô ve có số lượng quả trên cây lớn, thu hoạch làm nhiều đợt và quả non thường cho hiệu quả kinh tế cao, số quả trên cây phản ánh quá trình hình thành hoa, sự thụ phấn thụ tinh và đậu quả. Qua đó, phản ánh ảnh hưởng của điều kiện khô hạn đến sự hình thành quả.
Bảng 3.7. cho thấy chỉ tiêu số quả/cây giữa các công thức thí nghiệm khi so sánh với đối chứng và so sánh với nhau, ở đối chứng được tưới đủ nước số quả trên cây trung bình là 39,52 quả. Còn ở các công thức gây hạn, số quả trên cây đều giảm hơn so với đối chứng, dao động từ 22,56 đến 38,61. Trong đó, giảm mạnh nhất là công thức khi gây hạn ra hoa, số quả giảm chỉ còn (22,56) chỉ bằng 57,09% so với đối chứng. Sau đó đến gây hạn cây con cũng làm giảm đáng kể số quả trên cây, trung bình chỉ còn 29,61 chiếm 74,92% so với ĐC. Còn lại sự sai khác ở công thức thứ 3 (TN3) không đáng kể. Điều này dễ dàng giải thích bởi sau khi hình thành quả thì gây hạn sẽ ít làm ảnh hưởng đến số quả trên cây.
Như vậy, rõ ràng gây hạn ở hai thời kỳ cây con và ra hoa làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, giảm khả năng thụ phấn, thụ tinh của cây qua đó làm giảm số quả trên cây. Từ kết quả trên đây góp phần củng cố thêm về vai trò của proline trong việc đánh giá tính chịu hạn của cây.
Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu về sự biến động proline vừa được chỉ ra. Trong cả 3 giai đoạn, proline trong cây ở giai đoạn ra hoa là cao hơn cả. Khi proline cao chứng tỏ sự chịu hạn của cây trong giai đoạn này là lớn nhất. Đồng thời với khả năng tích lũy proline thì sự sinh trưởng của cây cũng giảm, qua đó làm giảm khả năng hình thành số quả trên cây.
Như vậy, số lượng quả trên cây bị giảm theo thứ tự: GH ra hoa < GH cây non < GH quả non.