Hôn nhân và gia đình của người Nùng 1. Tục Kết Tồng của người Nùng

Một phần của tài liệu Văn hóa tộc người Nng.doc (Trang 25 - 30)

Người Nùng còn có tục “Kết Tồng”. Tục Kết Tồng không chỉ có ở người Nùng mà còn có ở người Tày, người Mông…nhưng ở người Nùng, người Tày thì phong tục giống nhau hoàn toàn. Đây là một phong tục đẹp giàu tính nhân ái, giúp đỡ nhau, coi trọng nhau trên cơ sở một kiểu quan hệ họ hàng mới, đôi khi còn gắn bó thắm thiết hơn cả họ hàng. Tính nhân văn trong quan hệ kết bạn này cũng có ở người Kinh và nhiều dân tộc khác nhưng không đâu đậm nét như ở người Nùng, người Tày. “Tồng” tiếng Nùng, Tày có nghĩa là hợp nhau, giống nhau. Hai người bạn giống nhau ở nhiều điểm, tâm đầu, ý hợp, có thể sống chết cùng nhau thì kết Tồng. Kết Tồng đối với cả trai và gái từ 18 tuổi trở lên. Trai kết Tồng trai, gái kết Tồng gái. Tục kết Tồng cho phép thanh niên tìm bạn trên những cơ sở sau. Bạn

Tồng cùng tuổi, cùng năm sinh; Bạn Tồng cùng cảnh ngộ; Bạn Tồng có sự trùng tên; Bạn Tồng cùng nghề nghiệp; Bạn Tồng cùng sở thích. Thường thì hai người bạn đi lại tìm hiểu nhau kĩ lưỡng, thấy có những điểm giống như tục lệ cho phép, họ tâm sự cùng nhau đến nhà nhau để biết rõ cha mẹ, anh em họ hàng nội ngoại của nhau. Một thời gian hai người đã hợp nhau đã hiểu biết hết về bố mẹ, con cái của nhau họ sẽ chuẩn bị làm lễ kết Tồng. Mỗi người chỉ kết Tồng tối đa với hai người, song thường chỉ có một và sẽ là bạn Tồng suốt đời. Người ta có thể có nhiều bạn, có thể thân nhưng không phải là bạn Tồng. Hai bạn kết Tồng sẽ qua buổi lễ chính thức ở nhà mình và ở nhà bạn. Buổi lễ thường có mặt cha mẹ, ông bà, chú bác, họ hàng tham dự và chứng kiến, họ cùng làm một bữa cỗ thịnh soạn để những người chứng kiến cùng ăn. Như vậy, đôi bạn Tồng đã coi nhau là ruột thịt, họ hàng cha mẹ, ông bà…của những người này cũng như họ hàng cha mẹ, ông bà của người kia, vợ hoặc chồng của hai bên được quý trọng hết mức. Những đứa con tuỳ theo tuổi mà gọi nhau theo lễ anh em, coi nhau như một nhà. Kể từ lễ kết nghĩa, họ qua lại nhà nhau, giúp nhau tất cả những công việc nhà cửa, giỗ Tết, cưới hỏi…tiền của gạo nước, vui buồn họ san sẻ cùng nhau. Cưới xin họ cùng lo toan, tang ma họ cùng để trở. Cả việc vui, việc buồn trong quan hệ họ hàng, họ cùng chia sẻ, gánh vác. Nghĩa tình của bạn Tồng này còn được duy trì đến đời con, cháu, chắt.

2.7.2. Lễ ướm hỏi (Lễ dặm)

Tông lễ ướm hỏi của người Nùng Sín, nhà trai tìm một bà mối đứng tuổi đến nhà gái tham hỏi và tìm hiểu mọi mặt về cô gái, đồng thời giới thiệu chàng trai và gia đình anh ta. Còn người Nùng An thì tìm một bà cô trong họ thay mặt nhà trai mang lễ vật gồm hai mươi lá trầu, một cây võ, một cân đường đựng trong một cái dỏ tre, tới nhà gái chạm ngõ. Lễ này chỉ tiến hành vào những này chẵn (theo lịch âm) và kiêng những ngày không hay (Hươu giác, cú kêu…). Nếu được ưng thuận,

mẹ cô gái đặt lễ vật lên bàn thờ tổ tiên. Sau ba ngày, bà mối quay trở lại nhà gái lấy lá số của cô gái.

Nhận lá số xong, nhà trai nhờ thầy mo so mệnh của hai người xem có hợp nhau không. Khi so mệnh, cũng chọn ngày lành tháng tốt và phải kiêng cử. Người Nùng Phàn Slình cho rằng: trên đường đi gặp rắn là tốt, gặp tiếng tu hú kêu, gặp đàn bà đang gội đầu là không tốt. Người ta làm lễ mừng lá số nếu hợp nhau.

Sau khi nhà trai xem số thấy hợp nhau, người Nùng An mang lễ vật gồm hai cân thịt, một lít rượu mang sang nhà gái báo kết quả. Nhà gái chỉ nhận lời đính hôn sau khi hỏi ý kiến của họ hàng, nhất là cậu của cô gái.

2.7.3. Lễ ăn hỏi

Thường vào buổi tối, người Nùng Lòi nhờ ông mối cùng anh em họ hàng mang lễ vật gồm 100 bánh dầy, một đôi gà thiến, 1 cân thịt lợn, 1 lít rượu sang nhà gái để làm lễ ăn hỏi. Sau khi làm lễ, hai gia đình chính thức coi nhau là thông gia. Còn ở người Nùng An thì ông mối cùng em bé khoảng 12 – 13 tuổi mang một đôi gà thiến, 6 cân thịt lợn, 2 chai rượu, 10 ống gạo nếp sang nhà gái. Nhà gái dùng lễ vật cúng gia tiên. Sau bữa cơm, đại diện hai họ bàn bạc về đồ sính lễ và các nghi thức tiếp theo.

Sau lễ ăn hỏi vào khoảng 2 – 3 năm sau nhà trai tổ chức lễ cưới chính thức.

Trong các dịp tết, nhà trai phải mang quà tới nhà gái. Thường lệ nộp êu tết mỗi năm hai lần kéo dài cho tới khi cưới chính thức.

2.7.4. Lễ cưới

Từ tháng 7 – 8 đến tháng 2 âm lịch năm sau là thời gian thích hợp cho việc cưới xin. Người ta cho rằng, nếu sáng hôm cưới có mưa phùn, chiều hửng nắng, thì sau này đôi trai gái sẽ ăn nên làm ra, còn nếu ngày đó có sấm sét thì điều rủi ro có thể xảy ra.

Trước ngày cưới, nhà trai phải nộp đồ sính lễ như đã thỏa thuận với nhà gái. Đồ sính lễ nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng kinh tế của từng gia đình và phẩm chất của người con gái. Lễ vật thường là gạo nếp, gạo tẻ, lợn, gà, rượu, vải vóc, tiền mặt. Đặc biệt phải có một số vải tặng mẹ vợ để biết ơn công nuôi dưỡng. Theo tục lệ người Nùng Cháo, nếu anh chị cô dâu chưa có gia đình riêng, em rể phải biếu mỗi người một con dao phát và một cân thịt lợn. Còn chú rể người Nùng Phàn Slình chỉ biếu chị vợ một chiếc khăn lụa, gọi là quà xin phép chị cho em đi lấy chồng. Chú rể người Nùng lòi biếu chị vợ một mảnh vải và lạy tổ tiên nhà gái.

Thông thường thì lễ cưới được tiến hành trong hai ngày: ngày đầu tổ chức tại nhà gái, còn ngày thứ hai tổ chức ở nhà trai. Dẫn đầu đoàn rước dâu người Nùng Cháo là ông mối, tiếp đến là chú rễ, phù rể, một côn đón, hai thanh niên khiêng lợn quay, một bé trai gánh xôi, một bé gái gánh tám con gà thiến, một con gà luộc, một dải lụa hồng và một manht vải. Khi từ nhà ra đi, không ai được giẫm chân vào bậc cửa nhà mình. Trước khi khởi hành phải đốt pháo. Đoàn đón dâu ở người Nùng Lòi có ông mối, chàng rể, một phù rể, một thiếu nữ và một bé gái 12 – 13 tuổi. Lễ vật gồm có: xôi, hai gà thiến, hai cây nến và tờ lộc mệnh của cô dâu đính trên mảnh vải đen. Lễ vật thì nhà gái đặt lên bàn thờ tổ tiên, còn tờ số đặt trên bàn thờ mụ của cô gái.

Ở vùng Nùng Cháo, khi đoàn đón dâu tới đầu bản thì gặp bọn trẻ chăn trâu chăng dây ngăn đường, và chỉ khi nhận được tiền “xin”, bọn trẻ mới mở đường.

Gần tới nhà gái, người Nùng Lòi thường đốt pháo để nhà gái biết trước mà chuẩn bị. Tới nhà gái, đàn ông trong đoàn đón ngồi ở gian ngoài dành cho đàn ông, còn cô đón và bé gái gánh sính lễ thì vào gian dành cho phụ nữ.

Sau mỗi lúc ngồi nghỉ uống nước, người ta tiến hành lễ trình tổ tiên. Đây là lúc họ hàng nhà gái tập trung để xem mặt chú rể. Ở người Nùng Lòi, thầy đón và thầy đưa đứng trước bàn thờ, ở giữa là chú rể. Sau khi đã châm hai cây nến lên bàn thờ,

thầy đưa trao cho thầy đón một khay nhỏ có hai chén rượu. Thầy đón nhận chén rượu rồi thông báo cho nhà gái biết giờ rước dâu, còn chú rể đứng chắp tay trước ngực lễ hai lần. Lễ trình tổ tiên nhà gái là một nghi thức bắt buộc của các đám cưới.

Những người thân của hai họ nội ngoại cô dâu ngồi thành hai hàng trước bàn thờ tổ theo giới và thứ bậc. Chú rể lễ và mời trầu cau (hoặc rượu) từng người. Mọi người đều mừng tiền cho chú rể.

Thành phần đoàn đưa dâu chủ yếu là phụ nữ. Ở người Nùng An gồm có “bà đưa”, cô dâu và bà đưa. Khi ra đi, bà đưa đi trước, cô dâu đi giữa rồi đến hai phù dâu. Đoàn đi được một đoạn thì gặp “ông cậu” khởi hành, mang theo số hương đủ để thắp dọc đường tới nhà trai. Còn ở người Nùng Lòi, những người gánh đồ đi trước, tiếp đến là hai cô đón, cô dâu đi giữa hai phù dâu, bà đưa, ông đón, ông đưa.

Về nhà chồng, cô dâu mặc trang phục cưới được dệt may rất đẹp, có hoa văn trang trí ở cạp váy, cổ và hai ống tay áo, đeo khuyên bạc, vòng bạc. Trong khi đó, cô dâu và phù dâu mặc đồ giống nhau. Trên đường về nhà trai đoàn phải thực hiện một số nghi lễ nhất định. Gặp cầu thì cô dâu Nùng Lòi đến đặt chiếc khăn ở đầu cầu bên kia. Nếu gặp đám cưới khác đi ngược chiều thì hai cô dâu Nùng Cháo đổi khăn, nón hoặc dép cho nhau. Đi qua những chổ thiêng, cô dâu Nùng Lòi che ô lên đầu và thẳng đường mà bước. Cô dâu luôn mang theo mình cái kéo để chống các loại tà ma.

Người ta làm lễ “tẩy uế” cho cô dâu khi đến nhà chồng. Khi cô dâu Nùng An tới cửa nhà trai, chú (bác) chú rể vảy vài giọt nước lá bưởi vào chân cô dâu. Người Nùng Lòi thì để sẳn một chậu nước lá bưởi ở gần cửa chính, khi cô dâu bước tới, bác gái chú rể cầm nắm hương đang cháy khua lên mặt chậu nước. Đến giờ định trước, bà đưa dẫn cô dâu ra lễ tổ tiên và họ hàng bên chồng. Những người được lễ đều mừng tiền cho cô dâu. Trong lễ cưới của người Nùng An, nhà trai còn phải trả một khoản tiền tạ ơn cho những người đi đón dâu và đưa dâu cùng gia đình.

2.7.5. Lễ lại mặt

Sau khi cưới ba ngày thì tiến hành lễ lại mặt. Ở người Nùng Cháo, khi cặp vợ chồng trẻ về thăm bố mẹ vợ có đem theo đôi gà trống, hai cân thịt, hai lít rượu, một của xôi, chè, thuốc. Cùng đi với họ còn có bố và anh em họ hàng của chú rể. Chú rể ở lại nhà vợ một ngày để đi thăm hỏi và nhận mặt họ hàng bên vợ. Lễ lại mặt của người Nùng Lòi có một gánh xôi, một con gà luộc, hai cân thịt lợn, một lít rượu. Số lễ vật này sau khi lạy tổ tiên, gia đình nhà gái biếu lại nhà trai nửa gánh xôi và rượu, con gà liền đầu. Khi trở về, cô dâu thường gánh cho anh em họ hàng nhà chồng mỗi nhà một gánh nước.

Một phần của tài liệu Văn hóa tộc người Nng.doc (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w