Quy trình thực hiện

Một phần của tài liệu Cơ cấu vốn và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp (Trang 110 - 114)

4.2. GỢI Ý CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

4.2.4. Chủ động nhận diện và dự báo rủi ro tài chính

4.2.4.1. Quy trình thực hiện

Căn cứ vào nguyên lý chung trong quản trị tài chính và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, nhà quản trị tài chính cần xây dựng tiêu chuẩn cho các hệ số tài chính, đây là cơ sở quan trọng để thực hiện nhận diện rủi ro thông qua phân tích các hệ số tài chính.

Bên cạnh đó, đánh giá rủi ro tài chính cũng cần xem xét đến yếu tố “khẩu vị” của nhà quản trị, được xem xét dựa trên cơ sở khảo sát ý kiến của nhiều đối tượng khác nhau trong doanh nghiệp. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá các hệ số tài chính sẽ cung cấp thông tin đưa ra kết luận về từng biểu hiện của rủi ro tài chính. Như vậy, quy trình thực hiện nhận diện rủi ro tài chính có thể thiết kế theo trình tự 5 bước theo hình 4.1.

Hình 4.1: Quy trình nhận diện rủi ro tài chính

Nội dung các bước trong quy trình nói trên được cụ thể như sau:

Bước thứ nhất, xây dựng tiêu chuẩn cho các hệ số tài chính, được thực hiện căn cứ vào mục tiêu tài chính và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trong từng giai đoạn hoạt động. Ngoài ra, năng lực chuyên môn và thái độ của nhà quản trị cũng là yếu tố cần được xem xét khi thực hiện bước này.

Bước thứ hai, xác định các hệ số tài chính đo lường từng khía cạnh biểu hiện của rủi ro tài chính, bao gồm: mức tác động của nợ đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu, hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán lãi vay, hệ số khả năng

90

thanh toán nợ vay dài hạn đến hạn bằng tiền từ HĐKD và hệ số khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn bằng tiền từ HĐKD.

Tùy thuộc vào mục đích thực hiện nhận diện rủi ro tài chính của doanh nghiệp, tài liệu cung cấp thông tin để xác định các hệ số tài chính có thể là báo cáo tài chính của kỳ quá khứ, hiện tại hoặc kỳ tương lai.

Bước thứ ba, đánh giá mức độ hài lòng về các hệ số tài chính trong mô hình nhận diện rủi ro tài chính. Dưới góc độ quản trị tài chính doanh nghiệp, “khẩu vị” rủi ro luôn là nhân tố được xem xét đến khi ra quyết định tài chính, vì vậy, việc thực hiện nhận diện rủi ro tài chính không chỉ dựa vào phân tích các hệ số tài chính mà còn phải tham khảo ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của nhà quản trị.

Phương pháp so sánh được sử dụng chính ở bước này, nhà quản trị tài chính sẽ tổ chức thực hiện đánh giá lần lượt từng hệ số tài chính đã xác định được ở bước 2 căn cứ vào tiêu chuẩn thiết lập ở bước 1.

Đối tượng tham gia đánh giá mức độ hài lòng về các hệ số tài chính tùy vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, có thể thành lập hội đồng đánh giá bao gồm: đại diện chủ sở hữu (hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên,…), giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, kế toán trưởng, các quản trị tài chính viên trực tiếp thực hiện mảng quyết định nguồn tài trợ,…

Các mức độ đánh giá về sự hài lòng đối với các hệ số tài chính có thể được xây dựng theo thang đo Likert, bao gồm 5 mức độ như sau: Rất hài lòng, Hài lòng, Không ý kiến, Không hài lòng và Rất không hài lòng (xem bảng 4.1).

Bảng 4.1: Đánh giá mức độ hài lòng đối với các hệ số tài chính

Chỉ tiêu Rất hài

lòng

Hài lòng

Không ý kiến

Không hài lòng

Rất không hài lòng Mức tác động của nợ đến lợi nhuận

dành cho chủ sở hữu 5 4 3 2 1

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 5 4 3 2 1

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 5 4 3 2 1

Hệ số khả năng thanh toán nợ vay

dài hạn đến hạn bằng tiền từ HĐKD 5 4 3 2 1

Hệ số khả năng thanh toán nợ vay

ngắn hạn bằng tiền từ HĐKD 5 4 3 2 1

91

Bước thứ tư, nhận diện rủi ro tài chính. Bước này sẽ được thực hiện được trên cơ sở kết quả tổng hợp đánh giá ở bước 3, cho biết mức độ hài lòng đối với từng biểu hiện của rủi ro tài chính.

Ngoài ra, nhận diện rủi ro tài chính trong doanh nghiệp cần phải xem xét, đánh giá được yếu tố xác suất xảy ra và mức độ phát sinh tổn thất nếu rủi ro xảy ra; điều này hướng đến mục tiêu cung cấp thông tin hữu ích trong việc đề xuất biện pháp kiểm soát và hạn chế phát sinh rủi ro. Nội dung này có thể được thực hiện theo phương pháp chấm điểm của các cá nhân và bộ phận liên quan, theo đó, các doanh nghiệp có thể áp dụng thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá xác suất xảy ra rủi ro và thang điểm từ 1 đến 9 khi đánh mức độ phát sinh tổn thất nếu rủi ro xảy ra.

Doanh nghiệp có thể sử dụng thang điểm từ 0 đến 10 để làm căn cứ đánh giá khả năng xảy ra rủi ro tài chính theo quy ước như sau:

0 Khả năng xảy ra rủi ro 10

- Mức điểm 10 dành cho đánh giá chắc chắn xảy ra rủi ro.

- Mức điểm 0 dành cho đánh giá chắc chắn không xảy ra rủi ro.

- Từ điểm 1 đến 9 dành cho đánh giá có thể xảy ra hoặc không xảy ra rủi ro, điểm cụ thể tùy theo cảm nhận của người được khảo sát.

Sau khi thu thập thông tin điểm số đánh giá khả năng xảy ra rủi ro tài chính bằng phương pháp khảo sát theo thang điểm 0 đến 10, doanh nghiệp sẽ tính điểm trung bình cộng giản đơn hoặc trung bình cộng có trọng số (nếu mức độ tin cậy vào năng lực chuyên môn, kỹ năng và thái độ của người được khảo sát khác nhau).

Tiếp theo, doanh nghiệp tổ chức đánh giá mức tác động của rủi ro theo thang điểm từ 1 đến 9 với quy ước như sau:

1 Mức độ phát sinh tổn thất nếu xảy ra rủi ro 9

- Mức điểm 9 dành cho đánh giá mức độ tổn thất rất cao, rất đáng kể.

- Mức điểm 5 dành cho đánh giá mức độ tổn thất vừa phải.

- Mức điểm 1 dành cho đánh giá mức độ tổn thất rất thấp, rất không đáng kể.

- Từ điểm 2 đến 4 dành cho đánh giá mức độ tổn thất thấp, mức cụ thể nằm về phía vừa phải hay về phía rất thấp tùy dự báo của người được khảo sát

92

- Từ điểm 6 đến 8 dành cho đánh giá mức độ tổn thất cao, mức cụ thể nằm về phía vừa phải hay về phía rất cao tùy dự báo của người được khảo sát

Sau khi thu thập thông tin điểm số đánh giá mức độ tổn thất phát sinh nếu xảy ra rủi ro bằng cách cho điểm từ 1 đến 9, doanh nghiệp sẽ tính điểm trung bình cộng giản đơn hoặc trung bình cộng có trọng số (nếu mức độ tin cậy vào năng lực chuyên môn, kỹ năng và thái độ của người được khảo sát khác nhau).

Cuối cùng, dựa vào mức điểm trung bình, những kết hợp khác nhau giữa khả năng xảy ra và mức độ tổn thất nếu xảy ra đối với từng biểu hiện của rủi ro tài chính sẽ xác định vị trí trên ma trận mô phỏng theo gợi ý tại hình 4.2.

Hình 4.2: Các trường hợp của từng biểu hiện rủi ro tài chính

Bước thứ năm, kết luận từng biểu hiện của rủi ro tài chính và có thể gợi ý, đề xuất biện pháp kiểm soát. Doanh nghiệp thực hiện bước này dựa vào vị trí đã xác định ở bước 4 đối với từng biểu hiện của rủi ro tài chính, đây là cơ sơ quan trọng cho việc định hướng các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro tài chính.

(1) Ít khả năng xảy rủi ro, nhưng nếu xảy ra rủi ro thì tổn

thất sẽ cao

(3) Ít khả năng xảy ra rủi ro, nếu có xảy ra thì tổn thất cũng

không lớn

(2) Dễ xảy ra rủi ro và dẫn đến phát sinh tổn thất ở mức

cao

(4) Dễ xảy ra rủi ro nhưng tổn thất thấp, có thể kiểm soát để ít

tổn thất Mức

độ rủi ro

Xác suất xảy ra 0

93

Một phần của tài liệu Cơ cấu vốn và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)