Chương 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp Grap, lược đồ tư duy và khả năng áp dụng chúng trong bài học luyện tập.
- Kiểm nghiệm tính phù hợp của hệ thống bài tập đã lựa chọn và xây dựng.
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm
- Thiết kế giáo án bài dạy thực nghiệm có sử dụng phương pháp Grap và xây dựng lược đồ tư duy luyện tập phần phi kim Hóa học 11 nâng cao.
- Lựa chọn xây dựng hệ thống bài tập dùng cho bài luyện tập.
- Liên hệ với trường THPT đã chọn làm địa bàn và đối tượng tiến hành thực nghiệm sư phạm.
- Đánh giá tính hiệu quả của phương pháp Grap và lược đồ tư duy trong bài học luyện tập.
- Kiểm tra đánh giá chất lượng giờ học trong thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả thực nghiệm bằng phương pháp sử dụng phần mềm excel.
3.3. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm
Tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Xuân Hòa với hai lớp có trình độ tương đương như nhau, số lượng HS bằng nhau và cùng GV dạy môn hóa. Tại lớp thực nghiệm dạy theo giáo án đề xuất trong khóa luận, lớp đối chứng dạy theo giáo án GV thường sử dụng. Kết quả giờ dạy được đánh giá bằng bài kiểm tra sau giờ học. Đề kiểm tra cho các lớp là như nhau.
Lớp dạy Sĩ số GV dạy
Lớp TN (11A1) 45
Doãn Thị Dinh
Lớp ĐC (11A4) 45
42
Tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Xuân Hòa trong năm học 2011 – 2012 theo phân phối chương trình lớp 11 THPT nâng cao của BGD – ĐT.
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành trao đổi về việc sử dụng PPDH theo Grap và lược đồ tư duy trong dạy học hóa học ở trường THPT với các GV có nhiều kinh nghiệm.
- Giảng dạy ở lớp TN và lớp ĐC:
+ Lớp ĐC: Tôi tiến hành dạy học bằng PPDH truyền thống, không sử dụng PPDH theo Grap và lược đồ tư duy.
+ Lớp TN: Tôi tiến hành dạy học theo PPDH theo Grap và lược đồ tư duy có kết hợp với các PPDH khác, khai thác các phương tiện dạy học như:
máy tính, máy chiếu, phiếu học tập…
- Nội dung thực nghiệm sư phạm:
Tôi tiến hành dạy thực nghiệm các bài sau:
Bài 13: Luyện tập “Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ”
Bài 17: Luyện tập “Tính chất của photpho và hợp chất của photpho”
Bài 24: Luyện tập “Tính chất của photpho, silic và hợp chất của chúng”
- Trao đổi trực tiếp với HS để thu thập ý kiến phản hồi về PPDH theo Grap và lược đồ tư duy.
- Thu thập điểm kiểm tra của 2 lớp trước thực nghiệm để xác định sự tương đương giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước khi thực nghiệm.
- Kiểm tra: Tôi cho HS ở lớp TN và ĐC cùng làm hai bài kiểm tra 1 tiết vào cuối chương. Bài kiểm tra số 1 (BKT1) thực hiện ở tiết 27 (chương nhóm nitơ) và bài kiểm tra số 2 (BKT2) thực hiện ở tiết 34 (chương nhóm cacbon). Đề kiểm tra được trình bày ở phụ lục 2.
- Chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10.
- Xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm.
43
Để xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm tôi tiến hành theo các bước sau:
+ Tính giá trị trung bình là điểm trung bình cộng các điểm số của từng nhóm bằng công thức trong phần mềm excel:
=Average (number1, number2, …)
+ Tính chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm: Lấy điểm trung bình của nhóm TN trừ đi điểm trung bình của nhóm ĐC: (a –b)
+ Tính độ lệch chuẩn thể hiện mức độ phân tán của dữ liệu theo công thức trong phần mềm excel:
=Stdev(number1, number 2, …)
+ Độ lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) là phép đo mức độ ảnh hưởng, cho biết độ lớn ảnh hưởng của tác động:
SMD = Trung bình thực nghiệm – Trung bình đối chứng Độ lệch chuẩn đối chứng
+ Kiểm tra xem chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm có khả năng xẩy ra ngẫu nhiên hay không. Sử dụng công thức tính giá trị p (p là xác suất xẩy ra ngẫu nhiên) trong phép kiểm chứng T-test ở phần mềm Excel:
p=ttest(array 1,array 2,tail,type)
Đuôi (tail) Dạng (type)
1: Đuôi đơn (giả thuyết có định hướng): nhập số 1 vào công thức.
2: Đuôi đôi (giả thuyết không có định hướng):
nhập số 2 vào công thức.
T- test độc lập:
- Biến đều (độ lệch chuẩn bằng nhau) nhập số 2 vào công thức
- Biến không đều: nhập số 3 vào công thức (lưu ý 90% các trường hợp là biến không đều, nhập số 3 vào công thức)
44
+ Kết luận chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm là có ý nghĩa hay không.
+ Đối chiếu kết quả giá trị p với bảng kiểm tra ý nghĩa của chênh lệch giá trị trung bình sau để rút ra kết luận:
Khi kết quả Chênh lệch giữa giá trị trung bình của 2bài kiểm tra
p ≤0,05
p >0,05
Có ý nghĩa
(chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên) không có ý nghĩa
(chênh lệch có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)
+ So sánh giá trị của mức độ ảnh hưởng với bảng tiêu chí Cohen:
Giá trị mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng
Trên 1,00 Rất lớn
0,80 đến 1,00 Lớn
0,50 đến 0,79 Trung bình
0,20 đến 0,49 Nhỏ
Dưới 0,20 Không đáng kể
+ So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm TN và nhóm ĐC, từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.
3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học phần phi kim - Hóa học 11 nâng cao, tôi tiến hành kiểm tra hai bài kiểm tra 1 tiết. Sau đó chấm bài theo đáp án đã xây dựng và thu được kết quả sau:
Bảng 3.5.1: Bảng tổng hợp phân loại kết quả điều tra học sinh qua các bài kiểm tra
45 Xếp
loại điểm
Trước TN
Sau TN
Bài kiểm tra số 1 Bài kiểm tra số 2
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
Số
HS % Số
HS % Số
HS % Số
HS % Số
HS % Số HS % 0-4
(yếu) 1 2,22 2 4,44 0 0 0 0 0 0 0 0
5-6
(TB) 6 13,33 6 13,34 2 4,44 6 13,33 2 4,45 6 13,33 7-8
(khá) 34 75,56 35 77,78 31 68,89 34 75,56 32 71.11 35 77,78 9-10
(giỏi) 4 8,89 2 4,44 12 26,67 5 11,11 11 24,44 4 8,89
Bảng 3.6.2. Kết quả điểm trung bình và giá trị p trước tác động
Thực nghiệm Đối chứng
Điểm TB trước tác động 7,4 7,29
p = 0,3177
p = 0,3177 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Bảng 3.6.3. Kết quả điểm trung bình và giá trị p sau tác động Đối chứng Thực nghiệm
ĐTB 7,411 8,044
Độ lệch chuẩn 0,821 0,7057
Giá trị p của T- test 8,712.10-5
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
0,771
46
Bảng 3.6.4. Điểm trung bình của hai lớp TN và đối chứng trước và sau thực nghiệm.
TN ĐC
Trước TĐ 7,4 7,29
Sau TĐ 7,411 8,044
Hình 1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của lớp TN và lớp ĐC
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm a. Về mặt định tính
- Nhận xét của giáo viên:
+ Các tiết dạy học sử dụng PPDH theo Grap và lược đồ tư duy đảm bảo theo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng, có tính chính xác, khoa học.
+ PPDH theo Grap và lược đồ tư duy có tính khả thi khi áp dụng trong quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông.
47
+ Các tiết học sử dụng PPDH theo Grap và lược đồ tư duy kích thích được hứng thú học tập của học sinh, đảm bảo học sinh nắm vững, hiểu sâu và nhớ kiến thức.
- Nhận xét với học sinh:
Khi tiến hành thực nghiệm, học sinh đã tỏ ra chăm chú hơn, sôi nổi hơn, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài hơn, không có hiện tượng chán nản, đối phó hay thụ động. Như vậy, việc học tập với học sinh đã trở thành niềm vui, có ý nghĩa hơn.
b. Về mặt định lượng
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC=
8,044 và kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,411.
Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,633. Điều đó cho thấy điểm trung bình cộng của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cộng cao hơn lớp đối chứng.
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p = 8,712.10-5< 0,001; cho thấy: Sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 8, 044 7, 411
0, 771
0,821 . Điều
đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng phương pháp Grap và lược đồ tư duy trong các giờ luyện tập đến điểm trung bình cộng học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Như vậy, giả thuyết của đề tài “Sử dụng phương pháp Grap và lược đồ tư duy tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong các giờ luyện tập phần phi kim - Hóa học 11 nâng cao” đã được kiểm chứng.