Trí tuệ thuộc lĩnh vực hoạt động thần kinh cấp cao của con người, nó liên quan đến cả tinh thần và thể chất. Việc nghiên cứu trí tuệ đòi hỏi phải có sự tham gia của các nhà tâm lí học, sinh lí học, toán học và các nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác nữa.
Trí tuệ của học sinh được đánh giá bởi các chỉ số IQ và mức trí tuệ.
Theo một số tác giả thì sự phát triển trí tuệ của học sinh liên quan chặt chẽ với sự phát triển của của bộ não, trong đó đáng kể nhất là vùng wernicke, thùy trước trán vỏ não và các đường liên hệ đồi thị - vỏ não [14].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, sự phân bố của các đối tượng theo chỉ số IQ ở dạng phân phối chuẩn, trong đó số học sinh có chỉ số IQ ở mức trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất. Số học sinh có chỉ số IQ cao tăng dần theo tuổi và số học sinh có chỉ số IQ thấp giảm dần theo lớp tuổi. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả [34], [47]. Sự chênh lệch chỉ số IQ của học sinh ở các độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi không lớn (p> 0,05). Điều này chứng tỏ, đã có sự ổn định một cách tương đối trong hoạt của động thần kinh của học sinh ở lớp tuổi 12 đến 15. Nhận xét này phù hợp
với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác [34], [47]. Ở cùng một độ tuổi, chỉ số IQ của học sinh nam và học sinh nữ là khác nhau nhưng mức chênh lệch không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này chứng tỏ, không có sự khác biệt rõ về năng lực trí tuệ giữa học sinh nam và học sinh nữ.
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan trên đối tượng học sinh ở quận Cầu Giấy - Hà Nội [47], cho thấy, năng lực thí tuệ của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Điều này có thể giải thích là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh tại vùng nông thôn, nơi mà các điều kiện về kinh tế, xã hội và trình độ dân trí còn thấp. Vì vậy điều kiện sống của các em chưa được tốt, sự quan tâm đến phương pháp nuôi dạy trẻ của cha mẹ còn hạn chế, môi trường học tập của các em không thể tốt như ở những nơi trung tâm. Điều này chứng tỏ, sự phát triển trí tuệ của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có ảnh hưởng của điều kiện sống.
Qua qúa trình nghiên cứu chúng tôi cũng thấy, sự thay đổi chỉ số IQ có liên quan đến khả năng ghi nhớ và chú ý của học sinh từ 12-15 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tập trung và độ chính xác chú ý tăng dần cùng chỉ số IQ của học sinh từ 12 lên 15 tuổi. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có sự tăng khả năng ghi nhớ ngắn hạn thị giác và thính giác cùng chỉ số IQ từ lớp tuổi 12 đến lớp tuổi 15. Trí nhớ của học sinh nữ cao hơn của học sinh nam ở tất cả các nhóm đối tượng và có ý nghĩa thống kê. Kết quả này là hợp lý vì trí nhớ phụ thuộc vào khả năng tập trung chú ý của học sinh, nếu khả năng chú ý giảm thì trí nhớ sẽ giảm.
So sánh khả năng chú ý, khả năng ghi nhớ của học sinh nam và nữ cùng độ tuổi khác nhau, ở nữ cao hơn nam cùng độ tuổi là do trong giai đoạn tuổi dậy thì ở học sinh nữ thường tập trung chú ý cao hơn, cẩn thận tỉ mỉ hơn học sinh nam [79].
Như vậy, các chỉ số về sinh lý thần kinh cấp cao ở tuổi dậy thì của học sinh THCS vùng Công giáo huyện Kim Sơn tăng dần qua các độ tuổi từ 12 đến 15. Sự gia tăng các chỉ số này ở nữ cao hơn ở nam, đặc điểm này liên quan đến sự dậy thì chính thức của nữ sớm hơn nam và chiếm tỷ lệ cao hơn.
4.2.2. Các chỉ số về trạng thái cảm xúc và chỉ số vƣợt khó.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trạng thái cảm xúc của học sinh THCS vùng Công giáo huyện Kim Sơn, ở học sinh nam tăng dần từ 12 – 15 tuổi, còn ở học sinh nữ thì tăng không đều, thậm chí đến tuổi 15 trạng thái cảm xúc của các em giảm đột ngột (6,89 điểm). Sự khác biệt về trạng thái cảm xúc giữa học sinh nam và nữ đều có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Như chúng ta đã biết cảm xúc là một hiện tượng tâm- sinh lý phức tạp.
Trong quá trình phát triển cá thể, nội dung biểu hiện cảm xúc của con người tuỳ thuộc vào đời sống cá nhân và xã hội. Nó là sản phẩm hoạt động của hệ thần kinh. Trạng thái cảm xúc sẽ thay đổi theo mức độ phát triển và hoàn chỉnh hoá của hệ thần kinh. Tuy nhiên, trong một thời điểm nhất định, trạng thái cảm xúc phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng thoả mãn nhu cầu của từng cá thể. Do vậy học sinh có tình trạng sức khoẻ, vốn tri thức khác nhau sẽ có các trạng thái cảm xúc không giống nhau. Trong nghiên cứu này vì học sinh thuộc các độ tuổi khác nhau và ở mức độ khác nhau của tuổi dậy thì giữa học sinh nam và học sinh nữ nên có các nhu cầu và khả năng thoả mãn nhu cầu khác nhau. Đặc biệt ở học sinh nữ, tâm lý e ngại, lo lắng về các biểu hiện của tuổi dậy thì đã là cho các em có điểm trạng thái cảm xúc thấp hơn các bạn nam cùng độ tuổi.
Cùng với trạng thái cảm xúc, khả năng vượt khó của học sinh là khả năng vượt qua trở ngại của cuộc sống để đạt được mục đích tốt hơn hay chính là thoả mãn nhu cầu của cá thể. Trong nghiên cứu này, chỉ số vượt khó của học sinh nam giảm dần qua các độ tuổi (độ tuổi 12 có điểm chỉ số vượt khó là
139,45 21,53 điểm đến độ tuổi 15 chỉ số vượt khó là 133,92 22,87 điểm), ở học sinh nữ tăng không đều qua các độ tuổi (độ tuổi 12 chỉ số vượt khó là 137,76 25,40 điểm và tăng dần lên độ tuổi 14 với 147,30 21,62 điểm , ở độ tuổi 15 chỉ số vượt khó lại giảm 7,04 điểm còn 140,26 17,33 điểm).
Sự khác biệt khả năng vượt khó giữa học sinh nam và nữ là do ở độ tuổi 12- 15 các em đang bước vào tuổi dậy thì, học sinh nữ các dấu hiệu dậy thì đã đến sớm hơn so với học sinh nam. Điều này đã ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em. Các em học sinh nữ cẩn thận, tỉ mỉ và chín chắn trong việc làm của mình còn các em học sinh nam có sức mạnh nhưng lại thiếu khả năng kiên trì và sức chịu đựng. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý này mà chúng ta cần có biện pháp giáo dục phù hợp giúp các em học sinh thể hiện hết tiềm năng của mình một cách tích cực để sớm đạt được mục tiêu giáo dục.