II. TỐ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
Hiện nay Công ty cổ phần LILAMA 10 đã chủ động trong công tác phân tích kinh tế nhưng Công ty vẫn chưa có bộ phận riêng biệt tiến hành mà thực hiện công tác này là bộ phận kế toán tài chính. Việc phân tích chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, tình hình thị trường để đưa ra phương hướng kinh doanh. Thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế là cuối năm và theo yêu cầu của nhà quản lý Công ty.
2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị Công ty thực hiện phân tích các chỉ tiêu:
- Phân tích tình hình thực hiện DT + So sánh doanh thu qua các kỳ kinh doanh
+ So sánh doanh thu với các doanh nghiệp cùng ngành nghề về quy mô doanh thu, tốc độ, thị phần.
- Phân tích tình hình thực hiện LN + Phân tích doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (%)
Ý nghĩa: phản ánh khả năng sinh lời của VCSH- một đồng VCSH đưa vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Phân tích doanh lợi tài sản( ROA)
ROA= (lợi nhuận trước thuế và lãi vay)/ tài sản (%)
Ý nghĩa: ROA dùng để đánh giá khả năng sinh lời của toàn bộ danh mục tài sản của doanh nghiệp- một đồng tài snả mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Phân tích lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
ROS = lợi nhuận/doanh thu (%)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh DN càng cao.
+ Giá trị sổ sách của CP phổ thông = Tổng tài sản - Tổng số nợ - CP ưu đãi Số CP phổ thông
Dùng để xác định giá trị của một CP theo số liệu trên sổ sách, một nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này để so sánh với giá trị thị trường của CP, chỉ tiêu này càng thấp ơn so với giá thị trường của CP đó càng đỡ rủi ro.
+ Hệ số thu nhập trên cổ phiếu phổ thông
= Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi
Mệnh giá CP phổ thông+thặng dư vốn + Lợi nhuận để lại
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đo lường khả năng tạo lợi nhuận của công ty năm nay so với năm trước. Hệ số này càng cao càng tốt.
- Đánh giá thu nhập
+ Thu nhập trên mỗi CP (EPS)
EPS = Lợi nhuận ròng – Cô tức ưu đãi Số lượng CP phổ thông
Chỉ số này càng cao thì càng được đánh giá là tốt vì khi đó khaonr thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cao hơn.
+ Hệ số giá/ Thu nhập (P/E)
P/E = Gía thị trường/Thu nhập mỗi CP Cho thấy giá CP hiện tại cao hơn thu nhập từ CP đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả bao nhiêu đồng cho 1 đồng thu nhập. Hệ số này cao có nghĩa là người đầu tư sự kiến công ty sẽ tăng trưởng nhanh và cổ tức sẽ cao trong tương lai.
Ngời ra còn có hệ số chi trả cổ tức và cổ tức hiện thời ...
- Hiệu quả sử dụng VKD
+ Vòng quay toàn bộ VKD = Tổng DT thuần/ VKD bình quân (vòng) Phản ánh VKD trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng hay mấy lần.
+ Tỷ suất LNTT và LV trên VKD = (LNTT + Lãi vay)/VKD bình quân (%)
Phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNTT và lãi vay.
+ Tỷ suất LNTT trên VKD = LNTT/VKD bình quân (%)
Phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNTT.
+ Tỷ suất LNST trên VKD = LNST/VKD (%)
Phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST.
2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán
Ta có thể dựa vào bảng sau để phân tích hiệu quả sử dụng VKD của Công ty.
Bảng 2.1: chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của công ty LILAMA
Chỉ tiêu Đơn
vị
Năm 2010 Năm 2011 So sánh năm 2011 với năm 2010
tính
+/- (trđ) Tỷ lệ (%)
A B C D E F
1.Doanh thu thuần trđ 579 142,61 688 833,80 109
691,23 18,94%
2.LNTT và lãi vay trđ 48 809,93 88 191,18 39
381,25 80,68%
3. LNTT trđ 33 133,26 28 903,62 -4 229,64 -12,77%
4. LNST trđ 29 022,79 23 809,68 -5 213,10 -17,96%
5.VKD bình quân trđ 572 030,32 687 365,32 115 335,00 20,16%
6.VCSHbình quân trđ 134 980,85 144 831,69 9 850,84
7,30%
7.Vòng quay toàn
bộ VKD vòng 1,01 vòng 1,00 vòng -0,01 vòng -0,01%
8.Tỷ suất LNTT và LV trên VKD
% 8,53% 12,83% 4,30% 50,41%
9.Tỷ suất LNTT trên VKD
% 5,79% 4,20% -1,59% -27,46%
10.Tỷ suất LNST
trên VKD % 5,07% 3,46% -1,61% -32,76%
11.Tỷ suất LN trên VCSH
% 21,50% 16,31% -5,19% -24,14%
( Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2011)
Qua bảng phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VKD trên ta thấy:
Doanh thu thuần năm 2011 tăng 109 691,23trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,94% so với năm 2010.
Tuy doanh thu trong năm tăng nhưng do sự tăng lên mạnh của chi phí đặc biệt là chi phí lãi vay, cụ thể là chi phí lãi vay và lỗ chênh lêch tỷ giá chưa thực hiện là những nguyên nhân làm lợi nhuận trước thuế giảm mạnh.
Trong năm 2011, vốn kinh doanh (VKD) bình quân tăng 115 335trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 20,16%; trong đó VCSH bình quân chỉ tăng 9 850,84trđ, với tỷ lệ tăng là 7,30%.
Chính sự thay đổi này đã làm ảnh hưởng tới các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Ta đi xét từng chỉ tiêu:
- Vòng quay toàn bộ vốn năm 2011 đạt 1,00 vòng, giảm 0,01 vòng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ giảm là 0,01%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tổng VKD của doanh nghiệp có sự giảm sút, đây là hệ quả tổng hợp từ việc quản lý hợp lý VLĐ song VCĐ lại còn những tồn tại của công ty trong thời gian qua.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên VKD: năm 2011 đạt 12,83% , tăng 4,3%
so với năm 2010, với tỷ lệ tăng tương ứng là 50,41%.
- Tỷ suất LN trước thuế trên VKD: chỉ tiêu này năm 2011 đạt 4,20%, giảm 1,59% so với năm 2010, với tỷ lệ giảm tương ứng là 27,46%.
- Tỷ suất LN sau thuế trên VKD: năm 2011 đặt 3,46%, GIẢM 1,61% so với năm 2010, tương ứng vứoi tỷ lệ giảm là 32,76%. Nguyên nhân do LNST giảm trong khi VKD bình quan trong năm tăng.
- Tỷ suất LNST trên VCSH: là chỉ tiêu quan trọng nhất, tăng tỷ suất LN trên vốn CSH là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đang theo đuổi. Năm 2011 chỉ tạo ra 16,31% giảm 5,19% so với năm 2010, với tỷ lệ giảm tương ứng là 24,14%. Do LNST của công ty trong năm 2011 giảm với tỷ lệ 17,96% trong khi VCSH chỉ tăng 7,30%. Nhưng xét trong tình hình nền kinh tế gặp rất nhiều biến động và khó khăn như năm 2011 vừa qua thì kết quả của công ty là khá tốt.