Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4. Lƣợc đồ tƣ duy
1.4.1. Khái niệm lƣợc đồ tƣ duy
Lược đồ tư duy cho ta một cách nhìn tổng quan về một vấn đề hay một lĩnh vực rộng lớn. Cho ta thấy rõ và kết nối những ý tưởng và thông tin tổng hợp. Đồng thời hiểu được các mối quan hệ chủ chốt, tập hợp số lượng lớn dữ liệu vào một chỗ. Có thể nói lược đồ tư duy cũng là một tấm bản đồ thể hiện quá trình tư duy về một vấn đề đặt ra.
Lược đồ tư duy có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung tâm, rồi nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm, và nối các nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai. Điều này giống như một cái cây trong thiên nhiên nối các nhánh tỏa ra từ thân của nó.
1.4.2. Phương pháp lập lược đồ tư duy
21
Một số hướng dẫn khi tạo lược đồ tư duy:
- Việc lập bản đồ tư duy được bắt đầu từ trung tâm với một hình ảnh của chủ đề.
- Cần sử dụng màu sắc, vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não.
- Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một.
- Cần bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
Với sự trợ giúp của CNTT việc tạo lược đồ tư duy được thực hiện nhanh chóng, trực quan hơn nhờ phần mềm Mindjet MindMannager.
1.4.3. Phần mềm Mindjet MindMannager
Giao diện phần mềm Mindjet MindMannager:
Khi mở chương trình, nhấn vào New để tạo sơ đồ mới. Bạn có thể chọn mẫu cố định hoặc tự do > OK. Nhập tên chủ đề vào ô Central Topic > ấn Enter để hoàn thành > ấn Enter lần nữa để lập ý nhánh trong ô Main Topic.
22
Trong ô này, bạn có thể nêu các ý nhỏ hơn bằng cách bấm chuột phải > Insert Subtopic.
Các nhánh có thể xóa và thêm dễ dàng. Ngoài ra, người dùng còn chèn được ghi chú, văn bản, hình ảnh, âm thanh, đường link trang web và tô màu sắc.
1.4.4. Ứng dụng bản đồ Mindmap trong học tập 1.4.4.1. Ứng dụng trong đọc sách
Đọc là tiếp thu ý của tác giả từ cuốn sách hoặc đọc là hấp thụ được từ ngữ trong sách. Từ “đọc” xứng đáng có một định nghĩa hoàn chỉnh hơn, như sau: Đọc là toàn bộ tương quan của cá nhân với thông tin mang ký hiệu và thường là khía cạnh trực quan của việc học.
Ví dụ: Bản đồ tư duy trong sách.
1.4.4.2. Ứng dụng trong ghi chép
Việc sử dụng lược đồ tư duy trong ghi chép sẽ giúp ta nhớ được những ý của việc ghi chép, có thể hiểu được những ý của bài học.
23
Từ hình ảnh trung tâm là vấn đề trọng tâm của những ý mà mình cần ghi chép, có thể là cây bút. Sau đó là các nhánh phụ gồm những ý liên quan đến những ý mình cần quan tâm. Nên sử dụng nhiều hình ảnh trong quá trình ghi chép sẽ giúp ta dễ nhớ hơn và giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn.
Ví dụ: Bản đồ tư duy trong ghi chép.
1.4.4.3. Ứng dụng trong thuyết trình
Phát biểu trước đông người chúng ta thể hiện 2 mặt: Ngôn ngữ cơ thể và tinh thần. Thật khó có thể tránh khỏi những sai lầm trước người nghe. Lược đồ tư duy sẽ giúp chúng ta thấy dễ dàng hơn để tập trung vào vấn đề chính, trình bày đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: Lược đồ tư duy trong thuyết trình.
24 1.4.4.4. Ứng dụng trong ôn tập, thi cử
Ta có thể lập lược đồ tư duy lên kế hoạch cho việc ôn tập, thi cử. Lược đồ tư duy này giúp người học thấy được hình ảnh khái quát hóa về hoạt động trong quá trình thi cử, sự phối hợp trong kế hoạch để đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: Lược đồ tư duy cho việc ôn tập, thi cử.
1.4.4.5. Ứng dụng trong nghiên cứu khoa học
25
Con người muốn làm khoa học phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là rèn luyện cách làm tự lực, có phương pháp làm việc từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
Ví dụ: Lược đồ tư duy trong nghiên cứu khoa học.
1.4.4.6. Lược đồ tư duy trong làm việc tổ nhóm
Một nhóm có thể làm việc chung và lập nên một lược đồ tư duy. Sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học nhóm phát huy được tính sáng tạo, tối đa khả năng của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể giải quyết hiệu quả các vấn đề. Lược đồ tư duy giúp cá nhân phát triển hoàn thiện hơn.
Ví dụ: Lược đồ tư duy trong làm việc tổ nhóm.
26
1.4.5. Nhận xét đánh giá về phương pháp [2]
Sử dụng lược đồ tư duy đem lại cho chúng ta những kết quả rõ rệt về mặt phương pháp làm việc và hoạt động tư duy. Thiết lập lược đồ tư duy giúp chúng ta nhận rõ:
- Ý chính của vấn đề: Ở trung tâm và xác định rõ hơn.
- Quan hệ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Các ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí gần với ý chính.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. Với việc sử dụng hình vẽ, màu sắc…
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
- Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính để thiết lập.
- Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện…)
- Là phương tiện cho học tập hay tìm hiểu sự kiện.
Với lược đồ tư duy, người ta có thể tìm ra gần như vô hạn số lượng ý tưởng và cùng một lúc sắp xếp lại các ý tưởng đó bên cạnh những ý tưởng liên hệ. Như vậy việc vận dụng chúng trong luyện tập giúp HS ghi nhớ tốt hơn trình bày kiến thức đầy đủ và nâng cao hiệu quả luyện tập.
27
1.5. Thực trạng sử dụng Grap và lƣợc đồ tƣ duy trong bài luyện tập ở THPT [6]
Hiện nay các GV đã có những nỗ lực đáng kể trong các giờ luyện tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Kết quả của sự cố gắng được thể hiện qua các kỳ thi. Tuy nhiên nhiều GV còn ngại nghiên cứu, coi tiết luyện tập chỉ mang tính nhắc lại bài cũ, chưa chú ý rèn luyện tư duy biện chứng nên tiết luyện tập thường trở thành tiết chữa bài tập.
Những PPDH mới có tác dụng tích cực trong giờ luyện tập như: Phương pháp Grap, lược đồ tư duy. Phương pháp Grap đã được áp dụng nhưng không thường xuyên. Việc xây dựng lược đồ tư duy bằng giấy bút màu hoặc có sự trợ giúp bằng công nghệ thông tin hầu như chưa được áp dụng ở trường phổ thông.
28